2 ngày, phạt 36 người đi bộ sai luật
Tin từ Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, trong 2 ngày 6 và 7/5, hưởng ứng chương trình “Tuần lễ An toàn cho người đi bộ lần thứ II” do Ủy ban ATGT Quốc gia phát động, đã có 36 người đi bộ bị xử phạt.
Trong đó, 6 người đi sai phần đường dành cho người đi bộ, 16 trường hợp qua đường không đúng vạch sơn, 14 người không theo đúng tín hiệu đèn giao thông.
Tại địa bàn Cầu Giấy và Ba Đình, trả lời chúng tôi, Trung tá Nguyễn Văn Đức, Đội trưởng Đội CSGT số 2, cho hay, Đội này cũng đã xử phạt được 6 trường hợp. Một trường hợp thấy đèn đỏ vẫn đi, 5 trường hợp còn lại đều đi không đúng phần đường, vạch sơn dành cho người đi bộ. Theo đó, những người này đã bị xử phạt mức 60 – 80 nghìn đồng.
Trung tá Đức cho biết, con số xử phạt này là rất ít mặc dù Đội 2 đã cử 2 tổ công tác tích cực kiểm tra, xử lý. Theo ông Đức, xử phạt người đi bộ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ông Đức cho hay, những trường hợp bị phạt nói trên đều rất tự giác xuất trình giấy tờ tùy thân và nộp tiền phạt. Còn một số trường hợp nói rằng không mang theo tiền nên lực lượng làm nhiềm vụ chỉ nhắc nhở rồi cho đi.
Video đang HOT
Vượt đèn đỏ, hai học sinh này bị kẹt giữa dòng phương tiện đông đúc (Ảnh: Văn Đức)
Trước đó, trong buổi phát động hưởng ứng tuần lễ an toàn cho người đi bộ, ông Nguyễn Hoàng Hiệp (Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia) nhấn mạnh, hành vi đi bộ không đúng quy định không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân mà còn ảnh hưởng đến người điều khiển phương tiện khác. Rất nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra khi các phương tiện phải tránh người đi bộ.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, hiện nay, Hà Nội có khoảng 20 cầu vượt bộ hành và các ban ngành sẽ tính toán xây thêm giúp người đi bộ sang đường thuận tiện hơn.
Nhưng ông Hiệp cũng thừa nhận, nhiều tuyến phố tại Hà Nội bị lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán gây không ít khó khăn cho người đi bộ. Trước đó, một cán bộ CSGT Hà Nội cũng cho biết, nguyên nhân khiến người đi bộ buộc phải vi phạm “không đi đúng phần đường quy định”, đi xuống lòng đường vì nhiều tuyến phố tại Hà Nội không có vỉa hè. Nhiều đoạn vỉa hè bị các gia đình có nhà mặt phố lấn chiếm mở hàng quán, làm bãi trông giữ xe. Nhiều đoạn bị hàng rong lấn chiếm. Có nơi, vỉa hè trước cổng UBND phường, Công an phường cũng được sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Điều 12. Nghị định 34 từ năm 2010 quy định: 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với người đi bộ có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi đúng phần đường quy định;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông. 2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy. 3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Riêng trong khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương, Điều 46 Nghị định 71 quy định: 1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với người đi bộ vi phạm:
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông. 2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ vi phạm:
a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
Theo 24h
CSGT kể cuộc rượt đuổi Việt kiều lái xe điên
Công an sẽ khởi tố người lái chiếc xe "điên" tội chống người thi hành công vụ.
Liên quan việc ông Nguyễn Văn Hùng, Việt kiều Mỹ lái xe tông vào xe cảnh sát để bỏ chạy làm náo loạn QL 20, ngày 2/5, Thượng tá Trần Tiến Đạt, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Đồng Nai, nói: "Công an tỉnh đang tạm giữ ông Hùng và Công an tỉnh Đồng Nai đã giao cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) củng cố hồ sơ để khởi tố ông Hùng về tội chống người thi hành công vụ".
Cũng theo ông Đạt, ông Hùng là Việt kiều nhưng vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam nên sẽ bị pháp luật Việt Nam xử lý nghiêm theo quy định.
Như chúng tôi đã thông tin, chiều 30/4, sau một chầu nhậu với nhóm bạn ở huyện Thống Nhất, ông Hùng lái ô tô bán tải 60C-027.62, hiệu Nissan lên TP Đà Lạt để du lịch. Khi đến Km 24 (QL 20) ông Hùng không dừng xe theo hiệu lệnh mà còn tông CSGT rồi bỏ chạy. Ngay lập tức, tổ CSGT dùng mô tô đặc chủng truy đuổi và điện báo cho tổ CSGT đang làm nhiệm vụ gần đó hỗ trợ.
Ông Hùng cù nhầy với CSGT khi bị dừng xe. Ảnh: DĐ
"Khi làm nhiệm vụ trên QL 20, tôi nhận tin báo qua bộ đàm của đồng đội liền ra đường chặn chiếc xe này. Khi phát hiện chiếc xe như mô tả, tôi ra tín hiệu dừng xe nhưng chiếc Nissan vẫn không giảm tốc độ. Tôi liền lên ô tô tuần tra truy đuổi. Phát hiện công an truy đuổi, tài xế chiếc Nissan càng cho xe chạy nhanh hơn. Trên đường chạy, chiếc xe "điên" liên tục lạng lách, đánh võng trên đường nên tôi không thể vượt qua được" - Trung úy Đỗ Huy Triệu, người trực tiếp truy đuổi chiếc xe "điên", kể.
"Thấy chiếc xe chạy zíc zắc với tốc độ cao có thể gây nguy hiểm cho người đi đường nên tôi điện báo cho người quen mang ô tô ra ngáng ngang đường để chặn chiếc xe, báo cho Công an huyện Định Quán hỗ trợ và gọi cho trạm thu phí trên QL 20 hạ barie. Khi thấy chiếc ô tô mà tôi huy động nằm ngang đường, tôi tưởng chiếc xe "điên" sẽ dừng lại nhưng không ngờ nó lao thẳng, làm chiếc xe cản đường quay ngang rồi chạy tiếp. Lợi dụng lúc chiếc xe "điên" tông xe ô tô bị giảm tốc độ, tôi vượt lên, ép chiếc xe "điên" vào lề. Lúc này mô tô truy đuổi của CSGT cũng kịp đến và Công an huyện Định Quán cũng có mặt nên chiếc xe "điên" mới chịu dừng lại. Tuy nhiên, chiếc xe "điên" vẫn chưa chịu thúc thủ mà lùi lại, tông vào mô tô đặc chủng của công an để tìm đường chạy tiếp. Anh em phải nổ súng cảnh cáo mới giữ được chiếc xe" - ông Triệu nói.
Theo một CSGT tỉnh Đồng Nai, khi nhận tin báo, trạm thu phí trên QL 20 ở cuối địa phận huyện Định Quán đã hạ barie, mang thùng phuy và một số vật cản khác để chặn xe "điên" nhưng chiếc xe chưa chạy đến trạm thì đã bị khống chế.
Việc ông Hùng quậy phá trên đường khi có "thần men hộ thể" không lạ với những người bạn của ông. Năm 2011, sau khi nhậu và va quẹt với một người đi đường ở quận 7, TP.HCM, ông Hùng cũng làm náo loạn giao thông khi bỏ chạy từ quận 7 về Đồng Nai. Vụ này, ông Hùng cũng tông thẳng vào barie của trạm thu phí xa lộ Hà Nội (QL 1A) và chỉ dừng khi "dính cứng ngắt" vào luồng xe kẹt ở ngã ba Tân Vạn (quận 9). Vụ này Công an TP.HCM đã phạt ông Hùng hơn 10 triệu đồng.
Theo 24h
Việt kiều "đua xe" với CSGT: Không lạ Ông Hùng nhảy ra ghế sau và cù nhầy với CSGT Việc ông Nguyễn Văn Hùng không chấp hành hiệu lệnh của CSGT không lạ với nhiều người. Liên quan việc ông Nguyễn Văn Hùng lái xe tông vào xe cảnh sát để bỏ chạy làm náo loạn QL 20, ngày 1/5, Công an huyện Định Quán (Đồng Nai) đã bàn giao ông...