2 lỗi trầm trọng khi vệ sinh thực phẩm, vật dụng ăn uống mà mọi người hay mắc phải
Theo TS Từ Ngữ, thực phẩm và các dụng cụ ăn uống hàng ngày nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ trở thành nơi vi khuẩn tích tụ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan bệnh tật, còn rửa rau sai cách sẽ dẫn đến tình trạng càng rửa càng độc, thức ăn càng nhiễm bẩn.
Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm được đánh giá là một trong những vấn đề gây nhức nhối hàng đầu đối với tất cả mọi người, nhất là khi chưa có biện pháp hữu hiệu cụ thể nào được đưa ra nhằm giải quyết triệt để với những tình trạng thực phẩm bẩn, rau củ quả chứa thuốc trừ sâu hay thức ăn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật tràn lan trên thị trường.
Chưa kể, các thói quen sai lầm được duy trì từ nhiều năm nay khi vệ sinh vật dụng ăn uống như: bát, đũa, thìa,… cũng là nguyên nhân gây hại cho sức khỏe mà nhiều người vẫn thường xem nhẹ, không để ý tới.
Liên quan tới vấn đề này, nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho biết, công đoạn rửa – sơ chế – nấu nướng và bảo quản rau quả là vô cùng quan trọng trước mỗi bữa ăn.
Rửa rau quả là việc làm đơn giản nhưng nếu không biết cách sẽ dẫn đến tình trạng rửa sai cách, khiến càng rửa càng độc, thức ăn càng nhiễm bẩn còn thói quen để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; không được đậy kỹ sẽ làm cho thức ăn bị dính bụi bẩn, tạo điều kiện cho các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm.
Lý do là bởi thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi khuẩn vẫn phát triển… Điều này gây ra rất nhiều tác hại khôn lường, ảnh hưởng tới chính sức khỏe của mọi người.
Cùng với đó, TS Từ Ngữ (Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam) cũng cho rằng, nếu các vật dụng ăn uống hàng ngày không được vệ sinh đúng cách sẽ là nơi các loại vi khuẩn tích tụ, có thể khiến cả gia đình tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan bệnh tật, nhất là các bệnh do virus gây ra qua đường hô hấp, tiêu hoá.
Theo đó, TS. Từ Ngữ cũng đưa ra hướng dẫn cách vệ sinh vật dụng ăn uống và rửa rau đúng cách, nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn để loại bỏ những thói quen gây hại cho sức khỏe, cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và vật dụng ăn uống.
Trước thói quen ngâm rau trong nước muối hoặc thuốc tím với mục đích tiêu diệt giun, sán, chất hóa học của không ít người dân, TS. Từ Ngữ khẳng định, việc làm đó chỉ có tác dụng kéo dài thời gian rửa rau, hoàn toàn vô tác dụng trong việc tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng hay loại bỏ tồn dư chất hóa học trong rau. Chưa kể, thuốc tím thậm chí có thể gây phản tác dụng khi khiến rau thêm độc hại.
Video đang HOT
“Rửa rau không thể diệt được vi khuẩn. Mục đích của việc rửa rau là để loại bỏ đất, cát, rác, ký sinh trùng và một phần nhỏ thuốc bảo vệ thực vật.”, TS. Từ Ngữ nói.
Theo đó, TS. Từ Ngữ lưu ý cách rửa rau đúng cách sẽ được tiến hành như sau:
- Trước khi rửa rau cần nhặt bỏ lá vàng cùng đoạn gốc rễ của rau. Khi rửa rau không nên vò nát sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng bị thôi ra ngoài. Đối với các loại rau cải nhặt gốc rửa sạch mới cắt khúc sẽ giữ được chất dinh dưỡng trong rau hơn.
Chuyên gia chia cách rửa rau ra làm 2 loại:
Đối với các loại rau có thể chứa ký sinh trùng: Để không bị nhiễm ký sinh trùng, mọi người không nên ăn rau sống. Nếu có ăn rau sống, phải chọn rau có nguồn gốc. Đồng thời, khi mua rau về cần rửa từng tàu lá dưới vòi nước nhiều lần.
Đối với rau ăn lá: Rau mua về nhặt bỏ lá vàng, lá úng rồi thực hiện rửa trong chậu nước. Tùy theo rau có nhiều đất cát thì nên rửa nhiều lần, tuyệt đối không nên dừng lại ở việc rửa 3 lần.
Khi rau được rửa sạch nên luộc ngay, đồng thời chỉ nên thả rau vào khi nước đã sôi già, làm như vậy rau sẽ không bị mất đi các vitamin và khoáng chất do nhiệt độ cao.
Ngâm bát đũa trong bồn rửa qua đêm, cho nước tẩy rửa trực tiếp vào bát đũa hay không chờ bát đũa khô đã cất, thậm chí cầm một bó đũa và chà xát chúng lại với nhau để vệ sinh đều có thể khiến bát đũa trở thành nơi tích tụ vi khuẩn
Theo BS. TS. Từ Ngữ, vệ sinh vật dụng ăn uống cả trước và sau khi sử dụng là điều cần thiết.
Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý rằng, trước khi sử dụng nên nhúng qua bát đũa vào nước sôi. Việc làm này chỉ mất vài phút mỗi ngày nhưng có khả năng tiêu diệt được những loại vi khuẩn gây hại lưu lại trong quá trình sử dụng trước đó.
Đồng thời, sau khi sử dụng xong, vệ sinh bát đũa cần được phân loại. Đối với những chén đĩa đựng rau hay cốc uống nước lọc có thể sử dụng nước để rửa sạch. Còn với những chén bát bám nhiều dầu mỡ nên sử dụng bằng hai cách sau: nước rửa chén chuyên dụng hoặc nước vo gạo.
“Sử dụng nước rửa chén chuyên dụng có ưu điểm là tiện lợi và tạo cảm giác sạch sẽ nhanh chóng, nhưng phải đảm bảo tráng qua nước nhiều lần. Vì nếu không rửa sạch, chất tẩy rửa còn sót lại trên bát đĩa, khi sử dụng để đựng đồ ăn, các chất tẩy rửa xâm nhập vào cơ thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa và dẫn đến những triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng…”, TS. Từ Ngữ nêu rõ.
Nói thêm về các loại nước rửa chén chuyên dụng có thể giúp vệ sinh bát đũa sạch sẽ tối đa, TS. Từ Ngữ cho biết, nước vo gạo cũng là một cách làm sạch bát đũa rất hiệu quả. Nước vo gạo không chỉ có tác dụng làm sạch phần dầu mỡ bám trên chén bát mà còn giúp khử mùi tanh do thức ăn một cách dễ dàng mà không gây độc hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, sau khi vệ sinh bát đũa, mọi người nên để trong rổ hoặc giá đựng bát cho ráo nước, sau đó mới xếp vào ngăn tủ đựng bát đũa. Không chỉ thê,s để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối, mọi người có thể phơi ở ngoài nắng hoặc nếu có điều kiện nên sử dụng một số loại máy hong khô bát đũa chuyên dụng.
Học sinh ăn vặt xúc xích rán, nem chua trước cổng trường nguy hiểm mức nào?
Thực phẩm không an toàn đang đe dọa đến sức khỏe của người dân. Đặc biệt, nó xuất hiện ở khắp mọi nơi, thậm chí là trường học - nơi được xem là môi trường an toàn của học sinh.
Báo Lao Động trích đăng bài viết "Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm nơi trường học" của ThS.BS Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia).
Các hàng quán bày bán thức ăn cho học sinh tại cổng Trường Tiểu học Đống Đa, Hà Nội. Ảnh: Kỳ Anh
Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư liên tịch về việc hướng dẫn công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục, trong đó có nội dung: Các cơ sở giáo dục cần phối hợp với chính quyền địa phương kiểm soát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cấm các loại hàng rong bán thực phẩm xung quanh các trường học khi không đủ điều kiện vệ sinh theo quy định.
ThS.BS Nguyễn Văn Tiến. Ảnh: NVCC.
Thực phẩm không an toàn
Trước cổng trường luôn có đầy đủ các món ăn khoái khẩu, đa dạng của học trò như xúc xích rán, nem chua rán, thịt bò khô, bánh chuối rán, bim bim, kem,... kể cả các loại nước nước uống đóng túi với đầy đủ màu sắc, hương vị. Mức giá chỉ dao động từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng. Với mức giá trung bình, hương vị hấp dẫn, hình thức bắt mắt, những loại thực phẩm này được các em học sinh săn đón nhiệt tình.
Phần lớn đây đều là thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bao bì, nhãn mác. Thậm chí những đồ ăn vặt được chế biến, bày bán ven đường nằm kề miệng cống, sát đường đi xe cộ qua lại, không che đậy, bụi bặm. Các nguyên liệu để chế biến nem chua rán, thịt bò khô, tương ớt, mỡ/dầu rán,...đều không rõ nguồn gốc suất xứ, chất lượng kém, thời hạn sử dụng chỉ có người bán mới biết.
Dầu/mỡ dùng để chiên rán, dùng đi dùng lại nhiều lần đã chuyển màu từ màu trắng vàng trong chuyển sang sẫm màu (dầu/mỡ đã biến chất sinh ra một số chất độc hại). Dụng cụ để chế biến, chứa đựng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không được che đậy.
Thức ăn đường phố mất vệ sinh, nhưng không ít các bậc phụ huynh lại tỏ ra khá dễ dãi trong việc chiều theo sở thích, nhu cầu của con. Việc này đã tạo cho học sinh thói quen ăn quà vặt mất an toàn vệ sinh trước cổng trường và tiềm ẩn nguy cơ đến sức khỏe, bệnh tật của trẻ.
Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc cao
Những thức ăn đường phố bày bán ở nhiệt độ bình thường, môi trường có nhiều bụi, nhiều người qua lại, không được che đậy cẩn thận nên rất dễ bị ô nhiễm vi khuẩn, thời gian để càng lâu thì mức độ ô nhiễm càng cao. Do điều kiện thiếu nước các dụng cụ đựng và chế biến không được rửa sạch và thường bị ô nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
Mặt khác người chế biến thức ăn đường phố vì chạy theo lợi nhuận nên có thể mua các thực phẩm đầu vào không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh, sử dụng phẩm màu công nghiệp, đường hóa học trong chế biến thức ăn, đồ uống có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Đối với một số món phổ biến như nem chua, mối nguy hại của món này nằm ở vi sinh vật gây bệnh có trong nguyên liệu. Với đặc thù là thịt sống rồi làm chín bằng sinh học chứ không phải làm chín bằng nhiệt nên sự tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh ở món ăn này rất khó khăn và có thể không chắc chắn có thể gây ngộ độc cấp tính cho người sử dụng.
Ngoài ra, trong xúc xích có nitrit được sử dụng như một chất bảo quản. Trong quá trình nấy, nitrit kết hợp với amin tự nhiên trong thịt, cá để hình thành hợp chất nitrosamin gây ung thư. Cũng có nghi ngờ cho rằng nitrit có thể kết hợp với các amin trong dạ dày để tạo thành nitrosamine gây ung thư tiêu hóa.
Để hạn chế việc học sinh sử dụng đồ ăn vặt, gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ để giải quyết vấn đề này. Các bậc phụ huynh nên hạn chế việc để con em mình sử dụng những đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán trước cổng trường.
Thay vào đó, chuẩn bị bữa sáng cho con ở nhà, chọn những loại thực phẩm có nhãn mác, được quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng, thương hiệu rõ ràng. Về phía nhà trường cũng cần có công tác quản lý học sinh, tuyên truyền thông tin vệ sinh an toàn thực phẩm để giúp các em tự ý thức bảo vệ sức khỏe của mình.
Rau trồng nơi không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng ra sao? Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng của rau củ. Ô nhiễm không khí (ONKK) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, những người sống trong môi trường không khí ô nhiễm thường hay mắc những chứng bệnh liên quan đến vấn đề hô hấp. Ngoài những tác động trực tiếp thì môi trường không...