2 dự án bauxite: Không dám dừng vì thiệt hại rất lớn
Lãnh đạo Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vincomin) nói tập đoàn đã xem xét khả năng dừng hai dự án bauxit tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắc Nông) nhưng không dám dừng vì thiệt hại quá lớn.
Sáng nay (16/5), Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) tổ chức cuộc họp báo, thông tin về hai dự án bauxite ở Tây Nguyên là Tân Rai và Nhân Cơ.
Liên quan đến những ý kiến về việc dừng dự án Bauxite Tây Nguyên vì không hiệu quả, Tiến sỹ Nguyễn Tiến Chỉnh, đại diện của Vinacomin cho biết, nếu dừng thì thiệt hại quá lớn.
Dừng 2 dự án bauxite thiệt hại sẽ rất lớn. Ảnh: Vinacomin
Ông Chỉnh cho hay, đã có rất nhiều ý kiến của các nhà khoa học kiến nghị dừng dự án. Tuy nhiên, nếu đứng dưới góc độ của doanh nghiệp, nhà đầu tư, thì nếu dừng thiệt hại sẽ rất lớn.
Video đang HOT
Số liệu của Vinacomin công bố cho thấy, vốn đầu tư thực hiện của Tập đoàn cho 2 dự án bauxite – nhôm này đã lên tới khoảng 18.448 tỷ đồng. Trong đó, tính đến tháng 4/2013, dự án bauxite – nhôm Lâm Đồng, tổng giá trị đã thực hiện đạt khoảng 11.612 tỷ đồng, tổng giá trị đã giải ngân đạt khoảng 11.125 tỷ đồng.
Tại dự án alumin Nhân Cơ – Đăk Nông, tổng giá trị đã thực hiện của toàn bộ dự án và một số dự án khác liên quan đạt khoảng 6.836 tỷ đồng, trong đó giải ngân gói thầu EPC nhà máy alumin đạt khoảng 4.606 tỷ đồng.
“Khi làm dự án này, Chính phủ, các cơ quan chức năng đã xem xét, chúng tôi có trách nhiệm làm, nếu có thiệt hại gì thì chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước. Nói thực là chúng tôi đã xem xét đến khả năng dừng nhưng không dám dừng vì thiệt hại quá lớn”, ông Chỉnh nói.
Về hiệu quả kinh tế của dự án, đại diện của Vinacomin cho biết, đã thuê tư vấn tính toán và thẩm tra lại tổng mức đầu tư và hiệu quả kinh tế của 2 dự án.
Thời gian hoàn vốn của dự án bauxite – nhôm Lâm Đồng là 12 năm, dự kiến nộp ngân sách khoảng 460 tỷ đồng/năm. Dự án Nhân Cơ có thời gian hoàn vốn là 13 năm, dự kiến sẽ nộp ngân sách bình quân khoảng 398 tỷ đồng/năm.
Vinacomin cho rằng, trong quá trình thực hiện hai dự án này, do kinh tế thế giới suy thoái ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính Việt Nam (lãi vay cao, tỷ giá tăng) và đầu tư bảo vệ môi trường đã tác động làm thay đổi tiến độ và hiệu quả kinh tế của hai dự án.
Tuy nhiên, Vinacomin cũng khẳng định, hiện dự án Tân Rai đã ra sản phẩm, có thị trường tiêu thụ và sẽ có hiệu quả, tuy nhiên, thời gian thu hồi vốn có thể kéo dài hơn so dự tính ban đầu.
Ngoài ra, dự án còn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội tổng thể: tạo việc làm cho khoảng 3.000 lao động, phát triển dịch vụ, công nghiệp phụ trợ, tạo tiền đề xây dựng và phát triển ngành công nghiệp nhôm ổn định và bền vững trong tương lai.
Báo cáo của Vinacomin tại buổi họp báo cho hay, hiện Vinacomin đang xem xét trình bộ Tài nguyên và môi trường để phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường và Dự án cải tạo phục hồi môi trường, làm cơ sở để Vinacomin phê duyệt dự án khai thác mỏ.
Trong quá trình san gạt mặt bằng các hạng mục công trình của dự án khu Công nghiệp Nhân Cơ, nhà máy Alumin Nhân Cơ và nhà máy tuyển quặng bauxite Nhân Cơ đã tận thu được khối lượng trên 1,5 triêu tấn quặng bauxite nguyên khai, đủ để phục vụ công tác chạy thử của Nhà máy tuyển quặng và Nhà máy alumin của dự án.
Vinacomin đã ký hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm alumin với Công ty Marubenin (Nhật Bản) và Công ty Nhôm Vân Nam (Trung Quốc). Ngoài ra, các công ty của Thụy sỹ, Hàn Quốc, Anh, Malaysia… cũng bày tỏ sự quan tâm xem xét mua alumin của Việt Nam. Tập đoàn cho biết việc tiêu thụ sản phẩm của 2 dự án này là hoàn toàn khả thi.
Liên quan đến các vấn đề về giá thành quặng khi bán ra thị trường, chi phí, giá thành sản xuất, Vinacomin đều từ chối trả lời vì cho rằng đó là bí mật kinh doanh không công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
“Các số liệu này đã được cung cấp cho các cơ quan chức năng quản lý nhà nước theo quy định”, đại diện của Vinacomin cho hay.
Theo vietbao
Hà Nội sắp xây cầu vượt nhẹ kiểu mới
Gần đây, Hà Nội đã xây dựng một số cây cầu vượt nhẹ bắng kết cấu thép, tuy nhiên các cây cầu đó chỉ dành cho xe máy và ô tô.
Cầu vượt nhẹ dự kiến xây dựng tại quận Hoàn Kiếm sẽ có thêm phần đường dành cho người đi bộ - (ảnh minh họa)
Tuy nhiên, hôm qua (6/5), Thành phố đã đồng ý với đề xuất của Sở Giao thông Vận tải về việc sẽ xây một cây cầu vượt nhẹ có cả làn đường dành cho người đi bộ.
Theo đề xuất của Sở Giao thông Vận tải và UBND quận Hoàn Kiếm, cầu vượt nhẹ dự kiến được xây dựng tại vị trí nối phố Trần Nguyên Hãn sang phố Chương Dương Độ (bắc qua đường Trần Quang Khải) là cây cầu có kết cấu bằng thép, khổ cầu rộng 7m, dài 312,85m. Bên dưới cầu tổ chức giao thông cho người, xe tải, xe máy, xe con rẽ theo các hướng ra đường Trần Quang Khải và ngược lại. Phần cầu qua đường Trần Quang Khải mỗi bên mở rộng 1,0 - 1,5m để dành cho người đi bộ, hai bên mép đường (Chương Dương Độ và Trần Nguyên Hãn) sẽ thiết kế cầu thang lên xuống.
Khảo sát cho thấy, hiện toàn bộ dọc tuyến hành lang đường Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải nằm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm chưa có cầu vượt nào dành cho người đi bộ cũng như cầu vượt cho các phương tiện cơ giới bắc qua tuyến đường này.
Trong khi đó, dọc tuyến tập trung rất nhiều khu dân cư, cơ quan, trường học, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường là rất lớn và các giao cắt trên tuyến đường này hầu hết là giao cắt cùng mức, đặc biệt là các khu vực cửa khẩu kết nối với tuyến đường này. Do vậy, khu vực này thường xuyên bị ùn ứ giao thông vào giờ cao điểm.
Theo Sở Giao thông Vận tải, cùng với đó là mật độ dân cư tập trung khu vực ngoài đê là rất lớn và thường xuyên có nhu cầu ra vào khu vực nội đô cắt qua tuyến đường Trần Nhật Duật - đường Trần Quang Khải, do vậy, việc đầu tư xây dựng cầu vượt nhẹ cho các phương tiện ô tô con, xe máy và cầu vượt đi bộ qua tuyến này là rất cần thiết.
Vì vậy, ngoài đề xuất xây cây cầu vượt nhẹ kết hợp cho người đi bộ, Sở Giao thông Vận tải và UBND quận Hoàn Kiếm cũng đề xuất Thành phố cho phép thực hiện dự án xây dựng một cây cầu vượt dành riêng cho người đi bộ qua đường Trần Nhật Duật (trước cổng trường tiểu học Trần Nhật Duật).
Đây là cây cầu vượt bằng kết cấu thép lắp ghép, dài khoảng 45,5m, mặt bằng cầu dạng lệch, hai mức cao độ khác nhau ở hai chiều đi về, nối với nhau bằng bậc cầu thang chuyển tiếp; khổ cầu 3m, không có mái che. Bệ mố đổ bê tông, thân trụ cầu bằng thép ống.
Với 2 cây cầu nói trên, Sở Giao thông Vận tải và UBND quận Hoàn Kiếm đề nghị Thành phố cho phép triển khai ngay các thủ tục lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự án để có thể trình thẩm định và phê duyệt dự án ngay trong Quý II/2013, tiến độ hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư trong Quý II/2013, triển khai thực hiện dự án từ năm 2013 - 2014.
Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, UBND Thành phố đã chấp thuận về nguyên tắc với đề xuất nói trên và yêu cầu Sở Giao thông Vận tải chủ động làm việc, thống nhất với Sở Quy hoạch Kiến trúc, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội và các đơn vị liên quan về vị trí xây dựng cầu vượt, khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục theo quy định, đảm bảo hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, an toàn, phù hợp quy hoạch..
Đặc biệt, các cây cầu này phải đảm bảo mỹ quan đô thị, thuận lợi cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Theo xahoi
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra thị ủy lộng quyền Cơ quan chức năng Đồng Xoài (Bình Phước) đang xem xét xử lý Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thị ủy vì những việc làm lộng quyền, sai trái. Ngày 21/4, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước cho biết, đơn vị này đã chỉ đạo Ban Thường vụ thị ủy Đồng Xoài xem xét, xử lý đối với ông Nguyễn Công...