2 khu tập thể phải ‘chống nạng’ ở Thủ đô
Để giảm thiểu nguy hiểm, hai khu tập thể C8 Giảng Võ và E6 Thành Công (Hà Nội) được chống đỡ bằng những khung sắt.
Được xây dựng từ đầu những năm 1970, hiện tại công trình nhà C8 Giảng Võ (Hà Nội) đang bị lún, lệch và ở mức độ nguy hiểm cấp D (cấp độ nguy hiểm nhất). Riêng cầu thang số 3 của khu tập thể này bị lún lệch mức độ lớn.
Khu tập thể E6 Thành Công cũng xuất hiện tình trạng lún lệch, kết cấu cầu thang bị thay đổi. Nhiều tấm tường có độ nghiêng vượt mức độ cho phép và được đánh giá ở mức độ nguy hiểm cấp C (xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ).
Ngày 30/6, UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu Sở Xây dựng và UBND Quận Ba Đình xử lý 2 công trình nguy hiểm trên địa bàn. Theo đó, đầu tháng 7 cơ quan chức năng đã dùng những giá thép để làm giá đỡ, ngăn sự xô lệch của tường
Trong tương lai 30 căn hộ nhà N06 khu đô thị mới Pháp Vân – Tứ Hiệp thuộc quỹ nhà tái định cư thành phố được dùng để tạm cư cho các hộ gia đình trong trường hợp phải di dời.
Các dầm chịu lực từ tầng 1 đến tầng 5 của khu tập thể C8 Giảng Võ và gầm cầu thang đã tách khỏi tường, vết nứt theo chiều ngang dài 5-7cm. Cơ quan chức năng dùng giá đỡ bằng khung sắt, tuy nhiên những vết nứt không được gia cố.
Để hạn chế nguy hiểm khu tập thể E6 Thành Công viết thông báo hạn chế người lên xuống và dắt xe máy qua lại…
… tuy nhiên vì không có chỗ để xe nên người dân thường xuyên dắt xe lên các tầng.
Video đang HOT
Bà Lương, tầng 4 khu tập thể Thành Công cho biết, từ khi cơ quan chức năng dùng khung sắt làm giá đỡ người dân yên tâm sinh sống.
Tại khu tập thể C8 Giảng Võ tình trạng xuống cấp nguy hiểm hơn.
Những giá đỡ cũng được dựng lên để hạn chế nguy hiểm như khu tập thể Thành Công.
Khi đề cập đến vấn đề di dời trong trường hợp khẩn cấp, đa số người dân đều không đồng ý. Họ khẳng định khu tập thể C8 Giảng Võ không nguy hiểm, đồng thời không muốn thay đổi môi trường sống.
Tuy nhiên những vết nứt, xô tường khiến ai chứng kiến cũng phải rùng mình. Nếu đứng từ cầu thang tầng 5 nhìn xuống sẽ dễ dàng thấy các khe hở rộng, thậm chí để lộ ra đoạn sắt gỉ.
Theo VTC
HN: 400 người nín thở sống ở nhà chờ sập
"Gần chục năm rồi, đêm nào mưa to tôi cũng thức trắng để ngăn nước tràn vào nhà. Có đêm ngủ quên, nước dâng sát mép giường, mùi hôi cống rãnh bốc lên nồng nặc" - Bà Đỗ Nguyệt Nga, 50 tuổi, sống trong "khu tập thể chờ sập" C5 (Quỳnh Mai, Hà Nội) nói.
Khoảng hơn 400 người ở khu tập thể C5, Quỳnh Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang phải sống trong ẩm thấp, tối tăm, cùng nỗi lo ngôi nhà có thể sập bất cứ lúc nào.
Khuôn mặt mệt mỏi, bà Đỗ Nguyệt Nga, 50 tuổi, sống ở tầng 1 chia sẻ: "Gần chục năm rồi, đêm nào mưa to tôi cũng thức trắng để ngăn nước tràn vào nhà. Có đêm ngủ quên, nước dâng sát mép giường, mùi hôi cống rãnh bốc lên nồng nặc. Mấy ngày nay, trời hay mưa về đêm, cả khu tầng 1 chẳng ai ngủ được. Nhà ở mà cứ như cái ao chứa nước vậy".
Ngày mưa, cư dân tầng 1 vội vã mang ván gỗ, đất sét để ngăn nước tràn. Trong khi đó, trên tầng 4 mọi người tìm cách che chắn, hứng dột. Người lớn nhắc trẻ con không ra hành lang chơi bởi những mảng vữa lơ lửng trên trần có thể rơi xuống bất cứ lúc nào.
Những hộ dân sống ở tầng 1 luôn có sẵn ván gỗ, đất sét. Trong ảnh, ông Nghiêm Minh Tuấn, phòng 1 -C5 đang chuẩn bị ngăn nước khi thấy trời sắp mưa.
Ông Nghiêm Minh Tuấn ở phòng 1, khu tập thể C5, kể lại: "Cách đây 2 tháng, khi cả gia đình đang ăn cơm bỗng nghe tiếng... ầm! Bụi bay tứ tung. Mọi người vội chạy ra ngoài, nhìn lại thấy cả một mảng trần chừng 1 mét vuông rơi xuống, may là không ai bị làm sao".
Dù luôn sống trong tâm trạng lo âu, sợ hãi nhưng nhiều gia đình vẫn chưa chuyển đi do không đủ điều kiện.
Ông Trần Duy Hùng, tổ trưởng dân phố C5 cho biết, khu tập thể này của Công ty Cơ khí công trình (Bộ GT-VT), được xây dựng từ năm 1960. Hiện khu C5 thuộc quản lý của Xí nghiệp quản lý nhà Hai Bà Trưng. Khu nhà có 80 hộ dân sinh sống với hơn 400 nhân khẩu.
Diện tích mỗi phòng trong khu tập thể chỉ 19m2, hầu hết các gia đình đều có 3 đến 4 thế hệ sống chung. Mỗi tầng chung nhau một nhà vệ sinh, nhà tắm, chiều tối mọi người phải xếp hàng đợi đến lượt.
Hành lang cũ ở tầng 1 khu tập thể C5
Ông Hùng cho biết thêm, từ năm 2003, khu tập thể đã xuống cấp trầm trọng. Hiện tại mái ngói tầng 4 vỡ, trần sụt nhiều mảng lớn trơ cốt gỗ. Nền của tầng 1 thấp hơn so với mặt đường hơn 1m. Cột trụ, dầm đỡ nứt toang, hở cả lõi sắt. Nguyên nhân do việc đào móng của các ngôi nhà xây dựng sau khiến khu C5 bị lún xuống và mặt đường ngày càng nâng cao lên.
"Chúng tôi đã nhiều lần làm đơn kiến nghị với Xí nghiệp quản lý nhà Hai Bà Trưng, cán bộ quản lý đến khảo sát nhưng đến nay vẫn chưa thấy phản hồi về việc sửa chữa. Chẳng biết người dân ở khu tập thể này còn phải sống trong sợ hãi bao lâu nữa", ông tổ trưởng dân phố C5 nói.
Một số hình ảnh ghi lại từ khu tập thể chờ sập C5 - Quỳnh Mai:
Khu tập thể C5 Quỳnh Mai xây dựng từ năm 1960, hơn 400 người dân đang sinh sống tại đây. Hiện tại khu tập thể đã xuống cấp trầm trọng.
Các mảng tường phía ngoài đã bong tróc gần hết
Hành lang cũ của tầng 1 tan hoang
Trần nhà tầng 4 sụt từng mảng lớn trơ cốt gỗ, hễ mưa là nước chảy lênh láng khắp cầu thang
Cầu thang nhiều đoạn nứt toác
Trần nhà phòng 1 - C5 sụt cả mảng lớn
Nền nhà ông Hoàng Thế Cường, phòng 102, nước đùn lên ướt sũng
Khu tập thể C5 Quỳnh Mai chỉ là một trong số rất nhiều khu tập thể đang xuống cấp, nguy hiểm ở Hà Nội
Mới đây, ngày 3/7, HĐND TP Hà Nội đã ban hành nghị quyết về một số biện pháp cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ, nhà ở xuống cấp; cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954. Trong đó, ưu tiên xây dựng lại các khu tập thể nguy hiểm mức độ C, D. Theo báo cáo của UBND TP, hiện trên địa bàn Hà Nội có khoảng 1.155 nhà tập thể cao 4 đến 6 tầng, 10 khu nhà cũ 1 đến 3 tầng và các nhà thuộc diện vắng chủ, cải tạo, tập trung tại các quận nội thành với tổng diện tích khoảng 5 triệu m2.
Theo Khampha
Đơn kêu cứu của 500 cư dân các ban Đảng trung ương bị "bỏ quên" Hàng chục cơ quan báo chí đã phản ánh điều kiện sống cơ cực của gần 500 cư dân sinh sống trong khu tập thể các ban Đảng ở Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội, nhưng lời kêu cứu chính đáng của công dân nhà B13 vẫn bị cơ quan chức năng "bỏ quên". Diện tích bể nước nhà B13 bị biến thành...