2 lần nỗ lực cứu sống bệnh nhân, bệnh viện và bác sĩ không được đền ơn còn phải bồi thường gần 10 tỷ đồng vì lý do không ai ngờ được
Vì trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, bác sĩ đã cố gắng giữ lại mạng sống cho bệnh nhân nhưng cuối cùng lại bị kiện ngược lại vì lý do chưa từng thấy này.
Công việc của các bác sĩ, y tá trong tất cả các bệnh viện là cứu sống bệnh nhân bằng bất cứ giá nào và bất kỳ tính huống nào, thế nhưng lòng tốt của họ đôi khi lại mắc phải những vấn đề liên quan đến pháp lý mà nằm mơ người ta cũng không ngờ được. Vụ việc liên quan đến Bệnh viện St. Peter ở Helena (Mỹ) và bác sĩ Virginia Lee Harrison mới đây là một ví dụ.
Theo cáo trạng từ phía tòa án, vào ngày 21 tháng 3 năm 2016, bệnh nhân tên Rodney Knoepfle lên cơn đau tim, tình trạng đã rất nguy kịch. Ông được các bác sĩ trong bệnh viện, trong đó có bác sĩ Virginia, nhanh chóng làm hồi sức tim và thoát chết.
Ảnh minh họa.
Thực tế, trước khi vụ việc xảy ra, ông Rodney đã bày tỏ nguyện vọng không muốn được hồi sức. Tuy nhiên, trong lúc cấp bách, bác sĩ đã “quên mất” yêu cầu của ông và vẫn hành động như bản năng, ra sức cứu người.
Video đang HOT
Sang ngày hôm sau, tim của ông Rodney vẫn đập rất chậm, cơ thể không có phản ứng, các bác sĩ đặt nội khí quản và cho ông dùng andrenalin, từ đó giúp thoát khỏi tử thần thêm một lần nữa. Giữ được tính mạng sau 2 lần nguy kịch, ông Rodney được cấy máy tạo nhịp tim và được đưa vào viện dưỡng lão vào ngày 1 tháng 4 năm 2016, nhưng ông cho rằng bác sĩ đã không làm đúng theo yêu cầu của mình nên quyết định đâm đơn kiện Bệnh viện St. Peter và bác sĩ Virginia vì làm trái nguyện vọng của mình.
Năm 2018, ông Rodney qua đời ở tuổi 69 nhưng vụ kiện được vợ ông cùng các luật sư tiếp tục theo đuổi.
Thẩm phán tuyên phạt Bệnh viện St. Peter và bác sĩ Virginia Lee Harrison phải nộp 209.000 USD bồi thường cho các chi phí y tế và 200.000 USD (tổng số tiền gần 10 tỷ đồng) cho nỗi đau về thể xác tinh thần mà ông Rodney đã phải chịu đựng – Ảnh minh họa.
Kiểm tra hồ sơ y tế của Rodney ghi rõ, các nhà điều tra nắm được thông tin rằng ông Rodney đã “nói miệng” với bác sĩ về nguyện vọng của mình đồng thời đeo một băng xanh ở tay (DNR) thể hiện ý nguyện không muốn được hồi sức. (DNR là viết tắt của Do Not Resuscitate có nghĩa là “Đừng hồi sức/Không hồi sức”, đây là lựa chọn của các bệnh nhân sẽ được chữa trị như thế nào vào giai đoạn cuối của bệnh. DNR có thể giúp các gia đình tránh được các khó khăn và lựa chọn đau đớn).
Sau khi cứu bệnh nhân, bác sĩ Virginia ghi trong bệnh án rằng ông Rodney và vợ không muốn dùng nội khí quản và hồi sức thêm nữa, nhưng đồng ý các phương pháp cứu chữa khác.
Ngày 23 tháng 5 mới đây, Tòa án bang Montana đã kết luận Bệnh viện St. Peter và bác sĩ Virginia Lee Harrison phạm lỗi bất cẩn dẫn đến xâm phạm quyền bệnh nhân của ông Rodney Knoepfle, không chỉ 1 lần mà tới 2 lần.
Thẩm phán tuyên phạt Bệnh viện St. Peter và bác sĩ Virginia Lee Harrison phải nộp 209.000 USD bồi thường cho các chi phí y tế và 200.000 USD (tổng số tiền gần 10 tỷ đồng) cho nỗi đau về thể xác tinh thần mà ông Rodney đã phải chịu đựng.
Ngày 24/5, người phát ngôn của Bệnh viện St. Peter, Andrea Groom, cho biết bệnh viện không có bất kỳ bình luận nào về các vấn đề pháp lý.
(Nguồn: usnews)
Theo Helino
Người đàn ông 'chết đi sống lại' sau pha biểu diễn với rắn chúa
Yuttapong Chaibooddee, người đàn ông Thái Lan đã vượt qua tử thần để sống sót sau cú cắn bất ngờ khi biểu diễn với rắn hổ mang chúa.
Ảnh minh họa
Trong một buổi biểu diễn với rắn hổ mang chúa, Yuttapong Chaibooddee bất ngờ bị cắn vào tay phải. Anh nhanh chóng giật con rắn ra và ném nó xuống đất, sau đó anh bước đi vài bước rồi đổ gục.
Ngay sau khi gặp nạn, Yuttapong Chaibooddee được đưa di cấp cứu tại bệnh viện. Trong quá trình điều trị, Yuttapong Chaibooddee đã có thời điểm tắt thở, nhưng các bác sĩ điều trị tích cực và anh sống sót thần kỳ.
Sau 10 ngày điều trị, Yuttapong Chaibooddee vẫn còn nguyên vết bầm tím do rắn cắn, khắp cơ thể anh từ chân, tay đùi, cho tới môi đều thâm đen như bị bỏng.
Yuttapong Chaibooddee nói: "Tôi đã bị rắn cắn nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên nặng như vậy. Đó là rắn hổ mang chúa từ phía nam Thái Lan, nọc độc của nó rất mạnh. Tôi nghĩ rằng mình sẽ chết, các bác sĩ đã cứu sống tôi. Bản năng của rắn là cắn, bởi vậy nó không có lỗi gì cả. Vết thương của tôi hiện đang lành lại".
Công việc của Yuttapong Chaibooddee là biểu diễn với rắn, trước đó cha anh cũng làm việc tương tự và thiệt mạng do rắn cắn. Yuttapong Chaibooddee cho biết, làm việc với rắn rất nguy hiểm nhưng anh chấp nhận và tự chịu trách nhiệm với mọi rủi ro.
Theo nguồn tổng hợp
Khoảnh khắc bé 2 tuổi bị ô tô chèn 2 lần mà vẫn nhỏm đầu dậy Một bé 2 tuổi đã thách thức tử thần sau khi bị ô tô chèn 2 lần ở Trung Quốc. Khoảnh khắc bé 2 tuổi bị ô tô chèn 2 lần mà vẫn ngóc đầu dậy Video cho thấy ban đầu, bé nằm giữa đường và không có ai giám sát khi khi tai nạn xảy ra, theo báo địa phương. Ảnh được...