2 lần sinh, bay nhiều vẫn xứng là “cơ phó đẹp nhất Việt Nam” nhờ loạt bí quyết này!
Dù đã là mẹ 2 con nhưng cơ phó Võ Hồng Hạnh vẫn rất trẻ trung, xinh đẹp hơn nhiều so với tuổi thật.
Võ Hồng Hạnh được mọi người ưu ái gọi là “Nữ cơ phó xinh nhất Việt Nam”.
Làm quen với ngành hàng không từ năm 19 tuổi, Võ Hồng Hạnh (sinh năm 1985) được biết đến là một nữ tiếp viên xinh đẹp. Sau đó, vì nhiều cố gắng cô được đảm nhận vị trí tiếp viên trưởng, ở công việc mới này giúp cô có điều kiện ra vào buồng lái nhiều hơn nên từ đó Hồng Hạnh nảy sinh đam mê muốn trở thành phi công, chinh phục bầu trời.
Nói là làm, sau đó cô đăng ký tham gia lớp học phi công tại Mỹ. Và hiện tại Hồng Hạnh đã làm cơ phó được 2 năm. “Tôi yêu bầu trời lắm nên cố gắng theo đuổi giấc mơ làm phi công dù công việc này trước giờ phù hợp với nam giới hơn. Nhưng tôi từng nghĩ, tại sao nam giới làm được còn phụ nữ lại không?”.
Dung mạo xinh đẹp của nữ cơ phó.
Không chỉ làm chủ những chuyến bay một cách chuyên nghiệp, thận trọng và chính xác, Hồng Hạnh còn được nhắc đến là một nữ cơ phó xinh đẹp nhất Việt Nam. Nhưng cô khiêm tốn: “Đó là mọi người trêu tôi thôi chứ tôi không dám nhận mình xinh đẹp gì cả”.
Nhưng để giữ được dung mạo xinh đẹp, trẻ trung hơn tuổi thật Hồng Hạnh cũng phải chăm sóc khá cẩn thận. Cô kể, từ khi làm cơ phó, mỗi tháng cô bay ba tuần, nghỉ một tuần. Mỗi ngày cô bay 4 chặng, cơ trưởng và cơ phó thay nhau cầm lái. Nên việc ăn uống cũng khá thất thường. “Tôi ăn khá nhiều nhưng lại hạn chế ăn tối, vì giờ giấc không cố định nên chế độ ăn cũng bị ảnh hưởng nhưng tôi cố gắng uống thật nhiều nước để thanh lọc cơ thể, đào thải tốt và đặc biệt giúp da không bị cô khi ở áp suất cao”.
Dù đã 35 tuổi nhưng ai cũng nghĩ Hồng Hạnh chỉ như gái đôi mươi vì nhan sắc trẻ trung bất ngờ của mình.
“Bí mật” dưỡng nhan của nữ cơ phó xinh đẹp này là nước ép hoa quả và nước yến. Nước ép hoa quả cô thay đổi theo từng ngày như: cam, ổi, bưởi… còn nước yến thì duy trì thường xuyên để tăng sức đề kháng, đẹp da.
“Tôi chăm sóc da khá kỹ, nhất là việc tẩy trang và kem chống nắng. Nhiều người nghĩ trong buồng lái mưa không tới mặt, nắng không tới đầu thì cần gì dùng kem chống nắng nhưng không phải vậy. Tia UV và các tia có hại vẫn có thể tiếp xúc với da dù ở trong nhà hay trong buồng lái. Thậm chí tôi còn phải đưa các tấm chắn nắng để che lúc cần thiết”, nữ cơ phó cho biết.
Cô đốn tim với những bức ảnh chia sẻ trên trang cá nhân.
Vì lịch bay không cố định nên việc tập luyện của cô cũng thường xuyên bị gián đoạn. Hôm nào không có lịch bay cô sẽ đến phòng tập, còn những ngày bay cô sẽ tranh thủ lúc nghỉ ngơi, giải lao để tập các bài tập nhẹ nhàng, duy trì sức khỏe và độ dẻo dai.
Vóc dáng nuột nà của bà mẹ 2 con.
Nhờ chăm sóc da và tập luyện duy trì nên Hồng Hạnh giữ được sắc vóc đáng ngưỡng mộ.
Nhìn nữ cơ phó này không thua kém một hot girl 9X nào.
Cô còn được gọi là “bông hoa xinh đẹp trong buồng lái”.
Nguyên Bảo (danviet.vn)
Châu Âu hứng cú sốc kinh tế vì lệnh cấm của Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố lệnh cấm nhập cảnh người từ châu Âu để phòng ngừa dịch Covid-19, gây ra cú sốc kinh tế, nhất là ngành hàng không.
Hành khách đeo khẩu trang tại sân bay ở thủ đô Rome, Ý ngày 12.3. Ảnh Reuters
Lệnh cấm nhập cảnh mới áp dụng đối với tất cả công dân đến từ các quốc gia châu Âu thuộc khu vực Schengen, không bao gồm Anh, Ireland, Croatia, Romania, Bulgaria hay CH Síp. "Đây là biện pháp toàn diện và mạnh mẽ nhất để đối phó vi rút từ nước ngoài trong lịch sử hiện đại", Tổng thống Trump tuyên bố, theo AFP.
EU kịch liệt phản đối
Theo thông báo của Nhà Trắng, lệnh cấm do Tổng thống Trump ban hành bắt đầu có hiệu lực vào ngày 13.3 và kéo dài 30 ngày. Ông Trump lưu ý riêng công dân Mỹ vẫn được phép trở về nước từ châu Âu.
Tổng thống Trump hạn chế nhập cảnh từ châu Âu trong 1 tháng để chống dịch Covid-19
Các quan chức Nhà Trắng đã phải đính chính là lệnh cấm không áp dụng đối với hàng hóa sau khi ông Trump tuyên bố "một số lượng lớn hàng hóa từ châu Âu sẽ bị cấm". Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo công dân nên xem xét lại kế hoạch đi ra nước ngoài.
Tổng thống Trump cũng đổ lỗi cho Liên minh Châu Âu (EU) không có biện pháp hạn chế đi lại từ Trung Quốc, nguồn gốc của dịch Covid-19, dẫn đến những cụm lây nhiễm bùng phát ở Mỹ là do "những người trở về từ châu Âu".
Ngay sau đó, EU tiến hành cuộc họp để đánh giá tác động kinh tế từ lệnh cấm của Mỹ. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cảnh báo nguy cơ lệnh cấm gây gián đoạn kinh tế. "EU không tán thành việc Mỹ đơn phương ra quyết định áp dụng lệnh cấm đi lại mà không tham vấn. Đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng toàn cầu, không giới hạn ở bất kỳ lục địa nào và đòi hỏi sự hợp tác hơn là hành động đơn phương", theo tuyên bố chung của ông Michel và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen.
Đáp lại, Tổng thống Trump nói không tham vấn, thông báo trước với lãnh đạo EU về lệnh cấm vì "sẽ mất thời gian", đồng thời cảnh báo động thái này sẽ "ảnh hưởng lớn" đến nền kinh tế.
Dù được miễn trừ và không còn là thành viên EU, chính phủ Anh cũng bày tỏ sự thất vọng, đồng thời cảnh báo động thái của Mỹ sẽ tác động xấu đến nền kinh tế nước này. Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak nhấn mạnh không có chứng cứ chứng minh cấm đi lại có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.
Gây biến động thị trường
"Động thái bất ngờ của Mỹ đã làm biến động các thị trường chứng khoán và tác động lớn đến du lịch, khách sạn, nhà hàng và nhất là ngành hàng không, vốn đã chịu tổn thất nghiêm trọng kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát", ông William Reinsch, chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, trụ sở ở Mỹ), nhận định.
Các hãng hàng không châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, theo ông Reinsch. Chẳng hạn, cổ phiếu của Hãng Air France-KLM (Pháp - Hà Lan) đã giảm 15% và Lufthansa (Đức), British Airways (Anh) giảm gần 11% trong phiên giao dịch ngày 12.3. Còn Hãng Norwegian Air thì giảm 18%, theo Reuters.
Các nhà quan sát dự đoán tình trạng hỗn loạn tại hàng chục sân bay khắp châu Âu do hành khách cố gắng đến Mỹ trước khi lệnh cấm có hiệu lực. "Lệnh cấm khiến nhiều người hoảng loạn", Anna Grace, sinh viên người Mỹ (20 tuổi), nói với Reuters. Cô Grace đã vội vã đến sân bay Barajas tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha để lên chuyến bay trở về nhà ngày 12.3.
Bên cạnh đó, ông Harry Broadman, cựu quan chức Bộ Thương mại Mỹ, Giám đốc điều hành tổ chức nghiên cứu Berkeley, cho biết quyết định của Tổng thống Trump có thể bóp nghẹt thương mại dịch vụ giữa Mỹ - EU, đe dọa dòng chảy thương mại quốc tế và gây hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế trong ngắn hạn.
Thương mại hàng hóa và dịch vụ Mỹ - EU đạt tổng cộng gần 1,3 nghìn tỉ USD vào năm 2018. Cũng trong năm đó, Mỹ có thặng dư thương mại với EU là 60 tỉ USD. Năm 2019 chứng kiến mối quan hệ thương mại giữa hai bên trở nên căng thẳng. Trong vụ tranh chấp thương mại mới nhất liên quan đến việc chính phủ các nước châu Âu trợ cấp cho Hãng Airbus, Mỹ đã đánh thuế 25% lên một loạt hàng hóa, bao gồm rượu whisky Scotch, rượu của Pháp, Tây Ban Nha và pho mát Anh.
Theo thanhnien.vn
Thiệt hại từ Covid-19: Lên kịch bản xấu nhất cho ngành hàng không Việt Nam Cục Hàng không Việt Nam đã chuẩn bị 3 kịch bản cho ngành hàng không trước dịch Covid-19. Trong đó đã có kịch bản xấu nhất là tháng 8 mới hết dịch, thị trường sẽ giảm mạnh. Cục Hàng không Việt Nam đã lên 3 kịch bản cho ngành hàng không trước những ảnh hưởng từ dịch Covid-19 - Ảnh: Internet Cục Hàng...