2 học sinh khiến 20 cô, thầy hiến tạng
Ở tuổi ăn chưa no lo chưa tới, ai cũng nghĩ việc vận động và thay đổi suy nghĩ về việc hiến tạng của hai cậu học trò là quá sức.
Một buổi tối cách đây một năm, cậu học trò Phạm Hùng, hiện là học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Du (huyện Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu) đang ngồi xem tivi cùng bạn là Đinh Hữu Thiên Phúc, hiện là học sinh lớp 11 cùng trường. Tình cờ tivi phát đi phóng sự về việc bé Hải An (bảy tuổi, sống ở Hà Nội) sau khi mất đi đã hiến đôi mắt của mình cho hai người được sáng mắt.
Bình thường, đôi bạn có chung sở thích xem chương trình ca nhạc, phim ảnh giải trí nhưng không hiểu sao khi xem phóng sự này, cả hai đều không muốn chuyển kênh và lặng người xúc động.
Hiến tạng trước tuổi 18
Phạm Hùng kể về ý tưởng khiến em và Phúc nghĩ rằng cần phải thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học chủ đề “Lan tỏa và thay đổi nhận thức việc hiến tặng mô tạng ở học sinh THPT” trong một năm qua: “Với từ khóa “nghĩa cử cao đẹp về việc hiến tặng mô tạng”, chúng em tìm thấy rất nhiều câu chuyện khác như Thiếu tá Lê Hải Ninh hiến tạng cứu sáu người ở Hà Nội và mẹ Ngần hiến tạng con trai cứu năm người ở Hà Nội. Mang những câu chuyện này đi hỏi các bạn xung quanh thì rất ít bạn hiểu được giá trị của việc làm này”.
Với sự dìu dắt của cô Nguyễn Thị Thúy, giáo viên môn công nghệ của trường, hai cậu học trò đã tiếp xúc nhiều học sinh của ba ngôi trường THPT trên địa bàn để khảo sát thêm suy nghĩ của các bạn về việc hiến tạng, đồng thời mở nhiều buổi sinh hoạt, thực hiện một số video tuyên truyền về nghĩa cử cao đẹp này tại các trường. Cô Thúy cũng là cô giáo đầu tiên của trường đăng ký được hiến tạng tại BV Chợ Rẫy.
“Khi lần đầu được hỏi nếu bản thân gặp bất trắc thì có đồng ý hiến tạng không, rất ít bạn đồng ý hiến với tâm lý ít cởi mở. Sau một năm, tụi em quay lại cũng với câu hỏi trên thì lại nhận được rất nhiều suy nghĩ, chia sẻ của các bạn về việc hiến tạng” – Hùng vui mừng kể.
Nhận thấy biến chuyển nhận thức của các bạn sau một năm thực hiện đề tài, Phúc nhận xét: “Hiện nay, học sinh vẫn còn thiếu kiến thức về việc hiến tạng, mối quan tâm của các bạn chủ yếu là các thần tượng âm nhạc và một số trò chơi giải trí. Em nghĩ nếu các bạn hiểu được ý nghĩa của việc mình làm thì sẽ không còn tâm lý ngần ngại nữa”.
Khá dễ dàng khi trao đổi với bạn bè cùng lứa nhưng Hùng và Phúc cũng gặp rào cản không nhỏ khi thuyết phục người lớn. “Khi mới đầu nghe em chia sẻ về quyết định sẽ hiến tạng sau khi mất, mẹ em thì ủng hộ nhưng ba em cương quyết phản đối vì muốn thân thể người thân toàn vẹn sau khi mất. Bà ngoại thì khóc, hốt hoảng khi nghe em cùng mẹ đồng lòng sẽ hiến tạng sau khi mất. Và mẹ dần dần giải thích cho ba và bà hiểu.
Mới đây bà em đã đồng ý và ba em mới xin đơn để làm thủ tục hiến tạng rồi” – Hùng bộc bạch.
Chỉ còn vài tháng nữa là bước sang tuổi 18, Hùng và Phúc chờ đợi ngày cầm trên tay tấm thẻ đăng ký hiến tạng.
Video đang HOT
Hai cậu học trò Hùng (bên phải) và Phúc say sưa nói về chủ đề thay đổi nhận thức về hiến tạng. Ảnh: HL
TS-BS Dư Thị Ngọc Thu trao thẻ đăng ký hiến tạng cho 10 thầy cô giáo. Ảnh: HL
20 thầy cô cùng đăng ký hiến tạng
Trong quá trình thực hiện đề tài, Hùng và Phúc đã cùng cô Thúy lên Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người BV Chợ Rẫy để tìm hiểu cặn kẽ thủ tục. Chuyến “vi hành” được nối dài khi chiều 26-11, TS-BS Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng đơn vị, đã đến tận trường để tham dự buổi tọa đàm thay đổi nhận thức về việc hiến tặng mô, tạng tại trường. Tại đây, BS Thu đã trao 20 thẻ đăng ký hiến tạng cho các thầy cô giáo tại trường và một cựu học sinh của trường là giáo viên của trường khác. Đặc biệt, trong số 20 thầy cô giáo có hai thầy cô là phụ huynh của em Hùng và Phúc.
Chia sẻ về nguyện vọng hiến tạng sau khi mất, cô Mai Thị Mai, giáo viên bộ môn giáo dục công dân, cho biết từng nhiều lần vào bệnh viện thăm người thân, chứng kiến nhiều người mắc bệnh nan y nên cô rất đồng cảm. “Cách đây một năm, khi nghe về hoạt động của hai em Hùng và Phúc tôi rất thích và cảm thấy đó là việc làm rất có ý nghĩa nhưng cũng lo sẽ quá sức đối với hai em. Giờ thấy các em hào hứng lan tỏa nghĩa cử này đến được với nhiều bạn đồng trang lứa, tôi rất vui khi đồng hành cùng các em” – cô giáo Mai bày tỏ.
Có bài tham luận xúc động tại buổi lễ, Nguyễn Quang Duy, học sinh lớp 12, chia sẻ trước kia em không hề quan tâm đến việc hiến tạng vì nghĩ “trời kêu ai người nấy dạ”. Tuy nhiên, sau khi được hai bạn Hùng và Phúc chia sẻ những số liệu về số người chết hằng ngày do không có nguồn tạng hiến thì em mới giật mình và tự vấn về lối sống của bản thân.
“Ở lứa tuổi này, chúng em chỉ quan tâm chuyện học hành, giải trí, hiếm có ai suy nghĩ được như hai bạn. Tại sao mình còn trẻ nhưng không thể làm được việc gì cho thế hệ sau được sống trọn vẹn hơn?” – Duy tâm sự. Em cũng cho hay đã suy nghĩ về việc sẽ hiến tạng khi đủ tuổi và thuyết phục người thân cùng đồng hành.
Cần có luật hiến tạng cho trẻ em
Theo TS-BS Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người BV Chợ Rẫy, ở các nước tiến bộ đã có quy định cho trẻ em được hiến tạng sau khi mất. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc này chỉ áp dụng cho người trên 18 tuổi. BS Thu từng nhận được nhiều cuộc gọi từ người thân muốn hiến tạng của các bé bệnh nặng không may qua đời, nhưng đáng buồn là bệnh viện không thể tiếp nhận được. “Cần xây dựng luật hiến tạng cho trẻ em dưới 18 tuổi, mở ra cơ hội cho trẻ em được nhận tạng đồng tuổi, đồng nghĩa sự chờ đợi sẽ ngắn lại” – BS Thu chia sẻ.
Tiên phong tổ chức đăng ký hiến tạng trong trường học
Từ buổi tọa đàm về hiến tạng do Trường THPT Nguyễn Du (huyện Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu) tổ chức, với sự tham dự của đại diện BV Chợ Rẫy, lần đầu tiên tại Việt Nam, việc đăng ký hiến tạng được diễn ra trong trường học. Đồng thời tại đây ghi nhận được việc làm tiên phong trong vận động hiến tạng của các em học sinh.
HOÀNG LAN
Theo PLO
Thông điệp "Cho đi là còn mãi" lan tỏa mạnh mẽ
Khoảng 1,5 năm sau khi đứa con trai của mình - Thiếu tá Lê Hải Ninh bất ngờ ra đi, hiến tặng toàn bộ mô, tạng cho y học, ông Lê Xuân Cựu cũng đã trút hơi thở cuối cùng ngày 10-10-2019.
Trước khi đi, ông đã để lại đôi giác mạc, tặng lại ánh sáng cho cuộc đời, viết tiếp những câu chuyện của gia đình, của người con quê Ninh Bình với tâm nguyện "Cho đi là còn mãi".
Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện ca ghép tạng.
Những câu chuyện đẹp lan tỏa thông điệp "Cho đi là còn mãi"
Là trường hợp thứ 341 của tỉnh Ninh Bình tình nguyện hiến giác mạc sau khi qua đời, ông Lê Xuân Cựu một lần nữa khiến nhiều người xúc động bởi sự tận hiến của ông. Cách đây hơn một năm, ông đã xúc động nghẹn ngào khi nói về quyết định hiến tặng toàn bộ mô, tạng của con trai mình - Thiếu tá Lê Hải Ninh cho y học. Và ngày 10-10, ông cũng không muốn sự ra đi của mình vô ích bằng việc hiến tặng giác mạc. Nối tiếp truyền thống của gia đình, hiện vợ và hai người con gái của ông Cựu đều đã đăng ký hiến tặng mô, tạng cho y học sau khi qua đời.
Chị Tạ Thị Kiêu (người vợ của Thiêu tá Lê Hải Ninh, người đã hiên tạng đê cứu sáu người) vẫn không thôi xúc động kể lại, nhiều ngày túc trực, chăm sóc chồng bị bạo bệnh, chị Kiều không ngừng mong mỏi chồng tai qua nạn khỏi. Đến khi biết chồng không qua khỏi, chị Kiều lại không ngừng tự tranh đấu với bản thân. Chị vừa mong anh ra đi thanh thản, nhưng lại muốn anh cứu sống nhiều người khác. "Em không biết việc làm của em là đúng hay sai. Em không biết anh có giận em hay không, em muốn anh cứu được nhiều người khác. Em muốn trái tim anh vẫn đập, phổi vẫn thở, đôi mắt vẫn sáng để dõi theo mẹ con em", chị nghĩ lại những lời từ biệt của mình với anh.
Rôi môt lân nữa thật bình dị, chị nói "Cho đi là còn mãi và nếu thật sự mà ghép được cho ai đó thì đâu đó anh nhà chị vẫn còn trên thế giới này để được thấy sự trưởng thành của các con em ạ", tiêng khóc nâc nghẹn lân trong lời kê của chị Kiêu.
Từ ý nguyện của gia đình Thiếu tá Lê Hải Ninh, sáu người đã được hồi sinh sự sống, trong đó có lá phổi của anh lần đầu tiên được ghép thành công cho một bệnh nhân bị suy hô hấp giai đoạn cuối. Món quà tuyệt diệu, trong veo giữa cuộc đời này với nhiều ước nguyện được gửi gắm từ sự hy sinh và nghĩa cử cao đẹp của Thiêu tá Lê Hải Ninh, của chị Kiêu, của gia đình thiêu tá Ninh đã tạo nên "kỳ tích" cho y học Việt Nam.
Những câu chuyện đẹp về hiến tặng mô, tạng đã được lan tỏa mạnh mẽ trong 1-2 năm gần đây. Năm 2018, người dân ở khắp nơi trong cả nước đều không khỏi xúc động và cảm phục về câu chuyện của bé Nguyễn Hải An (8 tuổi) ở TP Hà Nội đã hiến tặng giác mạc của mình do không thể qua khỏi căn bệnh ung thư. Hành động đó đã giúp người khác có cơ hội nhìn thấy ánh sáng. Đã có nhiều người chia sẻ mong muốn cũng được hiến tạng giống Hải An để có thể trao cơ hội được sống, được nhìn thấy ánh sáng cho những người không may gặp phải căn bệnh hiểm nghèo.
Có những người trước khi ra đi mãi mãi vẫn kịp giúp "hồi sinh" cho nhiều cuộc đời khác bằng cách hiến một bộ phận cơ thể mình. Đối với thân nhân của họ, dù nỗi nhớ thương da diết, nỗi đau quặn thắt về sự mất mát, nhưng điều hạnh phúc và niềm tự hào nhất với họ là người thân của mình vẫn hiện hữu trong cơ thể của người khác bằng những bộ phận được cấy ghép. Sự hồi sinh của những cuộc đời bằng nghĩa cử đầy nhân văn, cao đẹp thật đáng trân trọng.
Hơn 10 nghìn người đăng ký hiến tặng mô, tạng năm 2019
Trên thế giới, có đến 90% số tạng được lấy từ người chết não, còn ở Việt Nam thì ngược lại, có đến 90% tạng được lấy từ người hiến sống. Tại các nước phát triển, việc hiến tạng đã trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vẫn còn nhiều người dân chưa hiểu hết ý nghĩa cao đẹp này. Một số người thân của họ còn lo lắng về tâm linh khi ra đi không trọn vẹn thân thể, một số mặc cảm và sợ mang tiếng.
Trong khi đó, cả nước đang có hàng chục nghìn người đang chờ được ghép mô, tạng để duy trì sự sống. Hiện có hơn 10 nghìn người suy tạng (gan, thận) cần ghép; khoảng 300 nghìn người bị bệnh lý giác mạc mà không có giác mạc thay thế. Tại một số bệnh viện lớn, trung bình một ngày có hai đến bốn người bệnh bị chêt não, thậm chí có ngày nhiều hơn vì chấn thương sọ não và đôt quỵ, nhưng rất ít trường hợp tự nguyện hiến được mô, tạng.
ThS Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia cho biết, đến nay, số người đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết/chết não từ năm 2014 đến nay là hơn 30 nghìn người, trong đó, riêng năm 2019 số lượng đăng ký tăng mạnh tới hơn 10 nghìn người. Tuy nhiên, để tiếp tục tăng nguồn hiến mô, tạng, giúp nhiều người bệnh được cứu sống, cần có sự vào cuộc của cả cộng đồng.
Cũng như các bệnh viện khác, Bênh viên Trung ương Quân đội 108 đang đây mạnh các hoạt đông tuyên truyên và vân đông hiên tạng. Từ 2017 đên nay, bênh viên thực hiên 56 ca ghép tạng (bao gôm thân, gan, phôi). Bênh nhân sau ghép cơ bản ôn định. Nôi bât trong số đó là ca ghép phôi từ người cho chêt não đâu tiên tại Viêt Nam và thực hiên thành công ca vân chuyên ghép đa phủ tạng xuyên Viêt năm 2018.
Hiện cả nước đã có 18 trung tâm ghép tạng và trình độ ghép tạng ở nước ta được đánh giá ngang tầm với các trung tâm ghép tạng hàng đầu thế giới. Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong kỹ thuật ghép mô, tạng như tim, gan, thận, giác mạc và đặc biệt gần đây là các ca ghép phổi được thực hiện rất thành công, mang lại hy vọng mới cho những người bệnh.
TRẦN NGUYÊN - LINH NGỌC
Theo Nhân dân
Thầy giáo viết chữ bằng miệng với nguyện ước được hiến tạng Thấy sức khỏe ngày càng yếu dần, thầy giáo Phùng Văn Trường mong muốn được hiến thân xác cho y học để những bộ phận còn khỏe mạnh của mình một lần nữa hồi sinh trên cơ thể của người khác. Hành trình "viết cuộc đời" bằng miệng Sinh ra khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác, nhưng càng lớn lên, tay chân...