2 ngày như cả nhiệm kỳ của Tổng thống Trump
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đang nhanh chóng thực hiện những chính sách mà ông đã cam kết trong chiến dịch tranh cử để ngay lập tức tạo dấu ấn sau khi trở lại Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania (Ảnh: Reuters).
Sự trở lại của ông Donald Trump lần này như lời nhắc nhở về lý do tại sao hàng triệu người Mỹ coi ông là một nhân vật đầy sức hút trong khi nhiều người khác lại thận trọng.
Ông Trump thể hiện sự cứng rắn trong vấn đề nhập cư, thông báo sẽ đầu tư 500 tỷ USD vào lĩnh vực công nghệ, yêu cầu đổi tên Vịnh Mexico thành Vịnh Mỹ, bác bỏ nhiều chính sách về sự đa dạng trong chính phủ liên bang, ban lệnh cấm TikTok trong thời gian ngắn, sa thải mọi người bằng các bài đăng trên mạng xã hội, tranh luận về việc mở rộng lãnh thổ, cảnh báo chiến tranh thương mại.
Chỉ trong vài ngày, ông Trump đã thực hiện nhiều cuộc trả lời phỏng vấn hơn người tiề.n nhiệm Joe Biden trong nhiều tháng.
Tuy nhiên, ông cũng gây tranh cãi khi ân xá cho hơn 1.500 người liên quan đến vụ bạo loạn tại quốc hội năm 2021 và trả đũa những người ch.ỉ tríc.h mình. Ông cũng đang cho phép nhiều hơn các vụ bắt giữ người nhập cư quanh khu vực trường học và nhà thờ.
Tất cả những điều đó được ông thực hiện chỉ trong vòng 2 ngày sau lễ nhậm chức.
Đạt được thành công ban đầu, thử thách vẫn ở phía trước
Hầu hết các nhiệm kỳ tổng thống mới đều bắt đầu bằng một loạt hành động, nhưng chủ yếu trong vòng 100 ngày đầu tiên, thay vì 100 giờ đầu tiên.
Đối với người ủng hộ ông, tất cả các động thái này tạo ra ấn tượng về những chiến thắng liên tục và việc ông giữ lời hứa. Hầu hết mọi người không quan tâm đến chính trị một cách quá kỹ càng, trong khi hình ảnh mà ông Trump xây dựng lại phủ kín trên các phương tiện truyền thông xã hội và các kênh tin tức.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là thành công ban đầu. Các cuộc khủng hoảng trong nước và quốc tế đang chờ đợi tân Tổng thống giải quyết. Việc ký hàng trăm sắc lệnh hành pháp là một chuyện nhưng thay đổi thực sự chỉ có thể được củng cố bằng cách thông qua luật, trong khi đó một số sắc lệnh của ông vẫn đang đối mặt thách thức từ tòa án.
Nhiệm vụ khó khăn mà ông phải đối mặt là làm cách nào để chương trình nghị sự của mình thực sự tạo ra những biến chuyển. Đang có 2 phương án được đảng Cộng hòa thảo luận: thông qua dự luật lớn hoặc sử dụng các phương tiện nhỏ hơn. Dù bằng cách nào, ông chưa thể có được sự đảm bảo từ Hạ viện.
Video đang HOT
Mặc dù vậy, 2 ngày đầu tiên đã tiết lộ một số xu hướng quan trọng trong nhiệm kỳ tổng thống mới của ông Trump.
Việc ban hành hàng loạt sắc lệnh ngay trong những giờ đầu của nhiệm kỳ cho thấy chính quyền mới của ông Trump đã có sự chuẩn bị chuyên nghiệp hơn nhiều so với nhiệm kỳ đầu tiên đầy hỗn loạn. Không giống những ngày đầu tiên nhậm chức lần trước, ông Trump biết mình muốn làm gì và làm như thế nào.
Chánh văn phòng mới của Nhà Trắng Susie Wiles góp phần quan trọng trong việc tổ chức chiến dịch tranh cử thành công giúp ông Trump. Có lẽ bà cũng đang làm điều tương tự ở Cánh Tây của Nhà Trắng.
Tìm kiếm thỏa thuận mọi nơi
Một trong những diễn biến đáng chú ý nhất kể từ khi ông Trump trở lại là những thông điệp công khai lặp đi lặp lại mà ông gửi tới Tổng thống Nga Vladimir Putin để thuyết phục ông thực hiện một thỏa thuận chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Kiev sẵn sàng đàm phán, ông Trump phát tín hiệu không loại trừ khả năng trừng phạt Nga nếu Moscow từ chối ngồi vào bàn đàm phán.
Ông cho biết chính quyền mới của Mỹ cũng đang xem xét vấn đề gửi vũ khí cho Ukraine, đồng thời nói thêm rằng Liên minh châu Âu (EU) nên hành động nhiều hơn để hỗ trợ Ukraine.
“Chúng tôi đang nói chuyện với Tổng thống Zelensky, chúng tôi sẽ sớm nói chuyện với Tổng thống Putin. Chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này”, ông nói.
Không có gì đảm bảo rằng Nga sẽ đồng ý chấm dứt xung đột, nhưng những nỗ lực của ông Trump nhằm tạo ra đòn bẩy để sớm diễn ra một cuộc đàm phán.
Trong khi đó, ông cũng gây sức ép với châu Âu và các nước láng giềng bằng cảnh báo tăng thuế quan, một chiến thuật đàm phán quen thuộc.
“Họ đối xử với chúng tôi rất, rất tệ. Vì vậy, họ sẽ phải chịu thuế quan”, ông nói.
Ngay sau khi nhậm chức, ông tuyên bố sẽ áp thuế nhập khẩu 25% với hàng hóa Mexico và Canada từ đầu tháng 2 “vì họ đã để lượng lớn người tràn qua biên giới”.
Ông cũng cân nhắc áp thuế 10% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, sớm nhất là vào ngày 1/2 với cáo buộc Bắc Kinh “đang tạo điều kiện cho chất gây nghiệ.n fentanyl tới Mexico và Canada”.
Tuần trước, ông Trump cho biết đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về fentanyl và thương mại.
Thuế quan tiếp tục được coi là lá bài quan trọng trong chiến thuật đàm phán của ông Trump nhằm đạt các mục tiêu về thương mại và an ninh biên giới.
Thực tế, kiểm soát nhập cư vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của chủ nhân Nhà Trắng. Trong chiến dịch tranh cử năm 2016 và 2024, ông Trump đều cam kết sẽ tiến hành chiến dịch trục xuất người nhập cư bất hợp pháp quy mô lớn.
Ngay sau khi nhậm chức hôm 20/1, ông đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở biên giới, cho phép sử dụng nguồn lực quân đội để kiểm soát dòng người nhập cư qua biên giới.
Bộ An ninh Nội địa Mỹ thông báo lực lượng biên phòng và kiểm soát di trú được quyền bắt người nhập cư trái phép ở các địa điểm nhạy cảm như nhà thờ, trường học.
Nỗi bất an xuyên Đại Tây Dương
Chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Donald Trump sau khi đắc cử chính là tới Pháp, nơi ông được Tổng thống Emmanuel Macron mời dự lễ mở cửa trở lại Nhà thờ Đức bà Paris.
Đối với chủ nhà, đây là sự kiện đối ngoại có nhiều ý nghĩa vào thời điểm uy tín của ông Macron đang sa sút trên cả trường quốc tế lẫn trong nước.
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump tại lễ nhậm chức ở Washington, DC ngày 20/1/2025. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Có thể nói ông Trump là khách mời được mong đợi nhất nhân sự kiện văn hóa quan trọng trên, cho thấy nhà lãnh đạo Pháp thực sự mong muốn sớm hàn gắn quan hệ với ông chủ mới của Nhà Trắng sau những căng thẳng trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump. Thậm chí vào ngày bầu cử tại Mỹ 5/11/2024, Tổng thống Macron đã không cần đợi kết quả cuối cùng được công bố để công nhận sự trở lại của ông Trump.
Trong số các nhà lãnh đạo châu Âu, Tổng thống Macron thuộc nhóm rất ít người từng làm việc với ông Trump trong nhiệm kỳ đầu của tỷ phú này. Khi đó, ông Macron đã nhiều lần cố gắng tác động đến lập trường của người đồng cấp, đặc biệt trong các vấn đề Trung Đông, Iran, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), chống biến đổi khí hậu hay thương mại. Nhưng tất cả đều không thành công và quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo đôi khi rơi vào tình trạng căng thẳng.
Ông Trump trở lại Nhà Trắng vào thời điểm Tổng thống Macron đang gặp rất nhiều khó khăn ở trong nước. Quyết định của ông giải tán quốc hội hồi tháng 6/2024 đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc và dai dẳng chưa từng có trong lịch sử Đệ ngũ Cộng hòa Pháp.
Chính phủ của Thủ tướng Francois Bayrou, chính phủ thứ tư kể từ khi ông Macron bắt đầu nhiệm kỳ hai, đang chật vật với các vấn đề cải cách và tài chính công, thậm chí cũng đứng trước nguy cơ bị bãi nhiệm như chính phủ tiề.n nhiệm.
Điều này đang làm suy yếu danh tiếng và năng lực hành động của Pháp ở nước ngoài, đặc biệt tại châu Phi, nơi nhiều nước đã yêu cầu quân đội Pháp phải rút quân. Trước những thách thức to lớn ở trong nước và quốc tế, Tổng thống Macron chắc chắn muốn có một sự khởi đầu mới êm đẹp với người đồng cấp ở Nhà Trắng sau lễ nhậm chức của nhà lãnh đạo này.
Nhìn chung, đại đa số người Pháp, khoảng 80% thuộc mọi tầng lớp dân chúng, có ấn tượng không thực sự khả quan về ông chủ thứ 47 của Nhà Trắng, đặc biệt với những người ủng hộ cánh tả và trung dung. Phần 20% còn lại nghĩ tốt về ông chủ yếu là những người ủng hộ phe cực hữu.
Mặc dù không thích tỷ phú Mỹ lên làm tổng thống, nhưng 85% người Pháp vẫn đán.h giá rằng sau lễ nhậm chức, ông Trump sẽ theo đuổi một chính sách đột phá cả ở trong và ngoài nước so với người tiề.n nhiệm Joe Biden. Những thay đổi này có thể liên quan tới quan hệ quốc tế, nền kinh tế toàn cầu, giải quyết chiến tranh Nga - Ukraine và xung đột ở Trung Đông, và đặc biệt là cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Người Pháp có sự chia rẽ rõ ràng trong nhận thức về vai trò của ông Trump đối với quan hệ giữa hai nước. Khoảng một nửa dân số, chủ yếu là cử tri của phe cánh tả và trung dung, cho rằng quan hệ giữa Mỹ và Pháp sẽ xấu đi sau khi ông Trump nhậm chức, trong khi chỉ khoảng 7% cho rằng mối quan hệ giữa hai nước sẽ được cải thiện. Trong khi đó, những người ủng hộ phe cực hữu cho rằng việc ông Trump vào Nhà Trắng sẽ không mang lại nhiều thay đổi trong quan hệ song phương.
Trên bình diện châu lục, cùng chung mong muốn với Tổng thống Pháp, nhưng hầu hết các nhà lãnh đạo khác ở Liên minh châu Âu (EU) đều dự cảm sự trở lại của tỷ phú đảng Cộng hòa không phải là điều gì tốt lành và sẽ không có gì lạ nếu trong quan hệ giữa Brussels và Washington lại xuất hiện một làn sóng căng thẳng như trước đây. Từ tăng thuế hải quan đến khả năng chấm dứt viện trợ quân sự cho Ukraine, chương trình nghị sự của Tổng thống Trump đang khiến cả châu Âu thấp thỏm.
Tổng thống Trump luôn coi Trung Quốc là đối thủ chính của Mỹ và tiếp theo chính là châu Âu mà ông có lần gọi là "Trung Quốc thu nhỏ". Cũng như đối với Trung Quốc, nhà lãnh đạo này không hài lòng về mức thâm hụt thương mại 240 tỷ USD với EU hiện nay, khi châu Âu luôn xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu từ Mỹ. Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trước tiên" và luôn đề cao chủ nghĩa bảo hộ, ông Trump muốn đảo ngược xu hướng bằng biện pháp áp thêm thuế hải quan đối với hàng hóa châu Âu từ 10 - 20%, khiến các nền kinh tế hàng đầu châu Âu không khỏi âu lo.
Ở chiều ngược lại, EU cũng có những công cụ trả đũa thuế hải quan, chẳng hạn áp phụ phí đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ như đã làm năm 2018, khi chính quyền của Tổng thống Trump tăng thuế hải quan đối với sắt và nhôm châu Âu. Nhưng một chiến tranh thương mại với Mỹ trong thời điểm hiện nay sẽ khiến kinh tế châu Âu vốn đang đình trệ càng suy yếu thêm trong bối cảnh các tranh chấp đang gia tăng với Trung Quốc.
Tuy không phải là nước xuất khẩu sang Mỹ nhiều như Đức, nhưng Pháp cũng thực sự có lý do để lo ngại về một mối quan hệ không êm đẹp với Washington. Nếu Mỹ áp thêm thuế hải quan như đã tuyên bố, các ngành có thế mạnh của Pháp như hàng không, hóa chất, rượu vang, rượu cognac và các loại rượu khác sẽ chịu ảnh hưởng lớn. Khi đó, mức trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ lịch sử 153 tỷ USD đạt được năm 2023 giữa Pháp và Mỹ sẽ chỉ còn là dĩ vãng.
Dù là đồng minh của Mỹ nhưng rõ ràng châu Âu không nhận được sự nể nang của ông chủ mới ở Nhà Trắng. Ngoài lĩnh vực thương mại, tỷ phú Trump cũng gây bất an trong lĩnh vực quân sự, khi ông tuyên bố rằng các thành viên NATO phải thực hiện nghĩa vụ đầu tư lớn hơn cho nền quốc phòng chung, chấm dứt việc dựa dẫm vào sự bảo trợ của Mỹ và vì vậy, phải nâng chi tiêu thậm chí lên 5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thay vì 2% như hiện nay. Đó là chưa kể đến viễn cảnh tiềm tàng rằng châu Âu phải tự mình đứng ra lo liệu cho Ukraine nếu Mỹ cắt đứt nguồn viện trợ quân sự chủ chốt cho Kiev.
Trong lĩnh vực kỹ thuật số, quan hệ xuyên Đại Tây Dương cũng có thể trở nên căng thẳng. Trong những năm gần đây, EU đã tăng cường kiểm duyệt các mạng xã hội bằng Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA) và hạn chế sự thống trị của các gã khổng lồ công nghệ bằng Đạo luật Thị trường kỹ thuật số (DMA). Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu nền tảng X và là người ủng hộ nhiệt thành Tổng thống Trump, đương nhiên không hoan nghênh các luật này. Giới quan sát đang "chờ xem" Washington có thể cản trở việc áp dụng các quy tắc của châu Âu đến mức nào và tỷ phú Musk có ảnh hưởng trong vấn đề này ra sao.
Tại hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu tháng 11/2024, Tổng thống Macron đã khẳng định rằng "châu Âu phải quyết định cùng lúc bảo vệ lợi ích của mỗi quốc gia và của cả khối thống nhất, phải tin vào chủ quyền và quyền tự chủ chiến lược của chính mình, rằng châu Âu không được "ủy thác nền kinh tế, các lựa chọn công nghệ hoặc an ninh của mình cho một cường quốc khác".
Tóm lại theo ông, đã đến lúc châu Âu cuối cùng cũng phải trưởng thành và tin vào sức mạnh của chính mình. Và bất luận ra sao, EU cần tuân theo một lộ trình mạnh mẽ và quyết đoán hơn. Nhưng đứng trước một Tổng thống Trump khó đoán định, nói vẫn dễ hơn làm, nhất là với một châu Âu chưa bao giờ dễ dàng tìm được tiếng nói chung trong mọi vấn đề then chốt.
Đán.h giá về sự kiện Tổng thống Trump nhậm chức, báo điện tử 20minutes.fr cho rằng không chỉ là một buổi lễ đơn thuần mà ngày 20/1 là một sự kiện toàn cầu. Các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy được mời, trong khi lại thiếu vắng rất đáng chú ý các đồng minh lịch sử và Tổng thống Trump đã có một hành động phá vỡ truyền thống, đồng thời phản ánh tầm nhìn chính trị quốc tế của ông.
Các nhân vật dân túy chủ nghĩa được mời gồm nữ Thủ tướng Italy Giorgia Meloni, người được ông cho là "một phụ nữ tuyệt vời"; tiếp theo là Thủ tướng Hungary, một nhà lãnh đạo thân Nga và là một trong những đồng minh trung thành nhất của ông ở châu Âu.
Trong số các khách mời đáng chú ý khác còn có Tổng thống Argentina Javier Milei, một nhân vật thuộc phe cực hữu được xem là "tổng thống được Trump ưa thích nhất". Thêm vào đó là Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, được mệnh danh là "ông Trump của vùng nhiệt đới" vì phong cách dân túy, thái độ hoài nghi về biến đổi khí hậu và những đòn tấ.n côn.g liên tiếp vào giới truyền thông.
Bằng cách mời những nhà lãnh đạo gây tranh cãi và gạt sang một bên những đối tác truyền thống, Tổng thống Trump dường như đang tìm cách khẳng định mình là người lãnh đạo của một phong trào dân túy toàn cầu.
Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO Chỉ vài giờ sau lễ nhậm chức ngày 20/1 theo giờ Mỹ, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh rút nước này khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tổng thống đắc cử Donald Trump tới dự lễ nhậm chức nhiệm kỳ mới tại Arlington, Virginia, Mỹ ngày 19/1/2025. Ảnh: REUTERS/TTXVN Giới chuyên gia y tế cho rằng động...