2 lạng thịt, 1 bó rau và bài học làm người từ cô giáo chủ nhiệm
Đến bây giờ, khi đã ra trường và có gia đình, tôi vẫn không quên những kỷ niệm cũ, khi tôi còn trên ghế nhà trường và được cô mang đến những bó rau, ít thịt để ăn.
Một bó rau và túi thịt của cô đã giúp chúng tôi nên người. Ảnh minh họa.
Tôi sinh ra ở một miền quê nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Nhà tôi ở tít trong một xã vùng núi, xung quanh bao bọc là núi đồi, cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn và lạc hậu.
Năm lên cấp 3, tôi phải ở trọ để đi học cho tiện vì nhà tôi cách trường 13 cây số. Lần đầu tiên xa nhà, tôi nhớ quê, nhớ cha mẹ, nhớ cây cối trong vườn mà ở nhà ngày nào tôi cũng leo trèo hái quả ổi, quả khế ăn ngay trên cây, nhớ cả đàn chó con mới sinh… Tất cả khiến tôi lúc nào cũng đau đáu mong cho đến cuối tuần để được cha đón về nhà.
Có lẽ khoảng thời gian ở trọ đó, tôi ám ảnh và buồn nhất là mỗi buổi chiều, khi trời nhá nhém tối. Khoảng thời gian đó, nếu như ở nhà sau khi ăn xong tôi sẽ được cùng cha mẹ ngồi xem ti vi 30 phút rồi mới vào bàn học bài. Đó là khoảng thời gian tôi được cha mẹ hỏi han và kể mọi thứ chuyện trên đời.
Tôi là con út quen được cha mẹ chiều từ nhỏ. Nhà dù nghèo nhưng lúc nào mẹ tôi cũng phần những thức ngon cho ăn. Khi còn ở nhà, cứ đi học về là tôi đã được mẹ bê cho mâm cơm nóng hổi rồi thúc giục ăn. Từ khi xa nhà trọ học, tôi phải tự túc hoàn toàn.
Phòng trọ ở đối diện cổng trường. Hồi đó, cứ khoảng 11 giờ 30 tan học là tôi chạy ù về nấu nướng để kịp giờ học buổi chiều. Tôi ở cùng một cô bạn nhà cũng cách trường 10 km. Nhiều khi đồ ăn không còn, hai đứa chỉ kịp ăn bát cơm nóng chan với nước mắm rồi vội vã chợp mắt để đi học tiếp.
Video đang HOT
Nhà xa lại nghèo hơn so với các bạn học cùng ở vùng thị trấn, cứ đầu tuần xuống phòng trọ là hai đứa được bố mẹ chuẩn bị cho đồ ăn cả tuần từ rau củ, trứng, cá khô… và 20 nghìn tiêu cả tuần. Nhiều khi đồ ăn hết, nước mắm hết, tiền cũng hạn hẹp, hai đứa nghĩ ra cách chưng cá kho với muối và cho thêm nhiều nước vào để làm nước mắm. Trưa nào về muộn lại vội để đi học chiều, hai đứa chúng tôi chỉ kịp cho thêm ít dầu vào nước mắm tự chế nấu nóng lên trên bếp ga mini rồi ăn vội vàng.
Năm 12, tôi và cô bạn ở cùng được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi tỉnh môn tiếng Anh. Tần suất những buổi học thêm càng dày vì ngoài những môn học luyện thi tốt nghiệp ra, mỗi tuần chúng tôi còn thêm 3 buổi luyện tiếng Anh nữa.
Thời gian gần đến ngày thi, cô còn gọi hai đứa sang học cả ngày Chủ nhật. Trưa ngày Chủ nhật đó, sau khi học xong, cô giáo bảo sang phòng trọ xem hai đứa sinh hoạt như thế nào.Vừa bước chân vào căn phòng chật hẹp, nhìn cái bàn để sát ngay chiếc giường đơn cho hai đứa nằm nghỉ. Bếp ga mini và xoong chảo ngay đưới chân bàn học, cô giáo ái ngại nhìn quanh rồi thử mở nồi ra.
Hai đứa xấu hổ đến đỏ mặt vì cái nồi nước mắm cá tự chế đó. Vậy mà cô chẳng nói gì, chỉ hỏi chuyện gia đình hai đứa ở quê như thế nào rồi bảo ban chuẩn bị tinh thần vào tỉnh chiến đấu. Ngay trưa hôm sau, khi hai đứa vừa đi học về cô giáo bất ngờ vào thăm rồi đưa cho hai đứa túi thịt và bó rau muống.
Chúng tôi nhìn cô ái ngại xấu hổ, cô giáo bảo: “Hai đứa nấu ăn đi nhé, không phải ngại đâu. Các em cũng như con cô ở nhà. Ăn uống như thế cô xót lắm”. Mấy ngày sau đó, cứ khoảng 3 ngày cô lại mang đồ ăn đến cho 2 đứa tôi.
Nhiều lúc ngại quá, hai đứa bàn kế hoạch mang quà biếu lại cô nhưng chưa thực hiện được đã bại lộ và bị cô gọi riêng quát cho tơi bời. Thế là dẹp bỏ luôn ý định đó.
Rồi kỳ thi đến, hai đứa chúng tôi khăn gói vào tỉnh dự thi và đều đạt giải cấp tỉnh cả. Cô vui lắm. Mắt cô rạng rỡ mỗi khi nhìn hai cô học trò nhà nghèo mà chịu khó. Cô còn mua hẳn hai cái bút máy sịn tặng cho hai trò cưng dặn dò năm đó thị đại học tốt rồi về báo tin mừng cho cô.
Dù cô thương hai đứa như thế nhưng tôi biết, gia đình cô cũng không khá giả gì. Cô còn nuôi hai anh học đại học và bao mối lo khác. Người cô gầy lắm, có lẽ bởi cô còn nhiều lắm những trăn trở cuộc đời…
Năm đó chúng tôi đều đỗ đại học. Mùa hè năm 2004, hai đứa đạp xe xuống nhà cô chơi báo kết quả để chuẩn bị ra trường nhập học. Cô nhìn hai đứa bằng ánh mắt trìu mến, thân thương rồi cô gạt nước mắt vì vui mừng. Cuối cùng thì bao công cô vun vén cho hai đứa đã gặt được kết quả.
Sau này ra trường, chúng tôi đều có công việc và gia đình riêng nên không còn nhiều cơ hội về quê thăm cô nữa. Nhưng những bài học, những bó rau, gói thịt cá cô mang cho sẽ không bao giờ phai nhạt trong ký ức chúng tôi. Chúng là hành trang, là động lực để chúng tôi học tập và phấn đấu trên con đường đời của mình.
Theo Tin Tức
Bị đuổi học vì nói xấu giáo viên trên facebook: Gia đình chuyển trường cho học sinh
Trao đổi với phóng viên Dân trí, phụ huynh nữ sinh Nguyễn Thị Vũ Q. lớp 12A6 trường THPT Lê Lợi - Hà Đông cho biết, tâm lý của cháu vẫn chưa ổn định, nếu trở lại ngôi trường cũ càng gây căng thẳng thêm, do vậy gia đình viết đơn xin chuyển trường cho cháu.
Thông tin từ bà Hà Phương, phụ huynh của nữ sinh Nguyễn Thị Vũ Q. lớp 12A6 trường THPT Lê Lợi - Hà Đông bị nhà trường đuổi học 10 ngày vì lên facebook nói xấu cô giáo, cho biết: "Ngày 8/11, sau nhiều ngày xảy ra sự việc, lần đầu tiên Hiệu trưởng trường THPT Lê Lợi mời tôi đến trường để trao đổi và hướng giải quyết sự việc. Tại buổi làm việc, hiệu trưởng nhà trường mong muốn gia đình đưa cháu trở lại trường sớm nhất vào đầu tuần (hôm nay 9/11) để cháu hòa nhập lại với bạn bè".
Tuy nhiên, bà Phượng cho rằng, nhà trường đuổi học cháu và cô giáo có lời nói không tốt đã gây ra cú sốc nặng đối với cháu. Sau khi sự việc xảy ra, cháu thay đổi tâm lý, có biểu hiện trầm cảm. Thậm chí cháu đã có ý định nhảy từ tầng 3 của trường xuống để tự tử. Gia đình đã phải đưa cháu đi bệnh viện để điều trị.
Do vậy, để đảm bảo an toàn, ổn định tâm lý cho cháu, gia đình tôi có nguyện vọng chuyển cháu sang trường khác, để cháu có thể nguôi ngoai đi sự việc vừa qua, tập trung vào việc học tập vì kỳ thi đại học đang đến gần.
"Hôm nay (9/11), gia đình tôi sẽ gửi đơn xin chuyển trường cho cháu tới Ban Giám hiệu trường THPT Lê Lợi và Sở GD-ĐT Hà Nội. Đồng thời, gia đình chờ đợi hướng giải quyết của Sở" - Bà Phương nhấn mạnh.
Như Dân trí đã đưa tin, sau khi phát hiện học sinh Q, lớp 12A6 lên facebook có lời lẽ ám chỉ xúc phạm cô giáo chủ nhiệm với nội dung:"Thật chẳng hiểu nổ tại sao lại bị đối xử như vậy? Tại sao không nói thẳng ra rằng "vì không đi học thêm nên dù có trả lời đúng tôi vẫn không cho điểm. Thực sự mình không muốn vì một người như vậy mà phá hủy đi niềm yêu thích của bản thân về bộ môn Văn".
Ngày 12/10, Ban giám hiệu Trường THPT Lê Lợi (quận Hà Đông, Hà Nội) đã yêu cầu nữ sinh này viết bản tường trình. Trong bản tường trình, nữ sinh thừa nhận hành vi xúc phạm giáo viên trên trang cá nhân và viết bản kiểm điểm xin lỗi giáo viên và nhà trường.
Ngày 19/10, tại buổi chào cờ, nhà trường công bố quyết định đình chỉ học 10 ngày đối với nữ sinh này trong khi em đang nằm viện vì bị sang chấn tâm lý với hình thức kỷ luật mà nhà trường đưa ra. Sự việc khiến phụ huynh bức xúc, có đơn khiếu nại gửi Sở GD-ĐT Hà Nội.
Ngày 6/11, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng đã xuống trường làm việc và yêu cầu nhà trường báo cáo toàn bộ các văn bản kỷ luật học sinh.
Trao đổi với Dân trí, ông Dũng cho biết, khi nhà trường giải trình đầy đủ sự việc, Sở sẽ có chỉ đạo chính thức. Tuy nhiên, trước mắt, Sở yêu cầu nhà trường phải liên hệ với gia đình để đưa cháu trở lại trường trong thời gian sớm nhất.
"Làm giáo dục cái quan trọng nhất là sự tiến bộ của học sinh. Nhà trường là nơi giáo dục chứ không phải là nơi kết tội học sinh. Làm thế nào để nhà trường, học sinh và gia đình học sinh luôn tìm được tiếng nói chung thì giáo dục mới hiệu quả" - ông Dũng bày tỏ quan điểm.
Hồng Hạnh
Theo Dantri
Xem xét kỷ luật cô giáo đánh học sinh bầm mông Kể từ khi xảy ra vụ dùng thước gỗ đánh bầm tím mông học sinh, cô Phạm Thị Thanh Thảo đã bỏ dạy. Lãnh đạo nhà trường nhiều lần liên lạc nhưng cô Thảo tắt máy. Liên quan việc cô Phạm Thị Thanh Thảo, giáo viên chủ nhiệm lớp 2/1, Trường tiểu học Thuận Hòa (xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh...