2 ngày mặc cùng 1 bộ quần áo, anh công nhân gặp họa lớn
Sau 2 ngày, làn da của anh Hoàng bắt đầu nổi mẩn đỏ và ngứa lan rộng khắp vùng ngực và bụng.
Mới đây, trong chương trình “ Sức khỏe 2.0″, bác sĩ Triệu Chiêu Minh, khoa da liễu, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch, Đài Loan, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nam họ Hoàng.
Anh Hoàng là công nhân, sau khi xong việc trở về nhà, anh Hoàng không giặt áo quần, cách ngày hôm sau, anh tiếp tục mặc áo quần bẩn đi làm. Sau 2 ngày, làn da của anh Hoàng bắt đầu nổi mẩn đỏ và ngứa lan rộng khắp vùng ngực và bụng. Kết quả chẩn đoán cho thấy anh Hoàng mắc bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng.
Bác sĩ Triệu Chiêu Minh cho biết: “Áo quần không giặt và mặc tiếp vào ngày hôm sau là thói quen của nhiều công nhân và nó là nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng. Nếu dùng tay gãi vết mẩn đỏ sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng, viêm da, được xem là trạng thái kích ứng của làn da”.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn, khoa ngoại, bệnh viện Min-Sheng General Hospital, chỉ ra: “Nếu áo quần giặt sạch mỗi ngày nhưng bạn vẫn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thì vấn đề là do máy giặt. Mặc dù nhìn bên trong lồng giặt có vẻ sạch sẽ, khô ráo, nhưng lồng giặt là nơi hội tụ rất nhiều vi khuẩn nên có thể gây ra tình trạng càng giặt áo quần càng bẩn.
Ngoài việc vệ sinh lồng giặt, nhiệt độ nước cũng tác động đến mức độ sạch của áo quần. Nhiệt độ nước 30 độ C có tác dụng hòa tan chất bẩn trên áo quần. Nhiệt độ nước 40 độ C có tác dụng tẩy sạch bã nhờn và mùi hôi khó chịu trên áo quần. Nhiệt độ nước 60 độ C có thể khử trùng và diệt ve, mạt bụi hiệu quả”.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Viêm da tiếp xúc là gì?
Đúng như tên gọi của nó, đây là một loại viêm da do tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài gây dị ứng hay do hệ thống miễn dịch không ổn định. Tùy từng người sẽ có nguyên nhân gây kích ứng khác nhau. Tình trạng này sẽ xảy ra sau 1 – 2 ngày khi bạn tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh.
Viêm da sẽ làm tổn thương phần biểu bì và hạ bì khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh sẽ dựa vào nguyên nhân để phân loại ra các tình trạng như: viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc kích ứng, viêm da tiếp xúc bội nhiễm.
Viêm da tiếp xúc dị ứng
Khi da tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài, các tế bào lympho tcd4 nhận biết các yếu tố đó và bắt đầu tiết ra cytokin kích hoạt hệ miễn dịch và gây nên tình trạng viêm da. Viêm da do tiếp xúc với các chất gây dị ứng như:
Hợp chất làm nên đồ trang sức, vòng tay, đồng hồ như vàng, niken,..
Dị ứng với thành phần có trong mỹ phẩm, nước hoa.
Nhựa cây sồi.
Bệnh gây nên tình trạng da bong tróc vảy, xuất hiện những mụn nước và ngứa thậm chí gây nên lở loét chiếm đến 58%. Đối tượng mắc phải bệnh rất phổ biến ở mọi ngành nghề, lứa tuổi. Nhưng bệnh hay xảy ra ở những công nhân có công việc đặc thù tiếp xúc với xi măng, kim loại, các chất làm móng,…
Viêm da tiếp xúc có lây không?
Viêm da gây nên những triệu chứng như:
Mẩn đỏ, sưng, phù nề phần da viêm nhiễm
Bong tróc da, khô da sau đó xuất hiện các mụn nước có khi bị bội nhiễm
Da nóng rát, nứt nẻ, căng cứng, thô ráp.
Nắng nóng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người dân
Hà Nội bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm nhất từ đàu năm 2020 đến nay với nền nhiệt lên đến 40 độ C. Nắng nóng khiến cuộc sống người dân đảo lộn, đặc biệt là những người có công việc thường xuyên di chuyển ngoài đường.
Vất vả mưu sinh dưới nắng nóng
Nắng nóng khiến cuộc sống, công việc của người dân đều đảo lộn. Đặc biệt, đối với những người phải làm việc ngoài trời trong thời tiết nắng nóng là điều rất vất vả.
Anh Nguyễn Tuấn Dũng (Long Biên - Hà Nội) làm nghề xây dựng cho biết, do thời tiết nắng nóng nên anh đốc thúc công nhân đi làm từ lúc 5 giờ, đến khoảng 9 giờ sáng sẽ nghỉ. "Thời tiết quá nắng và nóng nên những lao động ngoài trời không thể làm việc lâu. Bởi nắng nóng rất dễ kiệt sức. Vì thế, để đảm bảo công việc hoàn thành lại không làm anh em phải đứng ngoài trời quá lâu dưới thời tiết này buộc chúng tôi phải cố gắng bắt đầu công việc thật sớm để được nghỉ sớm", anh Dũng chia sẻ.
Để tránh nắng nóng, nhiều lao động làm việc ngoài trời buộc phải bắt đầu công việc sớm hơn.
Trong những ngày này, rất nhiều người ngại ra ngoài để tránh nắng nóng nên dịch vụ ship hàng được nhiều người lựa chọn. Anh Dương Minh Tuấn -một shipper- cho hay: "Những ngày này, đội shipper chạy không hết đơn vì lượng khách tăng cao, trong khi thời tiết quá khắc nghiệt nên không phải ai cũng có thể chạy xe. Dưới cái nắng 40 độ C, chưa kể sức nóng từ bê tông, đường nhựa phả ra khiến người đi ra đường nhanh kiệt sức. Vì thế, dù có tiếc vì nhiều đơn hàng nhưng chúng tôi cũng không dám chạy quá lâu dưới nắng nóng".
Với thời tiết nắng nóng đỉnh điểm như hiện nay, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân đặc biệt lưu ý khi ra đường, làm việc khi nắng và nhiệt độ cao. PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu (BV Bạch Mai) cho biết, nắng nóng ảnh hưởng trực tiếp đến những người thường do làm việc kéo dài trong môi trường, đi dưới trời nắng lâu khiến cơ thể không dung nạp được nhiệt độ môi trường, rối loạn chuyển hoá nhiệt do tiếp xúc nhiệt độ cao trong thời gian dài khiến cơ thể bị tăng thân nhiệt, đã ghi nhận những ca tử vong, tổn thương não vì nắng nóng.
PGS Chi khuyến cáo người dân nên tránh làm việc ngoài trời nắng thời điểm gay gắt nhất từ 12 - 16 giờ hàng ngày, thời điểm này đi đường, làm việc lâu ngoài nắng sẽ rất nguy hiểm, có thể gây nên tình trạng sốc nhiệt, trụy mạch, tổn thương não. Hãy luôn uống thật nhiều nước bởi khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, làm việc dưới nắng nóng, không có phương tiện bảo hộ, không bù đủ nước cần thiết sẽ dẫn đến hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng say nóng, mất nước toàn thể... nếu không phát hiện, cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, để phòng say nắng, khi ra ngoài nắng cần mặc áo rộng, thoáng mát, thoát mồ hôi, có mũ che đỉnh đầu, che kín gáy. Với những người có đặc thù công việc phải thường xuyên ở môi trường nhiệt độ cao phải mặc quần áo chuyên dụng và có giờ giấc nghỉ ngơi hợp lý.
Thực phẩm giải nhiệt đắt hàng
Nắng nóng kéo dài khiến nhu cầu giải nhiệt của người dân tăng cao, nhờ thế mà các gánh hàng rong vỉa hè như chè, tào phớ, thạch bội thu.
Chị Nguyễn Thị Dung bán thạch, tào phớ, đỗ đen dọc phố Hai Bà Trưng (Hà Nội). Chị Dung cho biết, những ngày nắng nóng này, trung bình mỗi ngày, chị bán ra 150 - 200 cốc các loại. Đặc biệt, hôm nào nắng nóng, doanh số có thể tăng gấp 2 lần. Giá cho mỗi cốc thạch găng là 7.000 đồng, đỗ đen là 8.000 đồng/cốc, tào phớ là 10.000 đồng/cốc. Chị Dung cho biết, chị lên Hà Nội đã được gần 3 năm và chị chọn cách mưu sinh bằng nghề bán thạch, tào phớ, chè. Công việc tuy vất vả nhưng đổi lại chị có thu nhập, đủ tiền để chị gửi về quê chăm con. "Hàng ngày, cứ 5 giờ sáng tôi bắt đầu sửa soạn hàng, chất vật dụng lên xe để chuẩn bị cho một hàng buôn bán. Còn nguyên liệu như chè, thạch thì đa phần phải nấu từ đêm hôm trước, để hôm sau bỏ vào thùng đá lạnh", chị Dung kể.
Quán chè của chị Hoa ở phố Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) không chỉ bán tại cửa hàng mà nhận ship đến tận nơi cho khách có nhu cầu. Chị Hoa cho biết, những ngày nắng nóng này, doanh thu bán hàng của quán chị tăng gấp 2, thậm chí có hôm tăng gấp 3 bình thường. "Nắng nóng, nhu cầu giải nhiệt tăng cao nên nhân viên phục vụ không kịp nghỉ. Tôi nấu chè theo phương pháp truyền thống nên nhiều người rất chuộng. Để giải nhiệt mà không phải ra đường, rất nhiều người gọi ship. Khó gọi shipper nên chủ hay nhân viên của quán nhiều lúc cũng trở thành shipper để kịp phục vụ khách hàng. Có ngày đỉnh điểm, quán giao tới các văn phòng, cơ quan tận 200 cốc chè các loại", chị Hoa kể.
Những ngày này, những quán nước mía, nước ép hoa quả cũng luôn trong tình trạng đông khách. Hầu hết mọi người chọn giải pháp hạn chế ra đường nếu không thật sự quá cần thiết để trốn nắng nóng.
Bác sĩ trắng đêm nối thành công hai bàn chân đứt lìa Ê-kíp bác sĩ phẫu thuật dưới 30 tuổi tại Bệnh viện Quân y 175 đã nối thành công hai chân đứt lìa cho nam công nhân bị tai nạn lao động. Ngày 6/5, đại tá, tiến sĩ Trần Lê Đồng, Phó giám đốc Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), Giám đốc Viện Chấn thương Chỉnh hình, cho biết các bác sĩ...