2 khu phố di sản tại Singapore “làm mưa làm gió” cộng đồng du lịch
2 khu phố di sản Singapore nổi đình nổi đám trên các diễn đàn hay cộng đồng du lịch, không chỉ có những cảnh đẹp truyền thống mà còn có nhiều món ăn ngon.
Nhắc đến Singapore, nhiều du khách ấn tượng về nét văn hoá đa dạng và độc đáo của đất nước nhỏ bé này. Bằng sự pha trộn giữa nhiều mảnh ghép văn hoá theo cách hết sức hài hoà, từ đó tạo nên một Singapore vô cùng thú vị. Chẳng phải tìm kiếm đâu xa, chỉ cần đi trong 1 khu phố nhỏ bé cũng thấy “mắt tròn mắt dẹt” với đủ thứ hay ho rồi!
Điển hình như thời gian gần đây, cộng đồng du lịch Singapore truyền tai nhau về 2 khu phố vô cùng độc đáo, có mặt trên cả Instagram hay Facebook” tại các khu shophouse đầy ấn tượng, không đâu xa chính là 2 khu phố Katong-Joo Chiat và Jalan Besar.
Shophouses được xem như những “viên ngọc di sản” đối với người Singapore. Đây là những ngôi nhà ở kiêm cửa hàng, được gìn giữ từ rất lâu đời cho đến ngày nay, trở thành những điển hình của vẻ đẹp kiến trúc trường tồn cùng thời gian.
Một ngôi nhà shophouse truyền thống thường có mặt tiền hẹp, một lối đi có mái che ở phía trước dành cho người đi bộ (còn gọi là five-foot way). Bên trong những ngôi nhà này có một khoảng sân nhỏ, cầu thang mở và giếng trời để tối ưu kiểu nhà có diện tích nhỏ, giúp mang ánh sáng vào nhà. Các kiến trúc, màu sắc, cách trang trí tùy thuộc vào thời gian xây dựng của từng khu nhà.
Trong đó, phong cách về sau (Late Shophouse Style) là phong cách khiến người ta phải trầm trồ nhất. Cách sử dụng màu táo bạo và gạch lạ mắt, cũng như sự phối hợp phóng khoáng giữa các yếu tố Trung Hoa, Mã Lai và châu Âu đã tạo nên những khu phố độc đáo, không chỉ ấn tượng với người dân bản địa mà còn thu hút đông đảo du khách nước ngoài.
KATONG – JOO CHIAT
Tới Katong-Joo Chiat, nhất định không thể bỏ qua món laksa (bún nước dừa cay) tại cửa hàng 328 Katong Laksa. Ở Singapore, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp cụm từ laksa, vì đây là một món ăn cực kỳ phổ biến và nổi tiếng với nhiều biến tấu khác nhau. Thế nhưng khác với các món laksa khác, Katong laksa nổi bật hẳn bởi hương vị cốt dừa cùng rất nhiều topping tôm, sò phủ bên trên. Mỗi bát Katong Laksa sẽ có giá khoảng 117 ngàn đồng cho cỡ nhỏ và khoảng 154 ngàn đồng cho cỡ lớn.
Món laksa (bún nước dừa cay)
Nằm giữa trung tâm Katong sôi động chính là trung tâm Di sản Á – Âu, nơi được nhiều người Á – Âu coi là quê hương từ đầu thế kỷ 20. Đây chính là nơi chúng ta có thể khám phá lịch sử và văn hóa phong phú của cộng đồng người Á – Âu tại Singapore.
Tới đây, bên cạnh những cuộc triển lãm khác nhau, các phòng trưng bày di sản, du khách còn có thể tham gia rất nhiều hoạt động khác như thưởng thức ẩm thực đặc trưng, thực hành nấu ăn, tham gia các lớp học múa… Từ đó, du khách sẽ có cái nhìn khách quan nhất về lịch sử cũng như nét phong phú trong đời sống của cộng đồng này tại đất nước Singapore.
Video đang HOT
JALAN BESAR
Chye Seng Huat Hardware Coffee Bar là một trong những điểm đến cực kỳ thú vị tại khu phố Jalan Besar mà bạn nhất định phải ghé qua. Đây được xem là một trong những quán cà phê ’sành điệu’ đầu tiên mở tại khu di sản này. Dù đã có rất nhiều hàng quán khác mọc lên, nhưng cho tới nay, nơi này vẫn được rất nhiều người yêu thích.
Chye Seng Huat Hardware Coffee Bar
Chye Seng Huat Hardware Coffee Bar có một khu vực ăn uống ngoài trời rất rộng rãi, nằm ngay cạnh khu vực cà phê. Đặc biệt, các nhân viên pha chế ở đây cũng khiến cho các thực khách cảm thấy ấn tượng vô cùng bởi những món đồ uống được tạo nên như tác phẩm nghệ thuật vậy.
Nếu bạn yêu thích sự đơn giản, yên tĩnh, hoặc muốn tìm một không gian trầm lắng để tâm hồn thư thái hơn, thì Antea Social chính là một địa điểm tuyệt vời. Đây là một quán trà nhỏ xinh, với phong cách thiết kế nội thất trang nhã, mang đến không gian phù hợp để bạn có thể sống chậm lại trong lúc thưởng vị ngon của tách trà phương Đông. Tại đây, bạn có thể trò chuyện nhẹ nhàng với những người bạn, hoặc đơn giản là ngồi thảnh thơi ngắm nhìn cuộc sống, tận hưởng sự thoải mái và dễ chịu ngay giây phút hiện tại.
Nếu muốn mang một chút kỷ niệm của Jalan Besar về nhà, bạn có thể ghé tới The General Co để mua sắm những món đồ da. Tại đây, những món đồ từ đơn giản tới phức tạp đều được tạo nên bởi đôi bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề. Bạn thậm chí có thể yêu cầu họ tạo thêm nét độc đáo cho món đồ của mình bằng cách thêu tên, hay thêm một ký hiệu riêng.
Phố cổ Lệ Giang, điển hình của du lịch bền vững
Được UNESCO ghi vào danh mục Di sản thế giới từ năm 1997, đến nay cảnh quan khu phố cổ Lệ Giang (Vân Nam, Trung Quốc) vẫn được gìn giữ một cách chân thực.
Đây được coi là một trong những điển hình về phát triển du lịch hài hòa và bền vững tại một khu phố cổ nơi vẫn còn người dân sinh sống.
Khu phố cổ Lệ Giang nằm trên vùng cao nguyên ở độ cao 2.400 mét ở Vân Nam, Trung Quốc. Khu vực di sản bao gồm 3 thành phần tách biệt là: Đại Nghiên cổ trấn (Dayan), Bạch Sa cổ trấn (Baisha) và Thúc Hà cổ trấn (Shuhe).
Những khu vực này được UNESCO ghi vào danh mục Di sản thế giới từ năm 1997. Tại phố cổ Lệ Giang, cảnh quan vẫn được gìn giữ một cách hiệu quả và chân thực. Kiến trúc tại đây nổi bật nhờ sự pha trộn của nhiều nền văn hóa đã kết hợp với nhau qua nhiều thế kỷ.
Lệ Giang cũng sở hữu một hệ thống cấp nước cổ xưa rất phức tạp và khéo léo vẫn hoạt động hiệu quả cho đến ngày nay.
Trong đó Đại Nghiên cổ trấn là khu vực quen thuộc nhất với du khách, thường là điểm check-in không thể thiếu trong tour Lệ Giang. Vị trí gần trung tâm mua sắm và lưu trú cũng giúp Đại Nghiên cổ trấn thu hút lượng khách du lịch nhiều hơn 2 khu phố cổ còn lại.
Được hình thành từ thời Nhà Minh, Đại Nghiên cổ trấn vẫn còn lưu giữ nhiều di tích lâu đời. Vô số ngôi nhà hai tầng, mái ngói, khung gỗ kết hợp các yếu tố kiến trúc và trang trí của các nền văn hóa khác nhau.
Bạch Sa cổ trấn (trong ảnh) được thành lập trước đó vào thời nhà Tống và nhà Nguyên, nằm cách Đại Nghiên cổ trấn 8km về phía Bắc. Thúc Hà cổ trấn nằm cách Đại Nghiên cổ trấn 4km về phía Tây Bắc cũng là những điểm tham quan đáng chú ý.
Từ thế kỷ 12, phố cổ Lệ Giang là trung tâm phân phối hàng hóa quan trọng cho tuyến thương mại giữa Tứ Xuyên, Vân Nam và Tây Tạng, đồng thời là nơi Con đường tơ lụa ở phía Nam nối với tuyến Trà mã đạo (Trà và Ngựa) thời kỳ cổ đại. Phố cổ Lệ Giang đã từng là một trung tâm quan trọng về giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các nhóm dân tộc khác nhau như Nạp Tây (Naxi), Hán, Tạng...
Ngày nay du khách đến thăm các cổ trấn tại Lệ Giang để được chứng kiến một không gian sống hài hòa. Những khu dân cư được xây dựng vừa phải, phù hợp với cảnh quan chung mà vẫn đủ tiện nghi. Môi trường sống dễ chịu, kết hợp với nét văn hóa bản địa, nghệ thuật dân gian mang phong cách độc đáo.
Đến phố cổ ở Lệ Giang, du khách vẫn quan sát được cuộc sống thường ngày của người dân bản địa. Không có những tiếng ồn của xe cộ hay âm thanh chát chúa từ loa công suất lớn, chỉ nghe văng vẳng đâu đó những bài hát nhẹ nhàng kết hợp với tiếng ghi-ta tại các quán cả phê.
Hệ thống nước đóng một vai trò quan trọng trong phong cách kiến trúc, bố cục và cảnh quan đô thị độc đáo của Đại Nghiên cổ trấn, khi đường phố chính và các con hẻm nhỏ hướng ra các kênh đào. Nhiều nhà ở và cây cầu được xây dựng bắc qua các kênh đào một cách hài hòa.
Theo UNESCO, các khu vực Đại Nghiên, Bạch Sa và Thúc Hà mà gọi chung là phố cổ Lệ Giang vẫn giữ nguyên bố cục tổng thể, hình thái đô thị, cảnh quan đường phố và phong cách kiến trúc của các triều đại phong kiến Trung Quốc, bất chấp các biến động trong lịch sử.
Những ngọn núi ở khu vực xung quanh Phố cổ Lệ Giang cũng được bảo tồn tốt. Trong đó có núi tuyết Ngọc Long (Ngọc Long Tuyết Sơn) nằm cách trung tâm Lệ Giang khoảng 1 tiếng chạy xe. Hệ thống núi này có nhiều đỉnh núi cao trên 5.000m, quanh năm tuyết phủ. Vì dãy núi rất lớn nên nhiều điểm có cáp treo, điểm lên cao nhất là hơn 4.506 mét và được coi là cáp treo đạt độ cao cao nhất Trung Quốc hiện nay.
Các di sản phi vật thể tại Lệ Giang bao gồm văn hóa Đông Ba, bản sắc người Nạp Tây và kỹ năng xây dựng khu nhà truyền thống ở phố cổ Lệ Giang đã được kế thừa và phát huy cùng với sự phát triển của xã hội. Những nét văn hóa này được thể hiện rõ hơn qua show nghệ thuật "Ấn tượng Lệ Giang" dưới chân núi tuyết Ngọc Long, khi các diễn viên chủ yếu là người dân địa phương biểu diễn phục vụ du khách.
Để bảo vệ và quản lý, phố cổ Lệ Giang đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định cấp quốc gia và cấp địa phương về bảo vệ di tích văn hóa, bảo vệ các thành phố, thị trấn lịch sử và văn hóa nổi tiếng.
Buổi tối tại Đại Nghiên cổ trấn vẫn sôi động và tấp nập du khách. Những loại hình dịch vụ gây tiếng ồn, như quán bar, nhạc sống... được tập trung tại một khu vực riêng, cách xa các không gian tĩnh lặng khác. Một số hàng quán ở phố cổ Lệ Giang có thể phục vụ khách hàng đến tận 3h sáng.
Những năm gần đây, cơ quan các cấp tại Trung Quốc về quản lý và bảo vệ một Di sản thế giới như Lệ Giang đã thực hiện nhiều biện pháp, trong đó có phản ứng tích cực với hoạt động giám sát của Ủy ban Di sản Thế giới (WHC), thực hiện nghiêm túc các quyết định của WHC, đồng thời tham vấn tổ chức chuyên môn và chuyên gia để bổ sung nghiên cứu về Giá trị nổi bật toàn cầu của phố cổ Lệ Giang.
Các công trình lịch sử như Vạn Cổ Lầu (trong ảnh) hay không gian cây xanh đều được gìn giữ nghiêm túc. Cơ quan chức năng tại Trung Quốc cũng tăng cường kiểm soát và quản lý việc phát triển du lịch và thương mại ở khu vực xung quanh di sản bằng cách điều chỉnh khu vực được bảo vệ. Việc ranh giới di sản và vùng đệm tại phố cổ Lệ Giang đang trong quá trình sửa đổi để bảo vệ tốt hơn Giá trị nổi bật toàn cầu của di sản này.
Dạo quanh Budapest, ngắm những công trình cổ kính Budapest - thủ đô của Hungary mang vẻ đẹp cổ kính, thơ mộng, cùng những công trình kiến trúc đẹp, thu hút du khách tham quan. Dòng sông Danube thơ mộng chia thành phố Budapest - thủ đô của Hungary thành hai bờ, một bên là Buda cổ kính và một bên là Pest trẻ trung, nối với nhau bằng những cây cầu...