2 loại xe bọc thép hiện đại nhưng “ế khách” của Nga
BTR-90 và BTR-T là 2 loại xe bọc thép chở quân được đánh giá rất cao của Nga nhưng lại đang lâm vào tình cảnh không có đơn đặt hàng từ cả trong và ngoài nước.
1. Xe bọc thép chở quân BTR-90
Thông số kỹ thuật:
Cấu hình trục bánh: 88
Khối lượng chiến đấu: 20.920 kg
Tốc độ tối đa: 100 km/h
Dự trữ hành trình: 800 km
Vũ khí: Pháo tự động 30mm 2A42; súng máy PKT 7,62mm; súng phóng lựu 30mm AGS-17; tên lửa chống tăng.
Góc quay tháp pháo (độ): -5 đến 75, 360
Đạn dự trữ trên xe:
Pháo 30mm 2A42: 500 viên
Súng 7,62mm PKT: 2000 viên
Phóng lựu AGS-17: 400 viên
Video đang HOT
Tên lửa chống tăng: 4
Tên lửa phòng không vác vai: 2
BTR-90 là loại xe chiến đấu được phát triển nối tiếp sau BTR-80 với khả năng cơ động địa hình tốt, hỏa lực được tăng cường và khả năng sống sót cao dựa vào những thiết kế cách tân. Chiếc xe bọc thép chở quân (APC) BTR-90 này dựa trên thiết kế kỹ thuật cao có hỏa lực mạnh, khả năng cơ động và sống sót đáng nể, được cho là tốt hơn tất cả các phiên bản APC nổi tiếng trước đây của Nga và những xe bọc thép hiện đại của các quốc gia khác trên thế giới,.
Cả hai lực lượng Bộ binh cơ giới lẫn Lính thủy đánh bộ đều có thể sử dụng BTR-90 trong vai trò xe yểm trợ hỏa lực, xe chuyển quân, xe trinh sát hay xe tuần tra.
BTR-90 với tên lửa chống tăng bên cạnh tháp pháo
Sự cơ động của loại thiết giáp này dẫn đến việc có thể sử dụng cho nhiều mục đích đa dạng như chiến đấu, chỉ huy, điều khiển, thông tin, kỹ thuật hay xe tải thương… tất cả các phiên bản trên đều dựa trên khung xe BTR-90 cơ bản.
BTR-90 có vỏ giáp bằng thép hàn được thiết kế dựa trên những kinh nghiệm rút ra từ các cuộc xung đột trên thế giới đối với loại bọc thép chở quân. Động cơ BTR-90 nằm ở cuối xe, vị trí xạ thủ và trưởng xe được bố trí ở tháp pháo còn lái xe và khoang chứa lính bộ binh thì nằm giữa.
Trưởng xe có nhiệm vụ lựa chọn mục tiêu và theo dõi, khi cần thiết có thể trực tiếp điều khiển vũ khí. Binh sĩ trong xe sử dụng cửa trên nóc và các lỗ châu mai 2 bên thành để yểm trợ hỏa lực cũng tốt tương đương với việc sử dụng 2 cửa bên hông xe để làm việc đó, kể cả khi xe đang di chuyển.
BTR-90 trong những năm 1990
Cơ cấu vũ khí được đặt trên tháp pháo xoay bao gồm: 1 pháo tự động 30mm 2A42, 1 súng máy PKT 7,62mm đồng trục và 1 phóng lựu AGS-17 30mm. Tháp pháo còn có thể lắp thêm hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) để tăng cường năng lực tấn công. Thiết bị phóng tích hợp này cũng cho phép bắn tên lửa chống tăng từ mặt đất.
Mặc dù có những ưu điểm như vậy nhưng tiếc rằng quân đội Nga đã quyết định sử dụng dòng xe BTR-82A nâng cấp từ mẫu BTR-80 hiện có thay vì mua mới BTR-90. Cho tới nay BTR-90 vẫn bị “ế” trên thị trường vũ khí thế giới.
2. Xe bọc thép chở quân hạng nặng BTR-T
Thông số kỹ thuật:
Khung cơ sở: T-55
Khối lượng: 38,5 tấn
Tổ lái: 2 người
Binh sĩ trong khoang: 5 người
Vũ khí: Pháo tự động 2A42 30mm (200 viên)
Tên lửa chống tăng: 3 tên lửa AT-5 Konkurs
Tốc độ tối đa: 50 km/h
Dự trữ hành trình: 500 km
Những kinh nghiệm rút ra từ các cuộc chiến tranh của Nga tại Afghanistan và Tresnia đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc bảo vệ binh lính khỏi các mối nguy hiểm ngày càng đa dạng trên chiến trường.
Các mẫu xe bọc thép bánh hơi hiện đại như BTR-80 và BRDM, các loại xe thiết giáp bánh xích như BMP và MT-LB, không thể thường xuyên bảo vệ được binh sĩ trên chiến trường. Trong khi chờ được cung cấp các trang bị hiện đại hơn, người Nga đã cho ra mắt phiên bản xe bọc thép hạng nặng BTR-T dựa trên khung gầm T-55 với khả năng bảo vệ trước các vũ khí hiện đại tốt như một chiếc xe tăng chủ lực.
BTR-T dẫn đầu đoàn xe tăng Nga
Các phiên bản xe tăng T-55 đã lạc hậu và dần trở nên không hiệu quả trong điều kiện tác chiến hiện đại, do đó nó đã bị loại khỏi biên chế của quân đội Nga. Một số lượng lớn T-55 đã được xuất khẩu tới nhiều quốc gia nhưng hiện nay loại xe tăng này lại được tái sử dụng trong Quân đội Nga với tư cách xe bọc thép hạng nặng.
Điểm nổi bật của BTR-T là tháp pháo nhỏ gồm tổ hợp súng – tên lửa hiện đại gắn trên khung xe tăng. BTR-T có thể dùng để vận chuyển lính bộ binh cơ giới trong các điều kiện chiến tranh sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt hay trong tầm hỏa lực địch.
BTR-T nhìn ngang
Tổ hợp súng – tên lửa gắn trên BTR-T gồm pháo tự động 30mm và tên lửa chống tăng Konkurs, có thể hạ được các mục tiêu đa dạng từ xe thiết giáp nhẹ trên mặt đất hay trực thăng cho đến các mục tiêu hạng nặng như xe tăng chủ lực.
Cấu trúc xe được thiết kế lại để đủ chỗ cho 1 lái xe, 1 trưởng xe và 5 lính bộ binh. Hệ thống bảo vệ của BTR-T được tăng cường nhờ những ống phóng đạn khói tích hợp, hệ thống chống mìn và giáp phản ứng nổ ERA.
Các cấu hình vũ khí có thể sử dụng trên BTR-T
1. Pháo tự động 30mm 2A42; Bệ phóng ATGM Konkurs
2. Pháo tự động 30mm 2A42; Súng phóng lựu liên thanh AGS-17 30mm
3. Pháo 2 nòng 2A38 30mm
4. Đại liên NSV 12,7 mm; Bệ phóng ATGM Konkurs
5. Đại liên NSV ( 12.7 mm); Súng phóng lựu liên thanh AGS-17 30mm
Theo Tri Thức