2 nghìn tỷ VNĐ đã quá xa với dân cày game Việt
Cột mốc đáng tự hào mà game online đạt được trong năm 2009 khó có khả năng quay lại trong năm 2010.
Năm 2009 có lẽ là năm GO phát triển mạnh nhất trong suốt chặng đường 8 năm của mình tại Việt Nam. Đây là năm số lượng game tăng lên một cách chóng mặt, các hoạt động lớn nhỏ liên tục được diễn ra. Trong năm 2009, game thuần Việt đầu tiên cũng ra đời. Thành công lớn của GO Việt trong năm này được ghi dấu bằng thành tích doanh thu toàn thị trường Việt đạt 109 triệu USD (hơn 2 nghìn tỷ VNĐ, số liệu theo Forbes). Và như thường lệ, tạp chí uy tín này đang sắp tiếp tục công bố số liệu năm 2010 và ngành GO Việt đang đứng trước nguy cơ “mất mốc” 100 triệu USD.
Tất nhiên, với một năm 2009 thành công như vậy, nhiều người kỳ vọng năm 2010 sẽ là một năm trưởng thành vượt bậc của GO Việt. Điều này được thể hiện qua sự kỳ vọng của game thủ, những khẳng định hứa hẹn của nhiều NPH cả lớn lẫn nhỏ về việc sẽ đưa những game mới ra mắt game thủ trong năm 2010, về các dự án “khủng” như Aion… Nhưng rút cục, tất cả đã trải qua một năm “ thảm hại” và nguy cơ mất mốc 100 triệu USD là hoàn toàn có thực.
2 nghìn tỷ VNĐ là điều không thể với GO Việt 2010.
GO Việt 2010 – năm thảm hại
GO Việt năm vừa qua vẫn xác lập nhiều kỷ lục nhưng đáng buồn đa số đều là các kỷ lục không lấy gì làm vui vẻ như: số lượng game đóng cửa nhiều nhất, game có “tuổi thọ” thấp nhất… Có lẽ trước năm nay, không ai có thể tưởng tượng mọi chuyện lại bi đát như vậy.
Sự “thảm hại” này đến phần nhiều do giai đoạn “đóng băng” trong hơn 6 tháng cuối năm con hổ và làn sóng “đánh game” mạnh mẽ trước đó. Chỉ trong 6 tháng này, đã có tới 17 game đóng cửa hoặc “tạm thời đóng cửa”. Điều đáng nói là trong số các game này, có những game vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
Hơn nữa, ngoài các game đã đóng cửa, các game còn tiếp tục được phát hành cũng chịu ảnh hưởng không hề nhỏ. Một số buộc phải cắt bỏ hoặc hạn chế một số nội dung “bạo lực”. Điều này đã làm lượng người và doanh thu các game này giảm đi không nhỏ.
Lượng game đóng cửa quá lớn.
Cũng trong giai đoạn 6 tháng cuối năm này, các hoạt động quảng bá game (bao gồm cả sự kiện outgame) bị ngừng hoàn toàn. Đây là lý do chính mà năm nay các game thủ của VTC Game và cộng đồng eSport không được tiếp tục tranh tài trong giải đấu VEC – giải đấu thường niên vào loại lớn nhất làng TTĐT nước nhà. Ngoài ra, các hoạt động lớn như trong giai đoạn cuối năm 2009 cũng không thể diễn ra.
Rõ ràng, trong hoàn cảnh không được quảng cáo, không được thu hút thêm game thủ bằng mọi cách, các NPH đã trải qua thời gian khó khăn nhất trong thời gian vừa qua.
Video đang HOT
Thêm các yếu tố ngoại cảnh
Ngoài yếu tố riêng xuất phát từ ngành game, những yếu tố ngoại cảnh khác cũng tác động nhiều khiến cho khả năng doanh thu GO Việt đạt được mốc 100 triệu USD là gần như bất khả thi.
Những yếu tố này là những điều mà người ta đang nhắc đến nhiều nhất trong những ngày đầu năm nay: Tỷ giá và lạm phát. Lạm phát, khi mọi thứ đều tăng giá khiến cho gamer phải chi nhiều tiền hơn cho cuộc sống và ít hơn cho giải trí. Đương nhiên, vì thế, doanh thu của GO gặp nhiều khó khăn.
Đồng tiền mất giá.
Về tỷ giá, ai cũng biết nguồn thu của các NPH đều là VNĐ trong khi số liệu Forbes thống kê và công bố được tính bằng USD. Trong năm vừa qua, tỷ giá đã tăng rất mạnh. Cụ thể, trong thời gian mà Forbes làm báo cáo năm 2009 (đầu năm 2010) tỷ giá là 18.500VNĐ/1 USD còn hiện nay tỷ giá là vào khoảng 21.500 VNĐ. Điều này có nghĩa là để đạt được mốc 109 triệu USD như năm 2009, GO Việt phải thu về số tiền tăng 15% so với năm ngoái. Đây là điều khó có thể thành hiện thực.
Do bản thân các doanh nghiệp
Đương nhiên yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng quá nhiều và là nhân tố chính tác động khiến cho GO Việt “thảm hại” trong năm vừa qua. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận được bản thân các doanh nghiệp cũng không làm tốt “nhiệm vụ” của mình.
Thực chất, năm 2010 các NPH vẫn có tới 6 tháng đầu năm để đưa game mới và có không ít cái tên đã ra mắt trong giai đoạn này (Kiếm Tiên, Tinh Võ, Thần Võ…). Nhưng do công tác phát hành chưa thật sự tốt, không có game nào trong số này giành được những thành công như mong muốn.
NPH vận hành game chưa tốt.
Ngoài ra, sự ảm đảm của GO Việt cũng đến một phần từ việc 2 NPH lớn nhất “phân tán sức lực” vào các ngành khác như web, social network,… Điều này khiến cho GO không được tập trung 100% sức lực và đương nhiên không thể có được thành công.
Và kết cục năm đầu tiên tăng trưởng “âm”
Với những yếu tố trên, việc GO đứng trước năm tăng trưởng âm đầu tiên ra mắt là hoàn toàn có thể (trong các năm trước, tốc độ tăng trưởng trung bình luôn cực kỳ cao). Tuy con số chính xác phải chờ khoảng 1, 2 tháng nữa Forbes mới chính thức công bố nhưng ở thời điểm này, ít nhất, chúng ta có thể khẳng định thị trường trò chơi trực tuyến nội địa sẽ mất đi tốc độ tăng trưởng khủng khiếp của mình.
Sau cơn mưa, trời lại sáng, hi vọng năm 2011 sẽ là một năm phát triển vượt bậc của GO Việt.
Theo PLXH
Những lỗi lầm mà dân cày Việt thường hay mắc phải
Tuy nhiên, một phần lỗi này cũng là do các NPH game đã tác động thêm vào.
Coi thuờng các NPH mới
Một trong những lỗi lầm dễ mắc phải của gamer Việt là ngay từ ban đầu, họ thường không mấy để tâm đến các sản phẩm được giới thiệu bởi các NPH bé, chưa có tên tuổi. Bên cạnh 3 ông lớn của làng game Việt là Vinagame, VTC và FPT thì chúng ta phải biết rằng, vẫn còn rất nhiều các NPH khác nữa với những sản phẩm chất lượng.
Đừng chạy theo cái bóng của NPH mà chúng ta cần phải nhìn đúng vào đúng bản chất của tựa game đó. Khi quyết định lựa chọn một game để chơi, hãy chịu khó tham khảo đánh giá của những game thủ đi trước hay chịu khó quan sát, xem xét tình hình, những biến động xung quanh mục tiêu mình định chọn chứ đừng chỉ nhìn vào tên của NPH mà đánh giá.
Phải biết rằng, các NPH mới, tuy chưa có tên tuổi nhưng họ lại thường có những con át chủ bài chiến lược, những bom tấn rất chất lượng về cả đồ họa lẫn gameplay phong phú, đặc sắc. Một số ví dụ đơn giản là hiện nay, cả Đại Gia và Đắc Kỷ đều đang là những webgame hút khách nhất Việt Nam.
Chụp mũ cho tất cả các game đều hút máu
Sự thật thì, vào thời điểm hiện tại, có rất nhiều tựa game thường được các NPH tung event chỉ với mục đích "hút máu" dân cày nhưng bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều GO quan tâm tới lợi ích đích thực của người chơi. Vào mỗi đợt event nhân dịp các sự kiện lớn trong năm, nhiều gamer thường hay ca thán: "Lại hút máu" nhưng nếu nhìn nhận một cách kĩ lưỡng, chưa chắc toàn bộ trong số chúng đều là để "moi tiền".
Bên cạnh đó, trong giới game online Việt, đâu phải lúc nào tiền cũng là nhân tố quyết định. "Một cánh én không thể làm nên mùa xuân", hiện tại, rất ít có những trường hợp 1 gamer với set đồ khủng có thể cùng lúc "cân" lại với khoàng 5, 6 đối thủ khác. Tiền là một lợi thế nhưng bên cạnh đó, nếu muốn chiến thắng, chúng ta cũng cần phải có được kinh nghiệm thực chiến cũng như sự am hiểu về cách PK hay toàn bộ những skill, chiêu thức của đối thủ.
La ó, mắng nhiếc NPH để yêu cầu thay đổi
Sẽ thật là vô nghĩa nếu chúng ta cứ dùng những lời lẽ thậm tệ để chỉ trích các NPH với những điều mà mình không hài lòng trong game. Phải biết rằng, phần lớn các game online trên thị trường Việt hiện tại đều là của nước ngoài sản xuất và mỗi khi phải thay đổi bất cứ yếu tố nào trong game, các NPH của ta đều phải nhận được sự đồng ý của công ty sản xuất ở nước ngoài.
Có thể thấy, vẫn còn có nhiều tính năng bất cập, gây ức chế cho game thủ Việt nhưng dù sao, chúng ta cũng không nên quá bức xúc để spam thành hàng loạt những topic kêu gào trên diễn đàn.
Đòi hỏi tính cân bằng trong game
Một số thành phần trong cộng đồng game - những game thủ luôn tự cho mình là pro thường có những than phiền về cái gọi là "tính cân bằng trong game". Họ thường phê phán các game online trong nước là thiếu cân bằng, gây ra cảm giác nhàm chán cho game thủ bởi kết quả trận đấu giữa hai nhân vật thường được biết trước khi bắt đầu trận đấu (dựa vào trang bị, đẳng cấp...).
Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết rằng cân bằng trong game online có nghĩa là các class không được quá mạnh hay quá yếu. Không thể có chuyện một class là vô đối hay một class quá yếu không có ai chơi. Sức mạnh của các class phải làm thật khéo để đảm bảo điều này. Hơn nữa, các class phải có tính khắc chế lẫn nhau. Điều đáng nói là có những game thủ một tay chơi game một tay vẫn "lên án" game bởi những điều trên.
Mất cảnh giác trước quảng cáo của NPH
Có lẽ, chúng ta cần phải xác định được tính xác thực giữa những gì mình được nghe, được nhìn thấy qua quảng cáo và đời thực. Trong game online cũng vậy, thường thường, khi quảng bá cho một tựa game sắp ra mắt của mình, các NPH thường ca tụng nó "lên tận mây xanh" với các trailer hoành tráng hay những bức ảnh in-game đẹp lung linh, mỹ mãn.
Tuy nhiên, hãy biết cảnh giác với những điều này để tránh rước phải những bực mình không đáng có. Đừng kì vọng quá nhiều để đôi khi, ta sẽ phải tự chuốc lấy sự hụt hẫng, khó chịu bởi những game online "thùng rỗng kêu to". Kiếm Tiên từng được ngợi ca là "cuộc cách mạng" trong giới game online Việt với thể loại 3D nhưng hiện tại, tựa game này đang dần lụi tàn và gần như sắp biến mất khỏi tấm bản đồ Việt khi lối chơi bị đánh giá quá nhàm chán.
Theo PLXH
Tại sao dân cày vẫn nên đảm bảo tốt kết quả học hành Nhiều khi, đảm bảo được kết quả học hành tốt lại là một biện pháp cày game gián tiếp đem về hiệu quả cực cao. Chuẩn bị cho tương lai sau này Xét cho cùng, chơi game online cũng chỉ là "ảo" và chúng ta vẫn cần phải có trách nhiệm với cuộc sống thực của mình. Ta dễ thấy, phần lớn game...