2 năm sau clip xúc thức ăn bằng chân thu hút triệu lượt xem, cô bé không tay tiếp tục khiến thế giới nể phục vì nghị lực phi thường
Trong tâm trí nhiều người trên khắp thế giới, có lẽ họ vẫn không thể nào quên được hình ảnh một bé gái nhỏ nhắn, đáng yêu dùng đôi chân để tự xúc thức ăn mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào của người lớn.
Cách đây 2 năm, cộng đồng mạng trên khắp thế giới đã không khỏi xúc động nghẹn ngào và liên tục truyền tay nhau đoạn video cho thấy một bé gái khuyết tật với một tay teo nhỏ và một tay cụt hoàn toàn dùng đôi bàn chân nhỏ xíu của mình để xúc thức ăn. Người ta đã dành những lời lẽ tốt đẹp nhất để bày tỏ sự yêu mến và nể phục nghị lực phi thường của cô bé ấy. Đó chính là cô bé Vasilina Knutzen đến từ Nga.
Đối với một đứa trẻ bình thường việc tự ngồi xúc thức ăn ngoan ngoãn mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ là rất khó, vậy mà cô bé Vasilina đã phải tự học cách ăn bằng chân từ nhỏ do không có tay.
Khoảnh khắc từng khiến nhiều người không khỏi xúc động nghẹn ngào.
Đoạn video chỉ ngắn có 17 giây nhưng khiến hàng triệu người xúc động nghẹn ngào và thầm thán phục cô bé. Vasilina bị khuyết tật tay từ nhỏ nên em phải dùng chân kẹp nĩa và gắp thức ăn từ trong bát. Cô bé làm động tác rất thuần thục và không hề tỏ ra lúng túng vụng về. Đặc biệt, Vasilina không cần ai giúp đỡ mà có thể tự ăn ngon lành. Ngay sau khi xuất hiện trên mạng xã hội, đoạn video đã thu về được hơn hàng trăm triệu lượt xem, bình luận và chia sẻ.
Video: Vasilina xúc thức ăn bằng chân thu hút triệu lượt xem.
Người ta nói rằng công nghệ hiện đại có thể “bù đắp” rất nhiều khuyết tật bẩm sinh. Nếu một người không có chân, anh ta có thể di chuyển trên xe lăn, nếu người mù thì có chữ nổi. Nhưng mất đi đôi tay chẳng khác não mất đi một phần của bộ não.
Mẹ của cô bé, chị Elmira Knutzen đã chia sẻ video trên Facebook với dòng trạng thái: “Dành tặng những người hâm mộ Vasilina“. Rất nhiều dành tặng cho cô bé những lời chúc, khen ngợi và gọi em bằng những cái tên như “cô bé phi thường”, “cô bé nghị lực”, “thiên tài”. Ai cũng hiểu rằng, không thể bỗng dưng mà một đứa trẻ lại có thể làm được điều kỳ diệu như vậy. Có thể việc mất đi đôi tay khiến đôi chân của Vasilina phải phát huy tác dụng, nhưng quan trọng vẫn là sự nỗ lực, kiên trì tập luyện đáng nể của cô bé. Và người giúp em làm được điều đó không ai khác chính là bố mẹ của Vasilina. Ít ai biết rằng, phía sau đoạn video xúc động đó là một câu chuyện về tình thương yêu vô cùng đáng quý.
Vasilina giờ đây đã lớn hơn, trông xinh xắn và vô cùng đáng yêu.
Vasilina có dịp gặp gỡ anh chàng Nick Vujicic.
Video đang HOT
Thực tế, Vasilina không phải là con đẻ của chị Elmira Knutzen. Trong một đoạn chia sẻ bằng tiếng Nga trên mạng xã hội facebook, chị Elmira viết:
“Chúng tôi tình cờ biết đến Vasilina trong một nhóm trên Facebook được lập ra để tìm bố mẹ nuôi cho con. Trước đó, chúng tôi đã có một cậu con trai nuôi bị khuyết tật ở hai cánh tay, vậy nên chúng tôi không ngại có thêm một đứa con nuôi đặc biệt nữa. Khi chúng tôi phát hiện ra rằng Vasilina được sinh ra ở thành phố Ekaterinburg thì chúng tôi lại càng ấn tượng hơn. Bởi đó là nơi chúng tôi kết hôn, sinh đứa con đầu lòng và nhận Denis làm con nuôi. Chúng tôi bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về chuyện này.
Vasilina và bố mẹ, người đã nhận nuôi, chăm sóc và rèn luyện cho em suốt thời gian qua.
Tuy nhiên, chúng tôi muốn chờ đợi xem liệu có còn ai quan tâm đến việc nhận nuôi con bé hay không. Cũng có một vài cặp vợ chồng đến nhưng lại từ chối chỉ sau khoảng hai tháng. Chúng tôi chuẩn bị đầy đủ hồ sợ và các giấy tờ chứng nhận cần thiết mà chính quyền yêu cầu để chờ đến lượt mình.
Cuối cùng, sau bao ngày trông ngóng, vào ngày 8/3, chỉ 5 ngày trước sinh nhật 1 tuổi của con bé, chúng tôi bay từ Moscow đến Ekaterinburg để gặp con và đón con về nuôi. Mọi thứ diễn ra quá hoàn hảo như có sự sắp đặt, trong vòng mười lăm phút sau khi đến gặp Vasilina, chúng tôi đã được đón nhận điều mình mong muốn. 3 ngày sau đó, Vasilina đã ở chung dưới một mái nhà với chúng tôi, 2 ngày sau cả gia đình tổ chức sinh nhật tròn 1 tuổi cho con.
Chúng tôi sẽ viết thêm những câu chuyện về cô gái bé nhỏ của chúng tôi. Con bé thật sự mang đến niềm vui cho những người xung quanh. Nụ cười hạnh phúc của con bé rất dễ lan tỏa như bạn có thể nhận thấy trong các bức ảnh”.
Sinh nhật 3 tuổi của Vasilina.
Nụ cười tươi rói luôn nở trên môi cô bé ấy.
2 năm sau clip xúc thức ăn bằng chân thu hút triệu lượt xem, người ta đã được nhìn thấy cô bé Vasilina lớn lên trong sự yêu thương, che chở của cả gia đình. Nụ cười rạng rỡ không hề biến mất, thậm chí nó còn tỏa sáng hơn rất nhiều.
Video: Nghị lực của cô bé Vasilina, phải dùng chân để ăn uống.
Cô công chúa Vasilina xinh lung linh trong bộ váy bồng bềnh.
Trong những đoạn video được chị Elmira chia sẻ trên mạng xã hội, mọi người vẫn không khỏi trầm trồ, ngưỡng mộ và nể phục sự kiên trì, nghị lực phi thường của cô bé Vasilina.
(Nguồn: pravmir)
Theo Helino
Người chồng một mình đào giếng 40 ngày liền vì không chấp nhận nổi cảnh vợ mình bị sỉ nhục và xua đuổi khi đi xin nước
Nghị lực phi thường và thành quả tuyệt vời của anh có thể được so sánh với Dashrath Manjhi - người chồng vì yêu vợ mà xẻ núi thành đường.
Anh Bapurao Tajne và vợ, chị Sangita thuộc tầng lớp lao động nghèo sống tại ngôi làng Kalambeshwar thuộc quận Washim, bang Maharashtra, Ấn Độ. Tại những vùng quê hẻo lánh ở đất nước này cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại rất nhiều hủ tục cũng như các tư tưởng phân biệt đẳng cấp rất nặng nề. Đó cũng là lý do mà khi chị Sangita đến lấy nước tại một chiếc giếng trong làng thì bị xua đuổi, thậm chí là bị chủ giếng buông lời khinh miệt bởi chị vốn thuộc tầng lớp Dalit - những người bị xem là giai cấp dưới đáy xã hội, phải gánh chịu nhiều bất công và phân biệt đối xử từ xã hội.
"Tôi trở về nhà vào một ngày tháng 3 và gần như bật khóc", anh Bapurao nói. "Tôi sẽ không bao giờ cầu xin ai cho mình một giọt nước nào nữa. Tôi đã đi đến thị trấn Malegaon, mua sắm dụng cụ và bắt tay vào đào đất luôn chỉ trong vòng một giờ đồng hồ".
Mặc dù chưa từng đào giếng bao giờ, lại sống trong khu vực bị ảnh hưởng hạn hán nặng nề nhưng với quyết tâm to lớn và động lực là tình yêu đối với người vợ, anh Bapurao đã miệt mài đào từng chút một xuyên qua từng thớ đất khô cằn cỗi. Công việc nặng nhọc này thông thường cần phải có đến 4-5 người thực hiện nhưng Bapurao đã hoàn toàn làm tất cả một mình.
Công việc điên rồ của Bapurao khiến anh nhận không ít lời chê cười của dân làng, đặc biệt là khi vùng đất họ sinh sống đang chịu cảnh hạn hán nặng và có đến 3 cái giếng xung quanh đó đã bị cạn khô. Tuy vậy anh Bapurao vẫn kiên định và tập trung hết sức cho công việc mình đã chọn.
Không thể bỏ công việc chính, mỗi ngày anh Bapurao đều từ tờ mờ sáng để đào đất 4 tiếng trước khi đi làm. Đến chiều về anh tiếp tục đào thêm 2 tiếng nữa mới quay về nhà nghỉ ngơi. Cứ như vậy cho đến 40 ngày sau, anh Bapurao thật sự đã đào trúng mạch nước ngầm. Đây quả thật là một sự may mắn bất ngờ bởi vị trí giếng anh chọn hoàn toàn là do ngẫu nhiên.
"Tôi không muốn nêu tên của người chủ sở hữu giếng bởi tôi không muốn gây thù oán trong làng. Tôi biết hành động xúc phạm của anh ta là bởi chúng tôi thuộc giai cấp Dalits nghèo khó", anh Bapurao nói. "Tôi đã cầu nguyện trước khi bắt tay đào giếng và tôi vô cùng biết ơn vì mọi nỗ lực của tôi cuối cùng đã có được thành quả".
Điều bất ngờ và khiến cho nhiều người cảm phục hơn nữa chính là anh Bapurao không chỉ dành tặng vợ chiếc giếng nước này mà còn mời tất cả người dân trong làng, bao gồm cả những người từng cười chê anh, cùng đến để lấy nước, thưởng thức giọt nước giếng ngọt lành, mát rượi và ấm áp tình người.
"Thật khó để giải thích được cảm giác của tôi lúc này. Tôi chỉ muốn có nước sạch cho tất cả mọi người để giai cấp Dalit chúng tôi không còn phải đi cầu xin nước từ các giai cấp khác", anh Bapurao nói.
Chị Sangita cảm thấy xúc động lẫn hối hận vô kể khi ngay từ đầu đã không tin tưởng vào chồng mình. Chị nói: "Tôi chẳng làm gì giúp đỡ anh ấy cả, mãi cho đến khi anh ấy chạm được vào mạch nước. Giờ đây cả gia đình tôi đều ra sức giúp anh đào cho cái giếng rộng và sâu hơn. Tôi cũng hy vọng hàng xóm có thể giúp sức chúng tôi trong nhiệm vụ này".
Jaishree, một người hàng xóm không tiếc lời ca ngợi Bapurao: "Nhờ anh ấy mà dân làng giờ đã có thể lấy nước bất kể giờ nào. Hồi trước chúng tôi phải đi bộ hàng cây số đến khu vực khác của làng để lấy nước, có khi còn bị chủ giếng lăng mạ nữa".
Câu chuyện về người đàn ông một mình đào giếng đã khiến cho nhiều người chú ý, nhiều báo đài cũng đã đưa tin về hành động tốt đẹp và cao cả của Bapurao giúp cho anh cũng như dân làng nhận được sự ủng hộ lớn từ cộng đồng.
(Nguồn: Huffington Post, Times Of India)
Theo Helino
Kỳ lạ bé gái có trái tim nằm ngoài lồng ngực, cứ thở là tim phồng lên Người ta biết đến bé gái này không chỉ bởi căn bệnh quái ác và hiếm gặp của em mà còn vì câu chuyện nghị lực phi thường của một cô bé mới chỉ lên 7. Mới đây, trên mạng xã hội Youtube lan truyền một đoạn video về một cô bé phải chống chịu với căn bệnh hiếm gặp. Căn bệnh này...