2 giờ phẫu thuật cho bệnh nhân u tuyến giáp trong tư thế đặc biệt
Bệnh nhân P.V.N, 56 tuổi, ở Ba Vì, Hà Nội được chẩn đoán u giáp thùy trái kích thước 10mm x 6mm cần phẫu thuật.
Tuy nhiên, bệnh nhân gầy yếu và lưng bị còng 90 độ nên ca mổ không thể diễn ra như thường lệ. Bệnh nhân đã được các BS tiến hành mổ trong tư thế đặc biệt với thiết bị chuyên dụng.
Mới đây, các BS BV Ung bướu Hà Nội đã tiếp nhận một bệnh nhân u tuyến giáp với chỉ định phẫu thuật. Sự việc sẽ hết sức bình thường nếu như bệnh nhân không có thể trạng đặc biệt: Lưng gù gập 90 độ, đi lại, sinh hoạt khó khăn. Bệnh nhân thể trạng yếu (chỉ nặng 36kg). Điều này đã đặt ra những thách thức cho đội ngũ thầy thuốc ở đây.
BS Chuyên khoa II Hà Kim Hảo, Trưởng khoa Phẫu thuật gây mê-hồi sức, BV Ung bướu Hà Nội chia sẻ, đây là một ca phẫu thuật trong tư thế nửa nằm nửa ngồi cực kỳ đặc biệt và ít gặp. Lồng ngực bệnh nhân nhỏ, giãn nở kém do bị gù vẹo dẫn đến chức năng hô hấp hạn chế, cộng thêm thể trạng suy kiệt nên trong mổ có thể xảy ra những tình huống khó lường.
Video đang HOT
Bệnh nhân được phẫu thuật trong tư thế đặc biệt với nhiều thiết bị chuyên dụng. (Ảnh: BVCC)
Vì vậy, các BS gây mê và phẫu thuật đã phải hội chẩn rất kĩ càng, chuẩn bị các trang thiết bị chuyên dụng là đèn đặt nội khí quản có màn hình camera, bộ mở khí quản cấp cứu để sẵn sàng ứng phó. Ngoài những xét nghiệm tiền phẫu cơ bản, bệnh nhân được cho siêu âm tim và chụp cắt lớp phổi nhằm phát hiện các dị dạng có khả năng gây nguy hiểm cho cuộc mổ.
Ê-kip đã phải sử dụng nhiều dụng cụ hỗ trợ để sắp xếp tư thế trên giường mổ sao cho bệnh nhân có thể chịu được, đồng thời phẫu thuật viên quan sát và tiếp cận được thuận lợi nhất với vị trí cần phẫu thuật. Bệnh nhân được đặt nằm ngửa với chân, cổ kê cao, cố định lưng và đặt ống nội khí quản gây mê. Các thông số hô hấp chỉ huy cũng được các BS tính toán chi tiết để cài đặt phù hợp với tình trạng người bệnh và theo dõi sát sao trong suốt ca mổ.
Gây mê thành công, phẫu thuật viên thực hiện cắt gọn khối u giáp thùy trái, vét hạch cổ. Sau đó, bệnh nhân được cho thở máy thêm 30 phút và dùng thuốc giải giãn cơ đặc hiệu, đảm bảo không còn thuốc mê trong cơ thể mới rút ống nội khí quản để bệnh nhân an toàn bước vào quá trình hậu phẫu. Ca phẫu thuật diễn ra trong 2 giờ đồng hồ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục rất tốt và có thể ăn uống đi lại bình thường sau 1 ngày.
Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân N cho biết, năm 40 tuổi ông bị viêm cột sống khiến lưng bị gù. Mặc dù đã chạy chữa nhiều nơi nhưng không hiệu quả, lưng ông ngày càng còng nặng, gập đến 90 độ khiến việc đi lại, sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn. Trước khi bước vào ca phẫu thuật bản thân ông N và gia đình lo lắng nhưng được BS tư vấn, giải thích kỹ nên hoàn toàn yên tâm. “Nay ca phẫu thuật thành công, diễn ra rất nhẹ nhàng, hồi phục nhanh nên cả nhà tôi ai cũng mừng”, ông N. bày tỏ.
Người phụ nữ 'đeo' khối u khổng lồ ở cổ suốt 30 năm
Bị u tuyến giáp từ năm 26 tuổi, nhưng do thiếu hiểu biết, người phụ nữ này không tới bệnh viện để điều trị dứt điểm mà âm thầm chịu đựng suốt 30 năm.
Bệnh viện Nội tiết Trung ương vừa phẫu thuật thành công ca bướu giáp khổng lồ thòng trung thất qua đường cổ cho bệnh nhân Lò Thị A, 56 tuổi, sinh sống tại bản Loong Chuông, Na Son, tỉnh Điện Biên.
Người này phát hiện mắc bướu cổ từ năm 26 tuổi. Tuy nhiên do thiếu hiểu biết đồng thời sinh sống tại khu vực miền núi cách xa trung tâm tỉnh, điều kiện đi lại và cuộc sống khá khó khăn, nên bệnh nhân không tới viện điều trị, mà âm thầm chịu đựng khối u suốt 30 năm.
Thời gian gần đây, bướu giáp to nhanh kèm theo xuất hiện nhiều triệu chứng chèn ép như khó thở, nuốt nghẹn, ho nhiều, thi thoảng xuất hiện cơn đau đầu nên bệnh nhân được người nhà đưa đi khám.
Ca phẫu thuật loại bỏ khối u khổng lồ ở cổ cho nữ bệnh nhân 58 tuổi.
Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân A. được chẩn đoán bướu giáp khổng lồ đa nhân 2 thùy thòng trung thất. Trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, khối bướu lệch phải, lấn đến quai động mạch chủ, kích thước khoảng 10x10x20cm. Bướu giáp khổng lồ gây nên tình trạng chèn ép, làm khí quản bị đẩy lệch sang trái, hẹp lòng đường kính, nơi hẹp nhất chỉ khoảng 8mm.
Tiên lượng quá trình gây mê, phẫu thuật khó đặt ống nội khí quản và dễ dẫn tới nguy cơ ra máu do tổn thương động mạch chủ, tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch vô danh, hệ bạch huyết dọc 2 bên thành ngực.
Sau 4 ngày nhập viện và theo dõi bệnh nhân A. được phẫu thuật. Quá trình mổ do khối u lớn di chuyển sâu vào trong lồng ngực, rất nhiều mạch máu tăng sinh, lại dính chặt vào tổ chức xung quanh rất khó bóc tách. Nhưng rất may mắn, sau khoảng hai giờ, kíp mổ đã lấy ra thành công khối u lớn có đường kính 8x24cm mà không phải mở ngực.
PGS. TS Trần Ngọc Lương - Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết, đây là trường hợp khá đặc biệt do bướu giáp chìm không dễ nhận ra. Hơn nữa, bướu giáp phát triển sâu xuống lồng ngực, chỉ đến khi khối u chèn ép vào các thành phần xung quanh đặc biệt là khí quản, thực quản gây khó thở, khó nuốt bệnh nhân mới đi khám.
"Lúc này, điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến và biến chứng hơn so với cắt bỏ bướu giáp thông thường nên ê kíp thực hiện ca mổ đã hội chẩn và đưa ra những khả năng cùng tai biến có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật. S au mổ 3 ngày bệnh nhân đã có thể sinh hoạt khá bình thường mà không cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của người thân", BS Lương nói.
Thanh niên vỡ tim mới phát hiện ra bị lõm ngực bẩm sinh Bệnh nhân nhập viện với tình trạng bên ngoài ngực chỉ có vết xây xát nhẹ, hoàn toàn không có tổn thương thành ngực để cho các bác sĩ nghĩ đến bị vỡ tim bên trong. Ngày 1-9, TS-BS Trương Nguyễn Hoài Linh, Khoa Ngoại Lồng ngực Mạch máu, Bệnh viện Thống Nhất cho biết đơn vị này vừa phẫu thuật cứu sống...