2 năm nữa ô tô vào trung tâm Sài Gòn phải mất phí?
Theo đê an mơi, pham vi thu phi se đươc mơ rông hơn va gia thu phi la 30.000 – 50.000 đông/lươt. Dự kiến, nếu dự án hoàn chỉnh các thủ tục đúng tiến độ và cấp thẩm quyền thông qua thì có thể triển khai vào năm 2020.
Công ty CP Công nghệ Tiên Phong vừa đề xuất với Sở GTVT TPHCM đề án thu phí ô tô vào trung tâm. So với trước đây, đề án có nhiều nghiên cứu bổ sung áp dụng công nghệ thu phí hiện đại và mở rộng địa bàn thu phí.
Khu vực thu phí được bao quanh bởi các tuyến đường 3/2, Lê Hồng Phong, Lý Thái Tổ, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Kiệt, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Phúc Nguyên (giao với đường CMT8) và tuyến đường Hoàng Sa dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
Theo đơn vị đề xuất, để cho phù hợp với tình hình thực tế, đề án sẽ triển khai trạm thu phí theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ triển khai vào năm 2019 với 36 cổng thu phí vào khu vực trung tâm thành phố. Một trung tâm điều hành có nhiệm vụ kết nối xử lý thông tin và quản lý các hoạt động thu phí của hệ thống.
Giai đoạn 2 sẽ được triển khai vào năm 2027. Hệ thống thu phí sẽ có 39 cổng thu phí, khi thành phố đã có phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn như tuyến metro số 1 đi vào hoạt động.
Theo đơn vị đề xuất, đề án bổ sung thêm trạm thu phí ra vào đường Trường Sơn để góp phần hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Hiện nay, có đến 60-70% ô tô “mượn” đường Trường Sơn chứ không đi vào sân bay.
Do đó, đề án sẽ bổ sung trạm thu phí ở đầu đường Trường Sơn và thu tiền trước. Nếu xe nào vào sân bay thì khi ra cổng kiểm soát sẽ được hoàn tiền. Khi đó, cổng kiểm soát ra sân bay được ứng dụng công nghệ mới nên không gây ùn tắc.
Theo đề án mới, xe ô tô qua đường Trường Sơn phải đóng phí
Về thu phí, đề án lần này còn có điểm mới đáng chú ý là giảm phí vào trung tâm thành phố cho taxi truyền thống.
Video đang HOT
Thời gian thu phí trong khoảng thời gian từ 6h-17h hàng ngày. Mức phí từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng tùy loại xe.
Ngoài ra, đơn vị này cũng đề xuất có xem xét việc áp dụng mức thu phí trong các giờ cao điểm như: 6h-9h và 16h-19h, các khung giờ khác không thu phí. Phương án này có thể áp dụng cho giai đoạn đầu của đề án.
Bên cạnh đó, đề án lần này sẽ sử dụng công nghệ nhận diện vô tuyến (RFID) kết hợp tự động nhận dạng biển số (ANPR) đảm bảo khả năng thu phí đa làn không dừng với công suất 1.800 xe ô tô/giờ/làn, thay vì sử dụng thiết bị OBU như nghiên cứu trước đây. Theo đó, tổng mức đầu tư được điều chỉnh từ 1.200 tỷ đồng lên 1.660 tỷ đồng.
Đánh giá về đề án mới, Giám đốc Sở GTVT TPHCM Bùi Xuân Cường cho rằng mục tiêu dự án không phải để kinh doanh, thu tiền người dân mà nhằm giảm ùn tắc giao thông. Theo ông, đề án thu phí ùn tắc vào nội đô khi triển khai, người dân cần chấp nhận luật chơi, cân nhắc trước khi đi phương tiện vào trung tâm hoặc chọn phương tiện khác.
Ông Cường cũng cho biết, về mặt pháp lý việc thu phí chống ùn tắc chưa có trong quy định. Tuy nhiên, TPHCM đã có kiến nghị lên Trung ương cho phép thành phố áp dụng quy chế đặc thù được triển khai áp dụng việc thu phí này. Kinh phí từ thu phí sẽ do thành phố quản lý.
Ông Cường đề nghị đơn vị đề xuất đề án cần tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp của các sở, ngành để làm rõ những vấn đề chưa thống nhất. Dự kiến, nếu dự án hoàn chỉnh các thủ tục đúng tiến độ và cấp thẩm quyền thông qua thì có thể triển khai thu phí vào năm 2020.
Theo Dân Trí
Ngắm hàng cây trăm tuổi đẹp nhất SG trước giờ "khai tử"
Hàng cây cổ thụ cả 100 năm tuổi rợp bóng mát ở trung tâm Sài Gòn sẽ được đốn hạ, di dời để thi công cầu Thủ Thiêm 2.
Đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TP.HCM từ lâu đã tồn tại 4 hàng cây cổ thụ cả 100 năm tuổi với tán rộng, tỏa bóng mát cho người đi đường.
Những hàng cây cổ thụ này do người Pháp trồng, hiện nay cao khoảng 25m tạo nên nét độc đáo của đường Tôn Đức Thắng.
Tuy nhiên, tới đây, hàng cây cổ thụ sẽ được đốn hạ, di dời để nhường chỗ cho việc xây dựng cầu Thủ Thiêm 2. Những cây này chủ yếu là xà cừ và lim xẹt.
Ông Bùi Xuân Cường, giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, để thực hiện việc thi công cầu Thủ Thiêm 2, có 143 cây xanh sẽ được đốn hạ. Những cây đốn hạ là những cây có kích thước lớn.
115 cây xanh, có kích thước trung bình sẽ được bứng dưỡng. Số cây này được chuyển về trường ĐH Nông Lâm chăm sóc, sau đó sẽ đưa trở lại các công trình khác của TP.
Theo lãnh đạo Sở GTVT, việc di dời cây xanh sẽ được thực hiện theo nguyên tắc hạn chế tối đa việc đốn hạ; số lượng trồng mới phải lớn hơn số cây bị chặt; độ che phủ phải lớn hơn mảng xanh hiện hữu.
Về tiến độ thực hiện, lãnh đạo Sở GTVT cho biết, sẽ không xử lý đồng loạt mà chia ra thành 4 mốc. Tháng 8 năm nay, sẽ di dời 20 cây, đốn hạ 43 cây; tháng 10 sẽ di dời 36 cây, đốn hạ 43 cây; tháng 3 và tháng 5/2018 sẽ đốn hạ, di dời những cây còn lại.
Số gỗ cây sau khi được đốn hạ sẽ dùng vào mục đích công cộng.
Trước đó, vào năm 2016, 14 cây trên đường Tôn Đức Thắng cũng di dời để xây dựng nhà ga Ba Son.
"Tôi gắn bó với con đường này cũng đã 20 năm qua, giờ nghe thông tin hàng cây xanh sắp được đốn hạ, di dời để xây dựng cầu nên tiếc lắm nhưng phải chấp nhận vì sự phát triển của TP", người đàn ông sửa xe máy ven đường Tôn Đức Thắng nói.
Sắp tới hàng cây cổ thụ này sẽ chỉ còn là dĩ vãng.
Theo Danviet
Tài xế "dính bẫy", taxi lọt hố công trình giữa Sài Gòn Chiếc taxi chở khách đang lưu thông trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TPHCM thì bất ngờ "sập bẫy", rớt xuống hố công trình khiến những người trên xe được phen hú vía. Taxi lọt hố công trình giữa Sài Gòn Sự cố xảy ra trong cơn mưa chiều ngày 5/7 trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, đoạn đối diện cổng...