2 giờ phẫu thuật, đóng lỗ rò rỉ khí quản cứu bé 1 ngày tuổi
Bé N. vào Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 cấp cứu với chẩn đoán bị teo thực quản có đường rò rỉ, nguy hiểm đến tính mạng.
Chiều 19/5, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, đơn vị vừa phẫu thuật thành công cho bé gái mắc bệnh lý hiếm gặp.
TS.BS Nguyễn Thanh Xuân (bên phải) cùng ê-kíp thực hiện ca phẫu thuật.
Bé N.T.A.N. (1 ngày tuổi, trú Hướng Hóa, Quảng Trị) khi vừa sinh ra bị ngạt, bú yếu, khò khè, khó thở. Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị làm các xét nghiệm, chẩn đoán bé mắc bệnh teo thực quản có đường rò thực quản – khí quản, viêm phổi, nhiễm khuẩn sơ sinh.
Video đang HOT
Tiên lượng đây là bệnh lý ngoại khoa nặng, nằm ngoài khả năng chuyên môn nên Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Quảng Trị đã lập tức chuyển bé vào Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 để cấp cứu, điều trị.
Sau khi tiếp nhận bé N., các bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 dưới sự chủ trì của TS. BS Nguyễn Thanh Xuân – Phó Giám đốc Bệnh viện đã tiến hành hội chẩn đa chuyên khoa, quyết định phẫu thuật cho cháu N.
Đích thân bác sĩ Xuân làm phẫu thuật viên chính, cùng với ê-kíp mổ cấp cứu cho bé N.
Sau hơn 2 giờ phẫu thuật, các y, bác sĩ của bệnh viện đã tiến hành đóng được lỗ rò khí quản – thực quản và khâu nối tạo hình lại thực quản, giúp bé N. vượt qua làn ranh sinh tử.
Theo TS.BS Nguyễn Thanh Xuân, bệnh lý teo thực quản có rò khí quản – thực quản của trẻ thuộc tuýp 4. Đây là một trong những tuýp rất hiếm gặp, chỉ chiếm 1% trong các tuýp bệnh lý teo thực quản.
Tuýp này thường gây ra tình trạng suy hô hấp nặng sau sinh, nếu không được hồi sức và phẫu thuật cấp cứu kịp thời thì rất khó cứu chữa. Bệnh lý này đã được phẫu thuật thành công ở nhiều bệnh viện và trung tâm lớn trong cả nước. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên, người mắc bệnh này được mổ ở một bệnh viện hạng 2 như Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.
Sau 5 ngày phẫu thuật, hiện tại tình trạng suy hô hấp và viêm phổi của bé N. đã được cải thiện rõ rệt, các dấu hiệu sinh tồn ổn định, tình trạng nhiễm trùng cũng đã được khống chế.
Bé gái phải trải qua cuộc đại phẫu sau 2 ngày chào đời
Bé gái nặng 1,7 kg bị đa dị tật đã kiên cường vượt qua hai cuộc đại phẫu trong một tháng đầu sau sinh.
Ngày 4/10, BSCKI Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết đơn vị này vừa chỉnh sửa thành công các dị tật bẩm sinh cho một bé gái "tí hon".
Bệnh nhi sinh non ở tuần thứ 32 tại Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM). Ngay khi chào đời, trẻ chỉ nặng 1,7 kg, bị suy hô hấp, sùi bọt cua, đặt ống thông vào dạ dày bị vướng. Trước đó, mẹ bé khám thai định kỳ nhưng không ghi nhận dấu hiệu bất thường. Nghi ngờ bé bị teo thực quản, các bác sĩ quyết định chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Bé gái chỉ to bằng bàn tay của phẫu thuật viên. Ảnh: Phương Vũ.
Sau khi thăm khám và chụp X-quang, siêu âm, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị giãn hơi dạ dày và đoạn đầu tá tràng, đa dị tật ở tim, teo thực quản type C, tắc ruột tá tràng. Nhận thấy tình trạng trẻ nguy kịch, các bác sĩ quyết định mổ khẩn cấp để xử trí các tổn thương ban đầu.
Ca phẫu thuật lần một diễn ra lúc trẻ 2 ngày tuổi. Bệnh nhi được cột đường rò khí và đưa thực quản ra da, nối tá tràng. Mục đích là để làm giảm tình trạng suy hô hấp và nguy cơ vỡ dạ dày.
Cuộc mổ lần 2 diễn ra sau 28 ngày. Các bác sĩ cột cắt đường rò và nối lại thực quản cho trẻ. Các dị tật được sửa hoàn chỉnh.
Sau gần 2 tháng trải qua cuộc phẫu thuật phức tạp, bệnh nhi hồi phục ngoạn mục. Hiện trẻ được cai máy thở, đường tiêu hóa hoạt động ổn định.
ThS.BS Tạ Huy Cần, Trưởng khoa Ngoại Tổng hơp, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết tình trạng yếu ớt của bé sơ sinh không thể chịu được thời gian mổ quá lâu. Do đo, các bác sĩ quyết định chia thành 2 thì mổ để giải quyết lần lượt các dị tật. Các bác sĩ nhận định đây là ca mổ khó và cũng là thách thức lớn trong lĩnh vực phẫu thuật dị tật sơ sinh, non tháng ở Việt Nam.
Thoát 'cửa tử' nhờ kỹ thuật cao Trong 2 năm qua, Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất đã thực hiện hơn 100 ca phẫu thuật để cứu sống các bệnh nhân bị xuất huyết não. Qua đó, nhiều bệnh nhân có cơ hội trở lại cuộc sống bình thường, thoát khỏi lưỡi hái của tử thần và nguy cơ bị tàn phế. BS CKII Nguyễn Đức...