2 năm đòi công lý của gia đình có con bị tài xế cố tình cán chết
“Nỗi đau mất con luôn ám ảnh, gia đình đau đớn khi khơi lại sự việc song muốn tìm cho ra công lý”, chị Hường chia sẻ.
Đầu tháng 10, chị Trần Thị Hường (39 tuổi, xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) nhận được nhiều lời hỏi thăm về vụ án con trai chị là nạn nhân khi VKSND Hà Tĩnh vừa chuyển tội danh với thủ phạm thành Giết người.
Nhà chức trách xác định, khoảng 16h ngày 31.5.2016, Phan Đình Quân lái xe tải biển Hà Tĩnh chạy trên quốc lộ 1A theo hướng Nam – Bắc. Khi đến xã Kỳ Tiến (huyện Kỳ Anh), tài xế chuyển hướng rẽ phải vào đường liên xã, gây tai nạn cho em Hoàng Đức Phượng (học lớp 12) đang lái xe máy điện. Nạn nhân bị cuốn vào gầm xe tải.
Tài xế Quân được cho là đã nhảy xuống xe quan sát. Thấy Phượng nằm bất động dưới bánh xe bên lái phụ, thay vì đưa em đi cấp cứu, Quân đã lên xe lái bỏ chạy, cán qua nam sinh.
Căn nhà gia đình chị Hường sinh sống. Ảnh: Đức Hùng
Khi Công an huyện Kỳ Anh khởi tố tài xế Quân về tội Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, theo Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999. Gia đình chị Hường phản ứng, cho rằng với hành vi đó cơ quan công tố phải áp dụng tội Giết người, theo Điều 93 Bộ luật Hình sự 1999. Gia đình gửi đơn tới nhiều cấp để khiếu nại.
Chị Hường cho hay hôm con trai gặp nạn, ban đầu chị nghĩ là tai nạn song nghe nhân chứng nói Phượng bị tài xế Quân lái xe qua thì vô cùng phẫn nộ. “Tại sao anh ta lại làm lại như vậy, giá như lúc đó bình tĩnh, cố đưa con tôi đi cấp cứu”, chị nấc nghẹn.
“Địa điểm tai nạn nằm ở phần đường nông thôn, chưa có camera. Nhiều người chứng kiến sự việc đã tới thắp hương, nói sẵn sàng cùng gia đình để làm chứng, đòi lại công lý”, mẹ nạn nhân chia sẻ..
Chị Hường chia sẻ từ ngày con trai mất, gia đình suy sụp. Ảnh: Đức Hùng
Bà nội Phượng là cụ Trần Thị Sơn (95 tuổi) kể bố Phượng suy sụp, có đêm rời nhà ra mộ ngồi cho tới sáng. Dịp giỗ hay tết, khi bạn bè của con ra về hết thì ông bật khóc như một đứa trẻ.
Theo chị Hường, khi đi khiếu nại tới các cơ quan tố tụng huyện Kỳ Anh đề nghị chuyển tội danh với tài xế Quân, chị nhận được nhiều lời khuyên “không nên theo đuổi sự việc nữa”, song không vì thế mà nản chí.
“Một số người nghĩ gia đình tôi bỏ tiền thuê luật sư để theo kiện, nhưng tôi làm gì có tiền. Chi phí sinh hoạt hàng ngày cũng phải luôn dè sẻn. Rất may mắn, các luật sư khi tìm hiểu sự việc đã bào chữa miễn phí, đồng hành cùng gia đình”, chị Hường nói.
Bà Sơn khóc khi nhắc về cháu trai. Ảnh: Đức Hùng
Sau hơn hai năm gõ cửa nhiều cơ quan, cuối tháng 9, chị Hường nói thấy nhẹ lòng hơn khi VKSND Hà Tĩnh đổi tội danh, ra cáo trạng truy tố tài xế Quân từ tội Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ sang tội Giết người.
“Nỗi đau mất con không thể nói hết thành lời, luôn ám ảnh trong tiềm thức. Gia đình rất đau đớn khi khơi lại sự việc, song muốn tìm ra công lý để không có sự việc đau lòng tương tự xảy ra lần thứ hai với ai khác, là bài học cảnh tình với các tài xế”, chị Hường tâm sự.
Video: Người nhà nạn nhân chia sẻ về nỗi đau mất con, cháu.
Luật sư Nguyễn Khắc Tuấn (Trưởng Văn phòng luật sư An Phát, Hà Tĩnh) cho hay khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, anh thấy tội danh của Quân chưa phù hợp. Biết gia đình nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn, anh nhận bào chữa miễn phí.
Theo luật sư Tuấn, hồ sơ thể hiện tài xế Quân rẽ vào đường nhỏ song không bật xi nhan, dẫn tới tai nạn. Phượng bị cuốn xuống gầm xe, mép bánh xe đè trên vai. Nhiều người chứng kiến nói Quân rất bình tĩnh, xuống quan sát chừng 40 giây rồi mới đi, song tại tòa anh ta lại khai lúc đó tâm lý hoảng loạn.
“Ở một khía cạnh khác, kết luận giám định cho thấy nam sinh chết do bị chấn thương vùng đầu – mâu thuẫn với tài liệu điều tra ban đầu rằng ‘mép bánh xe đè trên vai’. Nếu mép bánh xe đè trên vai thì không thể tổn thương nặng ở đầu, chỉ có lái xe tiến lên, bánh sau đè trúng đầu mới xảy ra cơ sự như vậy”, luật sư Tuấn lập luận.
Nhà chức trách thực nghiệm hiện trường hồi năm 2016. Ảnh: Văn Dũng
Ông Ngô Đức Thủy (Phó viện trưởng VKSND Hà Tĩnh) cho biết trước đó nhà chức trách nghi ngờ tài xế Quân có hành vi giết người, nhưng sau nhiều lần họp bàn các cơ quan tố tụng địa phương không thể thống nhất để quyết định.
Khi vụ việc được chuyển lên cấp tỉnh, đơn vị đã phải xin ý kiến từ phía cơ quan tố tụng trung ương. Có nhiều quan điểm khác nhau, song phần lớn nghiêng về khía cạnh nên xử theo tội Giết người.
“Việc chuyển tội danh phải làm thận trọng, chứ cơ quan tố tụng cấp dưới không hề làm sai hay thiếu trách nhiệm”, ông Thủy nêu quan điểm.
- Tháng 6.2016, Công an huyện Kỳ Anh khởi tố Quân về tội Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, theo Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999.
- Tháng 8.2017, TAND huyện Kỳ Anh mở phiên sơ thẩm. HĐXX nhận định thiếu các chứng cứ quan trọng, quá trình điều tra vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác chưa được làm rõ nên trả hồ sơ.
Phía VKS sau đó bảo lưu quan điểm truy tố như ban đầu.
- Tháng 7.2018, TAND huyện Kỳ Anh mở lại phiên xử, HĐXX lần thứ hai trả lại hồ sơ, cho rằng có đủ căn cứ truy cứu về tội Giết người.
Vụ việc được chuyển cho cơ quan tố tụng cấp tỉnh thụ lý.
- Tháng 9.2018, VKSND Hà Tĩnh quyết định chuyển tội danh, ra cáo trạng truy tố tài xế Quân tội Giết người, theo Điều 93 Bộ luật Hình sự 1999.
Theo Đức Hùng (VNE)
Xử nghi án tài xế cố tình cán chết nam sinh: Trả hồ sơ điều tra bổ sung
Cho rằng cơ quan điều tra (CQĐT) công an và VKS huyện Kỳ Anh thiếu công tâm, bao che cho bị cáo cố tình cán chết một học sinh lớp 12, gia đình bị hại đã gào khóc thảm thiết tại phiên xét xử. Tòa sau khị nghị án đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Chiều 16/8, sau một tuần tạm ngưng, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Phan Đình Quân (SN 1980, trú tại thôn Đồng Phú, xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh) trong vụ nghi can lái xe ben cán chết nạn nhân Hoàng Đức Phượng, nam sinh lớp 12 trường PTTH Nguyễn Huệ vào cuối tháng 5/2016, đã được nối lại.
Bị cáo Phan Đình Quân trước vành móng ngựa
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) huyện Kỳ Anh, ngày 31/5/2016, Quân điều khiển xe ô tô biển kiểm soát 38c-07305 trên Quốc lộ 1A, từ xã Kỳ Đồng đến xã Kỳ Tiến. Khi đến Km 548 thuộc xã Kỳ Tiến, do không chú ý quan sát nên khi chuyển hướng, xe của Quân đã va chạm với xe đạp điện do cháu Hoàng Đức Phượng (trú tại xã Kỳ Giang) điều khiển theo hướng cùng chiều.
Khi xe đạp điện văng ra, nạn nhân Hoàng Đức Phượng bị cuốn vào gầm, Quân cho xe dừng lại xuống xem xét. Thấy bánh xe bên lái phụ đang đề lên phía sau đầu của nạn nhân Phượng, Quân nhảy lên xe điều khiển xe chạy về phía trước làm bánh xe chạy qua phần đầu Hoàng Đức Phượng.
Hậu quả cháu Phượng chết tại hiện trường, với các vết thương được kết luận qua giám định tử thi, mặt biến dạng, vỡ hộp sọ, các đốt sống cổ bị gãy.
Đông người đến theo dõi diễn biến phiên tòa.
Khẳng định trong vụ án này lỗi hoàn toàn thuộc về bị cáo Quân, tuy nhiên, cáo trạng của VKSND huyện Kỳ Anh chỉ truy tố bị cáo này tội danh "Vi phạm các quy về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ". Đây cũng là lí do tại phiên xét xử hôm 10/8, người nhà nạn nhân và 2 luật sư biện hộ đã phản ứng quyết liệt.
Cả hai luật sư biện hộ đã đưa ra một loạt cứ liệu chứng minh Cơ quan CSĐT và VKSND huyện Kỳ Anh có nhiều thiếu sót, sai phạm, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, cáo trạng truy tố thể hiện dấu hiệu bao che cho bị cáo.
Trả hồ sơ vì vi phạm tố tụng
Phiên xét xử được nối lại bằng phần nghị án kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ của HĐXX trong sự chờ đợi lo lắng, hồi hộp của những người tham dự, theo dõi phiên tòa.
Sau khi nghị án, nhận thấy thiếu các chứng cứ quan trọng, quá trình điều tra đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, các căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác chưa được làm rõ, HĐXX đã quyết định trả hồ sơ để VKS huyện Kỳ Anh điều tra bổ sung.
Quyết định trả hồ sơ mà TAND huyện Kỳ Anh đã chỉ rõ sự thiếu minh bạch trong thực hiện thủ tục tố tụng của CQĐT, như: cùng một thời điểm, nhưng điều tra viên, kiểm sát viên tiến hành nhiều hoạt động điều tra ở nhiều địa điểm khác nhau; hay cùng một thời điểm mà nhiều biên bản liên quan đến vụ việc được xác lập.
Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án của TAND huyện Kỳ Anh chỉ rõ sự thiếu minh bạch của các điều tra viên, kiểm sát viên khi cùng một thời điểm những người thực thi tố tụng tham gia nhiều hoạt động điều tra.
Sự thiếu minh bạch này đã đặt ra các câu hỏi cần phải được giải quyết để đảm bảo bản án khách quan, đúng người, đúng tội, như: Những người có tên trong các biên bản trên có tiến hành các hoạt động tố tụng được ghi trong biên bản hay không(?); Thực tế thì có những ai tiến hành các hoạt động tố tụng đó(?); Sự việc có đúng như các biên bản phản ánh không?
Tòa cũng yêu cầu VKSND huyện tổ chức thực nghiệm điều tra tại hiện trường bằng chính chiếc xe gây tai nạn (trước đó công an và VKS ND huyện Kỳ Anh mượn xe của dân để tiến hành thực nghiệm-PV) để xác định nếu bị cáo Quân có bị hoảng loạn như khai báo hay không (?). Theo bút lục khai báo của các nhân chứng, khi xuống xe quan sát nạn nhân dưới gầm xe thì bị cáo Quân không có biểu hiện hoảng loạn, thậm chí còn trèo lên tháo thành thùng xe vứt đi để tránh bị xử phạt việc cơi nới trái phép.
Ngoài ra, việc tổ chức thực nghiệm điều tra để xác định chính xác tư thế nằm của nạn nhân sau khi bị tai nạn lọt dưới gầm xe. Nếu nạn nhân nằm sấp dưới gầm xe, vai, gáy tiếp xúc với phía trước của bánh ô tô phía sau bên phụ mà bị cáo cho xe tiếp tục tiến lên đè qua một phần đầu thì gây ra tổn thương ở vai trái hay vai phải?
Để đảm bảo khách quan, Tòa yêu cầu VKS huyện Kỳ Anh phải thay đổi, bố trí các điều tra viên và kiểm sát viên thay cho nhân sự đã tiến hành điều tra trước đó.
Mong cơ quan điều tra công tâm
Việc TAND huyện Kỳ Anh bác cáo trạng của VKS huyện Kỳ Anh, trả hồ sơ, điều tra lại vụ án đã nhận được sự đồng tình của gia đình bị hại. Nhiều người thân của nạn nhân tham dự phiên tòa đã bật khóc khi nghe phán quyết trả hồ sơ, điều tra bổ sung của Tòa.
Thân nhân nạn nhân gào khóc thảm thiết khi tòa tuyên trả hồ sơ, điều tra bổ sung vụ án.
Chị Nguyễn Thị Hường, mẹ nạn nhân ôm chặt di ảnh con trai vào lòng bật khóc, nói rằng, con trai chị chết quá oan uổng trước hành động đầy máu lạnh của bị cáo. Hành vi ấy của tài xế được nhân chứng nhìn thấy rõ ràng. Nếu hoảng loạn thì tài xế sau khi gây tai nạn đã bỏ chạy, chứ không phải dừng xe nhảy xuống xem một vòng rồi lên xe phóng đi khiến con chị bị xe cán bẹp đầu.
Chị Hường, mẹ nạn nhân mong việc điều tra lại vụ án liên quan đến cái chết của con trai chị được công tâm, khách quan.
Luật sư LS Nguyễn Quốc Tuấn, Thuộc Tung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh, người biện hộ cho gia đình bị hại khẳng định, ngay từ khi tiếp cận hồ sơ vụ án, ông và đồng nghiệp đã phát hiện hồ sơ thiếu các chứng cứ quan trọng, trong quá trình điều tra đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác nghiêm trọng hơn chứ không phải dừng lại ở tội danh "Vi phạm các quy về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ".
Luật sư Nguyễn Quốc Tuấn (bên phải) bảo vệ quan điểm, có đủ các căn cứ để truy tố nghi can Phan Đình Quân tội giết người.
"Tôi có đủ cơ sở để kết luận việc HĐXX trả hồ sơ điều tra bổ sung là rất cẩn trọng, khách quan. Tôi tin kết quả điều tra sắp tới sẽ rất khác với kết quả điều tra mà cáo trạng truy tố mà VKS huyện Kỳ Anh vừa đưa ra tại phiên tòa sơ thẩm này" - luật sư Tuấn nói.
Văn Dũng
Theo Dantri
Nghi án tài xế cố tình cán chết nam sinh: Có vi phạm tố tụng, bỏ lọt tội danh? Ngày 10/8, TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Phan Đình Quân, trú tại thôn Đồng Phú, xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh trong vụ nghi án cố tình cán chết nam sinh lớp 12 sau khi gây tai nạn. Gây tai nạn vì quá hoảng loạn? Ngay từ sáng sớm, ngoài...