2 gợi ý hoàn hảo để đặt máy giặt trong không gian nhà tắm chỉ rộng vỏn vẹn 5m
Bạn sẽ làm thế nào để thiết kế được một vị trí kê máy giặt hoàn hảo khi nhà tắm rất nhỏ hẹp?
Máy giặt hiện nay là một thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nếu bạn may mắn sở hữu căn hộ có diện tích khá lớn, câu hỏi nên đặt máy giặt ở đâu sẽ rất đơn giản để trả lời.
Tình huống đặt ra là nhà tắm của bạn chỉ rộng vỏn vẹn 5m và trong nhà không còn vị trí nào khác để đặt máy giặt ngoài nhà tắm. Vậy thì bạn sẽ làm thế nào để thiết kế được một vị trí kê máy giặt hoàn hảo. Sao cho thuận tiện khi sử dụng mà không gian nhà tắm vẫn gọn gàng, thoáng đãng, đảm bảo tính thẩm mỹ?
Sau đây là 2 gợi ý hoàn hảo dành cho bạn:
Đặt máy giặt dưới bồn rửa
Máy giặt đặt dưới bồn rửa mang lại hiệu quả tiết kiệm không gian tuyệt vời. Thiết kế ở dưới bồn rửa cũng thuận tiện hơn cho quá trình thoát nước.
Với thiết kế này bồn rửa phòng tắm phải tùy chỉnh kích thước theo máy giặt. Điều này đòi hỏi chủ nhà cần tính toán lên phương án từ trước.
Dưới bồn rửa, bên cạnh máy giặt vẫn còn thừa một khoảng không gian. Bạn có thể đặt một chiếc tủ lưu trữ khác ở đó. Cách làm đó khiến không gian nhà tắm vốn nhỏ hẹp có hiệu quả lưu trữ tốt, máy giặt sử dụng thuận tiện mà tổng thể trông vẫn rất thoáng đãng, đẹp mắt.
Video đang HOT
Tích hợp cùng tủ lưu trữ phòng tắm
Sự kết hợp của tủ đồ phòng tắm và máy giặt cũng là một sự lựa chọn lý tưởng. Với cách sắp xếp này, bạn cần phải tính toán trước kích thước của máy giặt, sau đó thiết kế tủ lưu trữ sao cho ngăn đựng máy giặt vừa vặn tương ứng.
Khi kê máy giặt trong nhà tắm cần lưu ý những điều sau:
- Sử dụng máy giặt cửa ngang. Chỉ với thiết kế này thì bạn mới có thể tận dụng được khoảng không phía trên máy giặt, từ đó mà tiết kiệm diện tích. Đây là loại thiết kế được cho là cặp đôi hoàn hảo với những căn phòng tắm có diện tích hạn chế.
- Vì môi trường nhà tắm khá ẩm ướt nên bạn hãy chọn vị trí tương đối khô ráo để làm chỗ đặt máy giặt.
- Nếu máy giặt kê trực tiếp trên sàn nhà mà không có ngăn tủ riêng, bạn phải có phương án nâng máy giặt lên một chút, tránh tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà. Nước trên mặt sàn tiếp xúc với máy giặt sẽ gây ảnh hưởng đến độ bền của máy.
- Vị trí đặt máy giặt cần cách bồn tắm càng xa càng tốt, tránh việc nước trong bồn tắm bắn lên máy giặt, làm hại đến tuổi thọ của máy.
- Lời khuyên cho bạn là nên có tủ bảo quản máy giặt với cửa trượt hoặc cửa gấp. Cách làm đó sẽ bảo quản máy giặt tốt hơn.
Nên có tủ bảo quản máy giặt với cửa trượt hoặc cửa gấp.
5 sai lầm hàng đầu cần tránh khi sửa sang nhà bếp
Căn bếp sử dụng đã lâu, xuống cấp hay căn bếp không hợp phong thủy... bạn có đủ lý do để cải tạo, sửa sang lại nhà bếp của mình. Bạn có thể thay đổi thiết kế làm cho nó trở nên rộng rãi hơn, tiện nghi hơn.
Nhưng để bắt tay vào sửa sang thì đây là quyết định quan trọng và cần được tính toán cụ thể. Vì vậy để hiệu quả thay đổi như ý muốn, bạn nên thuê một công ty tư vấn thiết kế chuyên nghiệp. Tuy nhiên, có rất nhiều sai lầm phổ biến khi tu sửa, cải tạo nhà bếp mà bạn có thể mắc phải. Dưới đây là những sai lầm hàng đầu khi sửa sang nhà bếp cần tránh.
1. Không đủ ngân sách
Dù bạn muốn cải tạo đơn giản hay thay đổi lớn trong nhà bếp của mình thì quá trình này có thể khá tốn kém và có thể phát sinh kinh phí ngoài dự kiến. Đó là lý do tại sao khi tu sửa, bạn cần phải có một cái nhìn tổng quát, xem xét kỹ lưỡng cho sự thay đổi nhà bếp của mình.
Việc lên kế hoạch chi tiết, cụ thể bám sát vào ngân sách bạn có sẽ không khiến bạn gặp phiền phức và luôn trong tầm kiểm soát. Để an toàn hơn, bạn có thể phác thảo ý tưởng cải tạo và tham khảo báo giá từ các công ty xây dựng và công ty thiết kế nội thất chuyên nghiệp.
2. Không tìm kiếm chuyên gia:
Hầu hết mọi người thích tự thực hiện để tiết kiệm chi phí. Nhưng một số dự án cần sự trợ giúp của chuyên gia tư vấn. Đặc biệt cải tạo nhà bếp là dự án lớn, nó làm ảnh hưởng đến kết cấu xây dựng và toàn bộ thiết kế, trang trí của ngôi nhà, thậm chí ảnh hưởng đến những nhà hàng xóm nếu như bạn sống trong các chung cư. Vì vậy, dù tốn chút chi phí ban đầu để tìm sự tư vấn của chuyên gia thì cũng là khoản đầu tư chính đáng giúp bạn tránh phát sinh vấn đề sau này.
3. Sửa đổi, cải tạo lặt vặt:
Một sai lầm phổ biến khác cần tránh là thực hiện sửa sang và nhiều thay đổi nhỏ nhặt. Nhiều gia chủ đôi khi chỉ vì ngẫu hứng nhất thời, thấy điểm này điểm kia trong nhà bếp không phù hợp nên muốn thay đổi ngay lập tức. Sau khi sửa sang xong lại muốn thay đổi tiếp.
Hoặc do phụ thuộc vào kinh phí hiện có nên gia chủ chỉ cải tạo được một vài chi tiết. Sai lầm sửa chữa từng chút này sẽ khiến cho chi phí phát sinh và tăng nhiều hơn so với bạn nghĩ. Cho nên, cách tốt nhất bạn nên liệt kê những điểm, những chi tiết muốn thay đổi, cải tạo để thực hiện một lần và lên kế hoạch cụ thể.
4. Không có kế hoạch, thời hạn cải tạo cụ thể:
Thực tế khi thực hiện cải tạo, thay đổi nhà bếp do cá nhân gia chủ tự làm nên thường không tiến hành liên tục mà bị ngắt quãng và bị thay đổi do nhiều yếu tố tác động. Nên để hiệu quả thì cần đặt ra những mốc thời gian cụ thể để thực hiện lần lượt từng việc một cách khoa học, hợp lý và hoàn thành trong thời gian nhất định. Ví dụ như ngày công, ngày mua nguyên vật liệu, ngày khánh thành,...
5. Lập ngân sách nhiều hơn khả năng chi trả:
Việc cải tạo nhà bếp ảnh hưởng đến tổng thể các phòng liên quan như phòng khách, nhà tắm,...Vì vậy nên cải tạo đồng loạt một lần sẽ tốt hơn. Nhưng nếu kinh phí không đủ chi trả mà bạn cố gắng hết sức để thực hiện thì dẫn đến áp lực, mệt mỏi không cần thiết. Vì thế, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi bắt tay vào làm.
Nhật Bản tân trang nhà tắm công cộng Nhà tắm công cộng truyền thống của Nhật Bản đang khoác lên mình diện mạo mới khi mở thêm lớp học yoga hay trang bị đĩa hát vinyl nhằm thu hút du khách. Bên trong nhà tắm công cộng Kogane-yu tại Tokyo, Nhật Bản. (Nguồn: Nikkei Asia) Yoga hay đĩa than vinyl không phải là đặc điểm điển hình của sento - loại...