2 lần bốc biển 49-53, chủ xe chia sẻ: ‘Không buồn mà còn vui vì nhiều người chú ý nên công việc kinh doanh thuận lợi hơn’
Anh Trần Công Bách (Yên Thành, Nghệ An) đã 2 lần bốc được biển 49-53 theo quan niệm là xấu đối với nhiều người, nhưng anh lại cho rằng biển số này mang lại may mắn cho mình.
Anh Trần Công Bách bên cạnh chiếc Toyota Vios mang biển số 37K-533.49.
Ngày 2/12 vừa qua, anh Trần Công Bách (Yên Thành, Nghệ An) bấm ngẫu nhiên được biển số 37K-533.49. Thật tình cờ, cách đây khoảng 3 năm, anh cũng là người bấm được biển số 37A-949.53.
Sự việc này được nhiều người chú ý bởi dãy số 49-53 bị nhiều người chê là xấu, không mang lại may mắn cho chủ nhân. Tuy nhiên, anh Bách cho rằng đây lại là điều may mắn đối với mình.
Anh Trần Công Bách 2 lần bấm được biển số có dãy 49-53.
“Từ khi bấm được biển số 37A-949.53, tôi vô tình được nhiều người biết đến hơn. Kinh doanh lĩnh vực buôn bán xe đã qua sử dụng, việc bấm được biển số này lại giúp tôi có nhiều khách hàng hơn”, anh Bách chia sẻ.
Nói về việc bấm được biển số 37K-533.49, anh cho biết: “Tôi cũng không nghĩ mình 2 lần bấm được biển mà chẳng ai thích. Trước khi đi bấm biển, đồng chí công an hỏi thích số gì, tôi buột miệng bảo hồi trước đã bấm 49-53, giờ nếu bấm được 53-49 thì tài. Không ngờ, tôi bấm được thật.”
Video đang HOT
Chiếc Toyota Vios 2017 mang biển số 37K-533.49.
Theo anh Bách, trước đây biển số 37A-949.53 cũng được lắp vào một chiếc Toyota Vios, chiếc xe được bán sau đó chỉ 3 ngày vì… “được giá”. Trong khi đó, biển số mới 37K-533.49 cũng được anh lắp lên chiếc Toyota Vios đời 2017.
Anh cho biết, mình là người làm kinh doanh xe cũ nên có cơ hội sử dụng và thay đổi xe thường xuyên. Nhờ đó, việc bấm được biển số này lại mang đến nhiều niềm vui cho những người mua xe về để sử dụng. “Nếu những người mua xe để đi bấm được biển số này, chắc họ sẽ buồn. Vì thế, tôi xem như mình đã giúp họ một phần trong việc tránh biển số xấu”, anh nói thêm.
Người phụ nữ bỏ 560 triệu mua nhà, 10 năm sau được đền bù 14 tỷ đồng, chủ nhà cũ kiện ra tòa đòi chia 1 nửa: "Tôi có quyền nhận tiền"
Đã bán nhà cho người khác 10 năm, nhưng chủ nhà cũ vẫn tham lam khi thấy có khoản đền bù khổng lồ.
Vì lý do này, bà quyết kiện người mua nhà của mình ra tòa.
Thỏa thuận mua bán nhà nhanh chóng
Tại Thành phố Chifeng, Trung Quốc, một người phụ nữ đã chi 160.000 NDT (khoảng 540 triệu đồng) để mua một ngôi nhà cũ. Không ngờ, hơn 10 năm sau, ngôi nhà đó được chính quyền đến bù vì thuộc vào dự án xây dựng mới. Chủ nhân ngôi nhà có thể nhận được số tiền đến bù tới 4,19 triệu NDT (14 tỷ đồng). Điều bất ngờ là, chủ nhà trước đó tìm đến yêu cầu hai bên chia đều số tiền phá dỡ nếu không sẽ kiện cô ra tòa.
Cô Wei là một phụ nữ có đầu óc kinh doanh nhanh nhạy. Ở tuổi 33, cô đã tiết kiệm được khối tài sản kha khá. Cô tin rằng công việc kinh doanh cho thuê rất có triển vọng nên cô dự định đầu tư tiền tích cóp lâu nay để đổi lấy lợi nhuận lâu dài.
Một hôm, cô Wei thấy thông tin bà Liu đang cần tiền gấp và đang rao bán căn nhà cũ rộng 146,15 m2 bao gồm cả sân, vườn với giá 155.000 NDT. Địa điểm cách nhà không xa, cô Wei nhanh chóng tìm đến xem nhà.
Cô Wei không đồng tình chia tiền đền bù đất cho chủ nhà cũ.
Ưng ý với vị trí và không gian ngôi nhà cũ, thông cảm với hoàn cảnh của chủ nhà cũ, cô Wei quyết định mua nhà với mức giá 160.000 NDT, còn cao hơn mức giá rao bán khiến chủ nhà cũ rất biết ơn .
Vị trí ngôi nhà ở vùng nông thôn Trung Quốc, thủ tục chuyển nhượng nhà cũ khi đó rất rườm rà. Vì thế cả 2 bên thống nhất chỉ viết giấy sang nhượng quyền sở hữu bằng tay và có sự chứng kiến của bên thứ 3. Như vậy giao dịch đã hoàn tất.
Sau khi mua lại căn nhà cũ, cô Wei đã chi sổ tiền khá lớn để cải tạo căn nhà và thiết kế nội thất. Sau khi được cải tạo, căn nhà như lột xác, nhanh chóng tìm được người thuê với giá cao. Sau vài năm, cô Wei đã thu hồi được vốn đầu tư. Sau đó, cô tiếp tục đầu tư tiền xây thêm 2 căn nhà nữa trên phần sân trông trước nhà.
Với trường hợp thành công này, bà Wei quyết định tiếp tục xây hai tòa nhà trên khoảng đất trống trong sân và cho thuê. Nhờ thức thời, cô Wei làm ăn rất khấm khá, nguồn thu dồi dào.
Chủ nhà cũ tham lam
Sau hơn 10 năm sinh sống, kinh doanh ở mảnh đất mua được, cô Wei không ngờ cuộc đời mình lại có bước ngoặt lớn. Địa phương thông báo mảnh đất của cô nằm trên dự án xây dựng khu đô thị mới nên được đền bù một khoản tiền lớn.
Tuy nhiên, lúc này thì điều bất ngờ mới xảy ra. Bà Liu đã hơn 10 năm không liên lạc đột nhiên tìm đến nhà và yêu cầu cô Wei chia sẻ một nửa số tiền phá dỡ.
Cô Wei chất vấn bà chủ nhà cũ: Khi mua nhà tôi và bà đã thỏa thuận thống nhất giao dịch, tôi còn trả thêm tiền cho bà. Nhà thuộc sở hữu của tôi, tôi đã chi bao nhiêu tiền để sửa chữa nó. Tại sao bây giờ tôi phải chia tiền đền bù cho bà?
Bà chủ nhà cũ thấy đuối lý, thì tỏ vẻ nhượng bộ, yêu cầu cô Wei chi cho bà 1,5 triệu NDT trong tổng số 4,19 triệu NDT được đền bù. Bà cho rằng, giao dịch mua bán của họ chỉ là giấy tờ viết tay, thực tế quyền sở hữu căn nhà vẫn đứng tên vợ chồng bà. Nếu cô Wei không đồng ý chia tiền bà sẽ kiện ra tòa để đòi lại nhà.
Ở phiên sơ thẩm, bà Liu đưa ra các bằng chứng liên quan cho thấy bà sở hữu căn nhà cũ và hợp đồng chuyển nhượng đất ký với cô Wei là trái pháp luật.
Vụ việc được đưa ra tòa khiến dư luận xôn xao:
1. Việc truy tố bà Liu có cơ sở pháp lý.
Theo quy định pháp luật ở Trung Quốc thời điểm đó, nhà ở nông thôn không được bán cho người ngoài mà chỉ được giao cho người dân trong thôn, làng. Tuy nhiên, giao dịch giữa cô Wei và bà Liu đã vi phạm quy định liên quan và không có hiệu lực pháp luật.
Ngoài ra, cô Wei là người thành thị, không được sở hữu đất làm ruộng, mua nhà của nông dân nên kháng cáo của bà Liu là có cơ sở pháp lý.
Về mặt pháp lý, việc mua bán và chuyển nhượng đất ở nông thôn phải tuân thủ Luật Quản lý đất đai, các luật khác và các quy định quốc gia có liên quan.
2. Cô Wei không hài lòng với bản án sơ thẩm nên kháng cáo và thay đổi bản án sơ thẩm.
Trước khi ký hợp đồng, hai bên phải tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, công bằng. Tuy nhiên, bà Liu biết rằng nhà đất không thể tùy ý mua bán mà vẫn bán nhà cũ. Quyền sở hữu căn nhà và hai bên chỉ được thỏa thuận cá nhân.
Tòa án cấp hai cho rằng bà Liu phải chịu trách nhiệm chính và phải bồi thường cho cô Wei. Vì vậy, xác định số tiền phá dỡ 2,79 triệu NDT cho hai ngôi nhà được xây dựng sau vụ việc mua bán thuộc về bà Wei. Số tiền phá dỡ ngôi nhà cũ liên quan phải được trả lại cho chủ trước. Bởi cô Wei trả 160.000 NDT cho ngôi nhà, nên số tiền 1,24 triệu NDT còn lại được chia cho hai người theo tỷ lệ 30/70. Trong đó bà Liu nhận được 30% tổng số tiền.
"Tỷ phú giàu nhất mọi thời đại" Rockefeller dặn con cực thấm: 3 thói quen sẽ thay đổi số phận, dù có tầm thường đến đâu cũng có thể hoá rồng, phượng Không chỉ là doanh nhân thành đạt, "ông trùm dầu mỏ" Rockefeller còn nổi tiếng với những kinh nghiệm dạy con sâu sắc dựa trên những trải nghiệm phong phú. Rockefeller tên đầy đủ là John D. Rockefeller (1839 - 1937) được biết đến là tỷ phú đầu tiên trên thế giới. Ông là doanh nhân vĩ đại của nước Mỹ, "ông trùm...