2 máy bay ném bom Ukraine bị bắn hạ ở Donetsk
Lãnh đạo lực lượng đòi độc lập ở Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng, ông Edward Basurin, ngày 3/2 cho biết lực lượng này đã bắn hạ hai máy bay cường kích Su-25 của lực lượng vũ trang Ukraine.
Một chiếc Su-25 của quân đội Ukraine (ảnh: Sputnik)
Hai máy bay trên bị các tay súng ở miền Đông bắn hạ vào lúc 14h25 theo giờ địa phương (19h25 cùng ngày ở Việt Nam) sau khi ném bom vào các vị trí của lực lượng đòi độc lập ở ngoại vi phía Bắc và Đông-Bắc thành phố Debaltsevo, nơi xảy ra giao tranh ác liệt trong những ngày gần đây. Một phi công đã kịp nhảy dù thoát chết.
Bất chấp những lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế, cuộc xung đột giữa lực lượng đòi độc lập ở miền Đông và quân đội chính phủ Ukraine vẫn tiếp tục leo thang, khiến Kiev phải tiêu tốn 5-10 triệu USD mỗi ngày cho các cuộc giao tranh. Đó là chưa kể con số hơn 5.000 người đã bị thiệt mạng trong hơn 9 tháng xung đột, cùng hàng nghìn người bị thương và khoảng một triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Trong tuyên bố mới nhất đưa ra ngày 4/2, Chủ tịch Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu ( OSCE), Ngoại trưởng Serbia Ivica Dacic, kêu gọi các bên xung đột nhanh chóng thiết lập cơ chế ngừng bắn tối thiểu 3 ngày tại khu vực Debaltsevo, đặt dưới sự trung gian và hỗ trợ của các quan sát viên OSCE. Nếu được thực thi, cơ chế này sẽ tạo điều kiện cho người dân sơ tán khỏi vùng chiến sự, đồng thời giúp khôi phục đàm phán hòa bình giữa các bên để tiến tới một cơ chế ngừng bắn ổn định, tạo cơ sở cho việc thực thi nghiêm túc thỏa thuận Minsk.
Video đang HOT
Trước đó, trong ngày 3/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kêu gọi Kiev đàm phán trực tiếp với lực lượng đòi độc lập ở miền Đông, đồng thời cảnh báo không nên quy trách nhiệm cho Moskva về cuộc xung đột này. Người đứng đầu ngành ngoại giao Nga bác bỏ mọi cáo buộc của phương Tây cho rằng Moskva hậu thuẫn lực lượng ở miền Đông Ukraine, đồng thời chỉ trích việc Mỹ ủng hộ Ukraine giải quyết cuộc xung đột bằng biện pháp quân sự chứ không phải bằng con đường ngoại giao.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng có chung quan điểm phản đối việc cung cấp vũ khí cho Kiev. Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn lời bà Merkel ngày 3/2 tái khẳng định Đức sẽ không cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine. Theo bà, hòa bình ở Đông Ukraine chỉ có thể đạt được bằng biện pháp ngoại giao và các bên liên quan cần phải tiến hành đàm phán về một lệnh ngừng bắn lâu dài ở miền Đông. Thủ tướng Đức đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh Mỹ đang cân nhắc khả năng hỗ trợ Ukraine một số loại vũ khí để chống lại lực lượng đòi độc lập ở miền Đông.
Theo TTXVN/baotintuc.vn
Các bên ở Ukraine nhất trí ngừng bắn từ ngày 9/12
Ngày 4/12, chính quyền Ukraine và lực lượng ly khai thân Nga đã đạt được một thỏa thuận mới, theo đó hai bên sẽ ngừng bắn dọc vùng chiến sự miền Đông từ ngày 9/12.
Các bên ở Ukraine sẽ bắt đầu rút vũ khí hạng năng từ ngày 10/12 tới.
Thỏa thuận là một phần của Thỏa thuận Minsk đạt được hôm 5/9 do Nga làm trung gian.
"Kiev đã chuẩn bị các biện pháp để đảm bảo việc thực thi thỏa thuận Minsk liên quan đến "Ngày yên ả", dự kiến bắt đầu vào ngày 9/12", Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết.
Theo một nguồn tin từ văn phòng Tổng thống Ukraine, tuyên bố trên của ông Poroshenko đồng nghĩa với việc Ukraine sẽ bắt đầu rút vũ khí hạng nặng khỏi tiền tuyến miền Đông từ thời điểm trên với điều kiện phe ly khai cũng phải tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn.
Chủ tịch Cơ quan lập pháp của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, ông Andrei Purgin, cũng xác nhận thông tin trên.
"Nhóm Minsk, bao gồm các quan chức quân sự của chúng tôi, Ukraine và các nhà điều đình của Nga và Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu, đã nhất trí ngừng bắn từ ngày 9/12", ông Purgin xác nhận khi trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn RIA của Nga.
Tuy nhiên ông này cũng cho biết đây chưa phải là một thỏa thuận chính thức trên văn bản
Trong phát biểu tại Hội nghị cấp cao của OSCE ở Thụy Sỹ, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh thỏa thuận Minsk là nền tảng cơ bản để giải quyết cuộc khủng hoảng tại khu vực Đông Nam Ukraine.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cũng có chung quan điểm này khi cho rằng một số điều khoản trong thỏa thuận Minsk cần được thực hiện trong thời gian sớm nhất nhằm tạo điều kiện để ổn định tình hình chính trị và kinh tế tại Ukraine.
Theo thỏa thuận Minsk đạt được hôm 5/9, chính quyền Ukrain và phe ly khai ở miền Đông nhất trí thiết lập vùng đệm phi quân sự dài 30 km nhằm hạ nhiệt căng thẳng trước khi đạt được một giải pháp chính trị. Tuy nhiên xung đột đã tái bùng phát sau khi châu Âu và Kiev không công nhận kết quả các cuộc bầu cử ngày 2/11 tại miền Đông Ukraine.
Vũ Anh
Theo Dantri/ AFP
Phe ly khai tại Ukraine tăng quân số thêm 100.000 người Lãnh đạo phe ly khai tại Đông Ukraine Alexander Zakharchenko ngày 2/2 tuyên bố sẽ triển khai kế hoạch chiêu mộ thêm 100.000 binh sỹ, trong bối cảnh giao tranh với các lực lượng Ukraine không ngừng leo thang. Xe tăng Ukraine được nhìn thấy tiến về Debaltseve trong ngày 1/2 (Ảnh: AFP) Trong những ngày cuối tuần qua, hàng chục người bao...