2 loại hoa trồng ở phòng khách nở hơn 200 ngày trong năm, không cần chăm tưới nước
Việc chọn cho mình được những chậu hoa đẹp và có thể sinh trưởng, phát triển tốt trong nhà không hề đơn giản
Một ngôi nhà tràn đầy hương sắc của các loài hoa luôn là mơ ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, việc chọn cho mình được những chậu hoa đẹp và có thể sinh trưởng, phát triển tốt trong nhà lại không hề đơn giản. Đấy là do bạn chưa biết tới 2 loại hoa này, chúng có thể nở đẹp trong 200 ngày lại dễ chăm sóc, không cần tưới nhiều nước lại cho hoa đẹp rực rỡ.
Cây sống đời là dạng cây bụi thấp, mọng nước và sống lâu năm. Lá cây mọc đối, phiến là dày, hoa phổ biến màu hồng hay đỏ. Tuy nhiên ngày nay với kĩ thuật lai giống tân tiến, loại cây này đã có rất nhiều màu sắc đa dạng và tươi xinh. Lá cây dùng để đắp lên vết bỏng chính vì vậy mà nó còn có tên là cây chữa bỏng.
Loài cây sống đời hiện nay cũng có rất nhiều loại như cây sống đời ta (vì có hoa giống hình chiếc lồng đèn), sống đời Đà Lạt, sống đời đỏ (thường bông nhuyễn, đỏ thẩm trổ tập trung vào dịp tết), sống đời 5 màu ( hay còn được gọi là sống đời Thái),…
Những loại cây sống đời thường có sức sống vô cùng bền bỉ, có sức chịu đựng tốt, khỏe, ưa nắng nhưng có thể sống được một thời gian trong bóng râm.
Cây sống đời cũng rất dễ trồng, bạn không mất quá nhiều công sức để chăm sóc vì vốn dĩ nó là loại cây hoang dã. Bạn có thể trồng cây sống đời bằng cách bẻ hoặc cắt một lá già cắm xuống đất là được, nó có thể tự mọc rễ và đâm chồi nảy nở rất nhanh. Đặt biệt, loại cây này còn có khả năng tạo cây con từ kẽ lá các khía của mép lá. Tuy nhiên khi trông cây bạn cũng nên tránh để đất ngập úng.
Vì vẻ đẹp xanh non mơn mởn, và dễ chăm sóc nên cây sống đời cũng được nhiều người sử dụng làm cây để bàn. Cây sống đời thường được trồng trong các chậu cây nhỏ, đặt trên bàn làm việc hoặc ngoài lan can, ban công giúp tạo không gian xanh mát, tươi mới cho không gian sống và làm việc của bạn.
Video đang HOT
Hoa phong lữ thảo (quỳ thiên trúc) thường được trồng để trang trí nhà cửa, văn phòng… vì hoa có nhiều màu sắc, mùi thơm đặc trưng. Ngoài ra, lá có thể phơi khô có thể làm trà. Theo phong thủy, loài hoa này còn có khả năng trừ tà.
Hoa phong lữ có 2 loại là hoa phong lữ đứng và hoa phong lữ rủ. Hoa phong lữ đứng là cây thân thảo có cấu trúc mọng nước, nhưng nếu trồng lâu năm, thân sẽ dần hóa gỗ, cao khoảng 20cm – 50cm và trên thân cây có lông tơ mỏng màu trắng bao phủ.
Còn với hoa phong lữ rủ, lá và hoa sẽ có xu hướng tỏa tròn xung quanh chậu, sau đó rủ mình xuống cực kì mềm mại, duyên dáng. Lá phong lữ có dạng hình thùy với răng cưa ở phiến lá, lá màu xanh mướt, mềm mại dịu dàng nhưng lại được bảo vệ khỏi các loài côn trùng bởi một lớp lông tơ dày nhám.
Với hương thơm đặc trưng, hoa phong lữ mang đến cảm giác thoải mái, yên bình, giúp giải tỏa căng thằng, mệt mỏi, tiếp thêm niềm tin, động lực.
Hoa phong lữ không quá kén điều kiện ánh sáng và nhiệt độ, bạn có thể trồng ở phòng khách, ban công, vườn nhà, hay trồng vào chậu treo ở vị trí cửa sổ, mái hiên nhà đón nắng mai.
Vì có nguồn gốc từ vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, với hoa phong lữ bạn không cần tưới nhiều nước để tránh úng rễ. Chỉ cần tưới 1 lần/ ngày khi thấy mặt đất đã se khô, tưới ở dạng phun sương để nước thấm từ từ vào đất, tránh gây tổn thương thân, rễ cây.
Những loại hoa này chỉ cần hái một cành cắm vào đất là sống, cho hoa xum xuê
Những loại hoa này không chỉ đẹp mà còn dễ trồng.
Hoa sống đời
Sống đời là loại cây ưa sáng nên cần lựa chọn đặt chậu ở những nơi có ánh sáng chiếu với thời gian dài như cửa sổ, ban công... Nhiệt độ lý tưởng cho cây hoa phát triển tốt là khoảng 12,7 - 32 độ C.
Cây sống đời thường nở hoa từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Màu sắc hoa sống đời khá đa dạng từ đỏ, hồng, vàng, cam... Hiện nay trên thị trường có một số loại giống như sống đời ta (bông lồng đèn), sống đời Đà Lạt (bông trổ lồng đèn nhưng lá lớn), sống đời đỏ (bông nhuyễn, đỏ thẩm trổ tập trung vào dịp tết nguyên đán), sống đời 5 màu (bông nhuyễn, 5 màu trổ tập trung vào dịp Tết nguyên đán)...Bạn có thể lựa chọn loại hoa tùy thuộc vào sở thích.
Tùy vào từng chủng loại sống đời mà có cách nhân giống khác nhau. Thông thường người ta thường nhân giống bằng cách cắt cành để giâm xuống đất. Giâm trong bóng mát đến 1 tháng sau cây ra rễ mạnh mang vào dụng cụ trồng đã chuẩn bị sẵn.
Cây sống đời là loại cây hoa ưa ẩm nhưng không chịu ướt. Do đó, cần phải tưới nước vừa đủ cho cây, không được tưới quá nhiều và khi trồng cây vào chậu cần lưu ý đến việc thoát nước của chậu cây. Trung bình 3-4 ngày tưới/lần.
Khi tưới nước, cần chú ý là tưới chậm chậm và tưới xung quanh, dưới gốc cây. Không tưới trực tiếp trên hoa hoặc lá hoặc để nước đọng nhiều trên lá của cây hoa sống đời. Loại bỏ hết nước đọng lại trong khay hoặc đĩa trồng để tránh làm úng và thối cây.
Hoa hồng
Hoa hồng là nữ hoàng của các loài hoa, là loại cây chịu cắt tỉa rất tốt, những cành hoa hồng còn khỏe được cắt cành cũng thích hợp nhất để nhân giống hoa hồng leo, bạn có thể cắm cành hoa hồng vào trong giá thể, 5 ngày nữa sẽ ra rễ. Điều bạn cần làm sau đó chỉ là để nguyên trong 10 ngày rồi chuyển chậu. Như vậy, cả quy trình nhân giống chỉ trong 15 ngày bạn đã có một cây hoa tốt.
Thu hải đường
Thu hải đường là loại cây trong nhà ưa bóng râm, không thích hợp với những ánh nắng mặt trời vì khi bị ánh nắng chiếu trực tiếp vào lá sẽ bị cháy. Đặt cây trong nhà, nơi có nhiều ánh sáng nhưng không phải ánh sáng trực tiếp. Tránh trồng cây ở các cửa sổ phía Nam từ tháng 2-9.
Hoa thu hải đường có nhiều giống khác nhau từ cánh đơn tới cánh kép. Màu sắc hoa cũng khá đa dạng như màu trắng, hồng, đỏ tươi đến vàng nhạt, vàng nghệ... Bạn có thể tìm mua giống hoặc lấy giống từ cây có sẵn trong nhà tùy thuộc vào điều kiện và sở thích.
Thu hải đường thường được nhân giống bằng củ hoặc cành lá. Thời điểm thích hợp trồng hoa là vào khoảng tháng 3. Trước tiên, bạn có thể cắt những lá mập của thu hải đường, giữ lại phần cuống lá, cắm vào đất cát. Cây mới sẽ bén rễ từ 10 đến 15 ngày. Sau khi cây đâm chồi nên trồng trong chậu lớn sau đó bón phân.
Thược dược
Hoa thược dược thích hợp trồng ở nhiệt độ khoảng 15 - 30 độ C. Nó là loại cây ánh sáng, ưa ẩm cao, nhưng không chịu được ngập úng.
Chọn những cành hoặc chồi nách, cành bánh tẻ, không quá già, không quá non, có sức sống khỏe với chiều dài từ 6 - 8cm, có từ 3 - 4 lá xanh tốt, không bị sâu bệnh để đem giâm. Cành to, lá nhiều thì giâm thưa (3 x 3cm); cành nhỏ, ít lá giâm dày hơn (2,5 x 2,5cm); mùa Thu giâm dày hơn mùa Hè.
Cắt cành giâm vào buổi sáng, đem xử lý và giâm ngay để tránh mất nước, cây héo sẽ ảnh hưởng đến ra rễ. Sử dụng các chất kích thích sinh trưởng như IAA, IBA hoặc NAA pha loãng nồng độ từ 25 - 50ppm, nhúng gốc cành vào dung dịch trong 10 - 15 giây để kích thích cây nhanh ra rễ.
Cắm gốc cành sâu 1,5 - 2cm trên nền luống hoặc trong các khay nhựa chuyên dụng có chứa đất sạch. Có thể giâm bằng hai cách: Giâm khô (cắm gốc cành vào cát sạch rồi tưới nước) hoặc giâm ướt (tưới đẫm nước cho cát ẩm rồi giâm cành). Thời gian cho cành giâm ra rễ khoảng từ 10 - 15 ngày tùy theo thời tiết. Thường xuyên tưới đủ nước bằng cách phun sương cho cành giâm nhanh ra rễ. Sau 12 - 15 ngày kể từ khi giâm có thể bứng đem trồng ra vườn được.
Những loại hoa vừa làm đẹp sân vườn vừa xua đuổi muỗi Việc lạm dụng nhang hay thuốc trừ muỗi về lâu dài có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe nhưng việc trồng thảo dược quanh vườn lại khác. Hương thơm dễ chịu của hoa oải hương được tin rằng khiến muỗi tránh xa. Không chỉ vậy, loại hoa này còn có khả năng chống nấm và khử trùng nên là loại cây...