2 HS đột tử tại trường, gia đình nghi do vừa chạy vừa đeo khẩu trang, bác sĩ nói gì?
Hai học sinh cấp 2 ở Trung Quốc đã bất ngờ qua đời khi đang chạy trong giờ thể dục. Phụ huynh của học sinh cho rằng nguyên nhân là vì vừa đeo khẩu trang vừa chạy dẫn tới ngạt thở. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì điều này không thể xảy ra.
Dịch COVID-19 vẫn đang xảy ra ở nhiều nơi và diễn biến phức tạp nên mọi người đều được khuyến cáo đeo khẩu trang để ngăn chặn dịch bệnh. Vài ngày trước, thông tin về hai học sinh cấp hai ở Trung Quốc đột ngột qua đời khi đang chạy trong giờ thể dục và vẫn đeo khẩu trang khiến nhiều người không khỏi hoang mang.
Theo tờ China Bussiness Daily, ngày 24/4, một học sinh 15 tuổi tên Xiao Li ở huyện Đan Thành, Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc bất ngờ ngã xuống khi đang tập chạy trong giờ thể dục vào lúc 2 giờ chiều và đã qua đời khi đang trên đường tới bệnh viện.
Ngày 30/4, cha của Xiao Li đã xem video giám sát của nhà trường và thấy rằng con trai đang vừa đeo khẩu trang vừa chạy khi sự cố xảy ra, ông nghi ngờ rằng đây là nguyên nhân của cái chết. Nhà trường tuyên bố rằng họ hy vọng sẽ tiến hành khám nghiệm tử thi để tìm ra nguyên nhân thật sự nhưng gia đình không đồng ý. Phía nhà trường sau đó đã bồi thường cho gia đình nạn nhân.
Cậu bé Xiao Li và cha.
Video đang HOT
Ngoài ra, vào ngày 30/4, một học sinh trung học 14 tuổi ở Trường Sa, Trung Quốc cũng đột ngột qua đời trong lớp giáo dục thể chất. Ảnh chụp màn hình trò chuyện trực tuyến cũng cho biết học sinh đeo mặt nạ N95 trong khi chạy và đã chết đột ngột nghi ngờ do ngạt thở.
Hai tin tức này ngay lập tức đã gây ra các cuộc thảo luận sôi nổi giữa các cư dân mạng và khiến nhiều người nghi ngờ liệu đeo khẩu trang khi vận động có gây nguy hiểm như vây.
Vào ngày 30/4, Cao Lanxiu, giáo sư tại Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc ở Thiểm Tây trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông cho biết không có mối liên hệ tất yếu nào giữa việc chạy khi đeo khẩu trang và đột tử.
Giáo sư Cao Lanxiu nói: “99% việc đeo khẩu trang sẽ không gây ra cái chết đột ngột. Nếu một học sinh cảm thấy khó thở khi đeo khẩu trang, học sinh đó có thể tự ý thức được và bỏ khẩu trang nên không thể có chuyện đeo khẩu trang dẫn tới đột tử.” Nói cách khác, mọi người sẽ theo bản năng là ngừng vận động và tháo khẩu trang kịp thời nếu cảm thấy thở kém.
Cao Lanxiu, giáo sư tại Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc.
Theo video giám sát và mô tả của phụ huynh, giáo sư Cao Lanxiu đánh giá rằng học sinh 15 tuổi ở Hà Nam có thể bị xuất huyết não do dị tật mạch máu não, dẫn đến ngất xỉu. Tuy nhiên, giáo sư cũng nhấn mạnh rằng nguyên nhân cụ thể của cái chết chỉ có thể biết được sau khi khám nghiệm tử thi.
Ngoài ra, một số chuyên gia sức khỏe khác cũng cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng có nhiều lý do dẫn đến cái chết đột ngột. Không tập thể dục trong thời gian dài trong dịch bệnh, và không khởi động trước khi chạy có thể là những lý do.
Các chuyên gia nhận định đeo khẩu trang khi vận động dẫn tới ngạt thở rồi tử vong rất khó có thể xảy ra.
Bác sĩ Wu Changteng bác sĩ cấp cứu Khoa Nhi cũng chỉ ra rằng đeo khẩu trang để chạy về mặt lý thuyết không có khả năng gây ra cái chết đột ngột. Nếu một người có ý thức rõ ràng, khi tích trữ carbon dioxide cao, não sẽ điều khiển và thực hiện hành động thở. Trừ khi hai học sinh trung học đó đeo khẩu trang khi đang mắc bệnh và sau đó thực hiện các hoạt động mạnh thì mới có nguy cơ.
Bác sĩ Wu Changteng cũng giải thích thêm rằng những người khỏe mạnh tham gia các hoạt động leo núi và chạy bộ không có khả năng đột tử vì đeo khẩu trang. Nếu họ không đủ thông khí, họ vẫn sẽ có các động tác hô hấp. Tuy nhiên, nếu người già hoặc người mắc bệnh hô hấp đeo khẩu trang và vận động mạnh có thể dẫn tới khó thở hoặc tử vong. Nhưng nếu là một học sinh trung học khỏe mạnh, đeo khẩu trang gây khó thở và tử vong đột ngột có xác suất rất thấp.
Những điều lưu ý khi bổ sung thức ăn cho trẻ từ 1 tuổi trở lên
Khi bổ sung thực phẩm cho trẻ từ 1 tuổi trở lên, có một vài lưu ý quan trọng mà cha mẹ nên nắm được.
Sau khi bé được một tuổi, bé gần như có thể ăn cùng các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, vào thời điểm này, điều đầu tiên bạn cần làm là đảm bảo thức ăn ở nhiệt độ phù hợp để tránh làm bỏng miệng bé. Khi cho bé ăn, mẹ nên nếm thử nhiệt độ của thức ăn trước. Tiếp đó, hãy cho bé ăn đồ ăn nhẹ và dễ tiêu hóa thức ăn, đừng cho bé ăn cay, mặn, quá béo, quá ngọt. Vì những hương vị này rất dễ ảnh hưởng đến vị giác của bé trong tương lai.
Mẹ cũng nên nhớ là tránh cho bé ăn thức ăn thái quá to vì có thể chặn khí quản của bé và gây ngạt thở. Lúc này bé vẫn đang tập nhai nên chưa thể nghiền thức ăn như người lớn. Do đó, khi thêm thực phẩm bổ sung cho bé sau một tuổi, hãy chắc chắn rằng bất kỳ thực phẩm nào bé ăn đều được nghiền hoặc cắt thành miếng nhỏ và dễ nhai. Đừng cho bé ăn ngũ cốc nguyên hạt, nho nguyên quả vì bé có thể bị hóc, nghẹn. Khi cho bé ăn xúc xích, thịt viên, kẹo cứng nên cắt nhỏ trước khi đưa cho trẻ ăn. Tư thế cho trẻ ăn tốt nhất là ngồi thẳng để tránh các tình trạng sặc, hóc.
Sau một tuổi, bé nên được cha mẹ cho dùng cốc để uống nước thay vì ống hút hay bình sữa để tránh ảnh hưởng đến răng và hàm. Trên một tuổi, sữa không còn là thực phẩm chính của bé nên mẹ chú ý chuẩn bị những bữa ăn đủ dinh dưỡng, cân bằng giữa các nhóm chất cho con.
Moon
Thuốc sốt rét 'cháy hàng', đội giá vì tin đồn chữa được Covid-19 Trong khi thế giới chưa chứng minh rõ ràng hiệu quả của loại thuốc trị sốt rét trên bệnh nhân Covid-19 thì tại Việt Nam người dân đã đổ xô đi mua dự trữ khiến loại thuốc này 'cháy hàng', giá tăng cả chục lần. Thuốc sốt rét Việt Nam sản xuất nhiều nơi bán đội giá 10 lần, từ 500 đồng/viên lên...