2 lần vác cả trăm triệu đi trả nợ cho vợ, tôi có nên ly dị?
Lần trước, tôi đã phải bỏ hết số tiền tiết kiệm 300 triệu để trả nợ cho vợ, không ngờ gần 2 năm sau, tôi lại nhận hung tin vợ chơi lô đề nợ gần 400 triệu…
Cô ấy khóc lóc cầu cứu tôi trả nợ cho (ảnh minh họa: IT)
Nhà tôi ở giữa trung tâm thành phố của một tỉnh vùng núi phía Bắc. Hai vợ chồng tôi làm cán bộ nhà nước, vợ làm nghề y trong một cơ quan y tế của huyện, tôi vừa đi làm vừa mở thêm một cửa hàng kinh doanh thiết bị điện ở nhà. Chúng tôi có một con nhỏ hơn 4 tuổi.
Vợ tôi ngoài 30, tính tình khá thẳng thắn, ương bướng và ham chơi. Ngày còn yêu tôi chết mê chết mệt cái “cá tính” ấy, ai dè lấy nhau rồi, tôi phát sợ cái tính ham chơi của vợ: sắm sửa quần áo đắt tiền, đi liên hoan, tiệc tùng không biết chán.
Biết tính vợ như vậy nên khi vợ bảo cơ quan bắt đi học để hoàn thiện bằng cấp, sau này còn quy hoạch chức nọ chức kia là tôi gạt đi ngay. Ở nhà có chồng quản mà cô ấy còn đi chơi sớm tối, ở cơ quan thì suốt ngày liên hoan, rượu chè nên tôi không dám để vợ đi học xa dưới Hà Nội
Thế nhưng, sau nhiều lần vợ thuyết phục và hờn trách, rằng tôi không tạo điều kiện cho cô ấy nâng cao trình độ cho bằng thiên hạ, cứ để xã hội coi thường, rằng tôi không giúp cô ấy thăng quan tiến chức thì thôi lại còn làm rào cản trên con đường sự nghiệp của cô ấy. Thế là tôi đành chịu thua, ở nhà trông con cho cô ấy đi học xa, được cái cứ thứ 7, chủ nhật là cô ấy về và chỉ học 2 năm.
Tin liên quan
Tôi muốn chia tay sau khi ăn bữa cơm với mẹ chồng tương lai trong ngày ra mắt
Video đang HOT
Ở lớp vợ tôi, cô ấy lúc nào cũng rất máu mặt như đàn chị trong lớp, phần vì tính khí khá mạnh mẽ, phần vì tiền bạc rủng rỉnh (nhà tôi kinh doanh cũng khấm khá) nên rất được nể trọng. Được tung hô, ca ngợi như “đại ca” cô ấy càng lao vào ăn chơi, nhậu nhẹt với đám con trai nghịch ngợm, nhất là lô đề.
Vợ tôi chơi lô đề từ trước, nhưng giấu giếm nên tôi không biết. Nay xuống trường học sống có một mình không ai quản nên ra sức chơi bời như “cá gặp nước”. Lúc được thì lại phung phí vào quần áo, chơi bời, lúc mất là vay nợ chỗ nọ chỗ kia.
Cuối tuần nào vợ tôi cũng về nhà và mua quà cho hai bố con nên tôi cũng không để ý. Cho đến một hôm, cô ấy nghỉ học về giữa tuần nên tôi ngạc nhiên. Sau khi gạn hỏi lý do mới biết cô chơi lô đề nợ 300 triệu, giờ chủ nợ đang thúc ép và cho cô 3 ngày để lo trả. Cô định vay lũ bạn ở nhà nhưng chúng không có, thế là phải khai thật với tôi để trả.
Phải nói thực tuy chúng tôi cũng có chút của ăn của để nhưng không nhiều (vì tôi mới kinh doanh được vài ba năm) hai vợ chồng dành dụm được hơn ba trăm triệu dự định mua ô tô để đi nội đi ngoại cho con cái đỡ nắng mưa.
Nay cô ấy khóc sụt sùi và xin tôi tha thứ, hứa lên hứa xuống sẽ không bao giờ chơi nữa nên tôi đành rút tiền ra trả nợ cho vợ. Lúc ấy tôi bực lắm, đã định không cho vợ học hành tiếp, lôi cổ về nhà cho xong nhưng nhìn thấy vợ nước mắt ngắn nước mắt dài lại có vẻ thành khẩn nên thương.
Tôi không biết phải làm thế nào? Có nên li hôn hay tiếp tục vác tiền đi trả nợ cho vợ? (Ảnh minh họa: IT)
Thế rồi tôi thấy vợ chỉn chu hơn, qua một vài người bạn ở dưới Hà Nội cho biết cô ấy cũng bớt chơi bời, tập trung cho việc học, khi về nhà thấy vợ thường xuyên bếp núc con cái, bớt shopping là tôi thấy vui. Nói thực, tôi nổi tiếng là một người đàn ông hiền lành, yêu và chiều vợ hết mực, chỉ cần vợ biết lỗi là tôi bỏ qua hết.
Tôi tưởng mọi việc như thế đã yên ổn, còn 3 tháng nữa là vợ tôi hoàn thành khóa học và trở về với gia đình, công việc. Chẳng ngờ, mới hôm qua thôi là cuối tuần mà cô ấy không về, tôi gọi điện thì cô ấy không nghe máy.
Đợi hơn 1 ngày không liên lạc được, linh tính tôi mách bảo có chuyện chẳng lành. Tôi bắt xe ngay xuống chỗ vợ học thì mới vỡ lẽ, vợ tôi đang bị xã hội đen hỏi thăm vì nợ 400 triệu tiền lô không trả được.
Trong nước mắt, vợ tôi thú nhận là muốn kiếm tiền chuộc lại số tiền cũ mà chúng tôi dự định mua ô tô nhưng không thành, càng lao vào càng thua. Tôi chết điếng người, ức đến phát điên.
Gia đình tôi đã biết chuyện và bắt tôi ly dị nhưng tôi không muốn, nhưng trả nợ tiếp cho vợ thì tôi phải chạy vạy đi vay. Tôi không biết phải làm sao bây giờ?
Theo Dân Việt
Gen ly hôn: Cha mẹ ly hôn, con cái về sau cũng sẽ bước vào đường cũ?
Phải chăng có một loại gen di truyền mang tên "gen ly hôn"? Thế nên những đứa trẻ lớn lên trong gia đình có bố mẹ ly hôn thì cuộc hôn nhân của chúng về sau cũng dễ dàng tan vỡ?
(Ảnh minh hoạ).
Ngay từ khi bào thai được hình thành, cha mẹ sẽ di truyền cho con mình những yếu tố về ngoại hình như chiều cao, màu tóc, màu mắt, màu da,... và một số bệnh lý liên quan đến gen di truyền.
Nhưng bạn có biết, ly hôn cũng có thể di truyền được từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều đó có nghĩa là, nếu trong gia đình có bố mẹ ly hôn thì sau này những đứa con lập gia đình cũng có khả năng sẽ ly hôn. So với những đứa trẻ sống trong gia đình hạnh phúc, đứa trẻ sinh ra trong gia đình có bố mẹ ly dị có khả năng hôn nhân đổ vỡ cao hơn. Liệu có phải do cách nuôi dưỡng, giáo dục của hai trường hợp trên có sự khác biệt?
Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của tình trạng trên không liên quan nhiều đến cách nuôi dưỡng. Nói cách khác, nguy cơ ly hôn tăng lên có thể đã được mã hóa sẵn trong gen.
Tiếp đó, các nhà nghiên cứu đã phân tích số liệu dân số từ gần 20.000 cặp vợ chồng tại Thuỵ Điển từng được nhận con nuôi khi còn nhỏ để phân tích vai trò của yếu tố di truyền đóng vai trò ra sao trong việc làm tăng khả năng ly hôn của các cặp vợ chồng. Kết quả, nhóm đối tượng này có quá khứ ly hôn hoàn toàn tương đồng với cha mẹ đẻ và anh chị em ruột hơn là cha mẹ nuôi, mặc dù họ được nhận nuôi từ khi còn rất nhỏ.
Tiến sĩ Jessica Salvatore, chuyên ngành tâm lý học tại Đại học Virginia Commonwealth (Mỹ), cho rằng điều này chắc hẳn sẽ gây ngạc nhiên cho rất nhiều người, bởi nó chống lại tư tưởng khá phổ biến rằng con cái sinh ra trong gia đình có cha mẹ ly hôn là do ảnh hưởng nếp sống và có xu hướng thực hiện các hành vi giống cha mẹ mình.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Jessica Salvatore cũng nhấn mạnh yếu tố di truyền chỉ góp phần gia tăng nguy cơ ly hôn chứ không có nghĩa là những người có cha mẹ chia tay nhất định sẽ ly hôn trong tương lai.
Nhưng cũng không phủ nhận rằng yếu tố môi trường nuôi dưỡng cũng ảnh hưởng đến việc ly hôn về sau. Trên thực tế, nghiên cứu cũng tiến hành kiểm tra dữ liệu từ hơn 80.000 người trưởng thành đã từng sống với mẹ đẻ và cha dượng khi còn nhỏ.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra có mối tương quan giữa tỷ lệ ly hôn của người tham gia khảo sát với tỷ lệ ly hôn của cha đẻ, người mà họ không sống cùng. Tuy nhiên, cuộc sống hôn nhân mới của mẹ đẻ (với cha dượng) là một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới hôn nhân hạnh phúc của họ sau này. Điều này cung cấp thêm một số bằng chứng cho thấy môi trường sống thời thơ ấu có ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân của đứa trẻ sau này.
Tiến sĩ Jessica Salvatore cũng hy vọng rằng nghiên cứu của bà có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về nhiều khía cạnh cũng như lường trướcnhững yếu tố có thể khiến các cặp vợ chồng đi đến đổ vỡ hôn nhân.
Đồng thời, kết quả của nghiên cứu cũng là cơ sở để các chuyên gia tâm lý tham khảo và đưa ra lời khuyên đối với các cặp vợ chồng đang có nguy cơ tan vỡ. Nghiên cứu được thực hiện tại Thụy Điển (đất nước có độ tuổi kết hôn trung bình khá cao và tỷ lệ ly hôn cũng ở mức cao), do vậy tiến sĩ Salvatore không thể chắc chắn rằng những phát hiện này sẽ đúng với mọi quốc gia, nền văn hóa.
Như vậy, theo như kết quả nghiên cứu trên cho thấy gen di truyền ít nhiều có liên quan đến hành động ly dị nhưng không phải là yếu tố quyết định tình trạng hôn nhân của mỗi người. Mà môi trường sinh sống, cách giáo dục và suy nghĩ của mỗi người vẫn là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc hôn nhân của mỗi người.
Theo Phunutoday
Nhân tình của chồng khuyên tôi không nên ly dị Khi biết tôi có ý định ly dị chồng, cô ta đã tìm đến nhà và còn lên hẳn một bài thuyết giảng về đàn ông dài gần một tiếng đồng hồ và khuyên tôi không nên bỏ chồng. Nhân tình của chồng bất ngờ tìm tới tôi, khuyên không nên ly dị. (Ảnh minh họa) Từ trước đến nay, tôi luôn tự...