2 đoàn tàu hỏa đâm nhau, 10 người thiệt mạng
Ít nhất 10 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương khi hai tàu hỏa đâm nhau ở Ý.
“Có rất nhiều người chết. Đã xảy ra một vụ tàu hỏa đâm nhau trực diện trên một tuyến đường sắt và một số toa tàu đã nát hoàn toàn. Lực lượng cứu hộ đang kéo người gặp nạn ra khỏi các mảnh vỡ” – tờLa Repubblica dẫn lời Riccardo Zingaro, người đứng đầu sở cảnh sát Andria.
Hiện trường hai tàu hỏa đâm nhau ở Ý khiến 10 người thiệt mạng. Ảnh: INDEPENDENT
Theo RT, vụ tai nạn xảy ra gần TP Bari, bờ biển Adriatic của Ý vào khoảng 11 giờ sáng 12-7 (giờ địa phương). Hai chiếc tàu hỏa trên đâm trực diện vào nhau trên một tuyến đường sắt khiến ít nhất 10 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Tuyến đường này chạy dọc theo hướng tây bắc TP Bari và là tuyến đường sắt tấp nập với hơn 200 tàu lửa chạy qua tuyến đường này mỗi ngày.
Hiện vẫn còn một số hành khách mắc kẹt bên trong toa tàu hỏa và lực lượng cứu hộ đã làm việc cật lực để cứu người bị thương.
Thủ tướng Ý Matteo Renzi đã nói đây là vụ tai nạn tàu hỏa thương tâm và cam kết sẽ không nghỉ ngơi cho tới khi xác định được nguyên nhân vụ tai nạn.
NGỌC NHƯ
Video đang HOT
Theo PLO
Giấc mơ đường sắt Trung Quốc vỡ như bong bóng xà phòng
Trung Quốc liên tục gặp trục trặc với các nước ngoại bang trong khát vọng xây dựng đường sắt làm thành
Trung Quốc đã lập ra dự án tham vọng nhất của nước này ở Mỹ La-tinh đó là tuyến đường ray xe lửa dài 5.310 km từ bờ biển Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương với trị giá khoảng 10 tỉ USD song mới đây đón nhận tín hiệu trục trặc.
Theo đó, việc thử nghiệm khả thi cho con tàu lẽ ra phải được tiến hành vào tháng 5. Giới chuyên gia cho rằng hoạt động sẽ bị hoãn từ vài tuần, vài tháng cho đến khi nào không rõ.
Được biết, kế hoạch nói trên sẽ là dự án khổng lồ mới nhất ở Nam Mỹ, nơi Bắc Kinh đã đổ hàng tỉ USD trong chiến lược mà nhiều người mô tả là để thay thế Mỹ, trở thành đồng minh hàng đầu của các nước Mỹ La-tinh.
Một người đàn ông chỉ ra thị trấn sẽ bị ảnh hưởng khi kênh đào (đường màu đỏ) được xây dựng qua Nicaragua.
"Nếu chúng ta đi tới với dự án này... nó sẽ là dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc quan trọng nhất ở Nam Mỹ", theo Giám đốc Rosario Santa Gadea Duarte ở Trung tâm Nghiên cứu Peru - Trung Quốc thuộc Đại học Thái Bình Dương tại Lima (Peru).
Tại Brazil, tuyến đường sắt gặp vấn đề ở chỗ nước này đang có những biến động chính trị, kinh tế lớn. Biến động này đến vào lúc quốc gia Nam Mỹ đã chìm vào một cuộc suy thoái sâu, giữa vụ bê bối tham nhũng lớn xảy ra trong hai năm qua.
"Tình hình chính trị tại Brazil khiến dự án với tính chất như thế này rất khó nhận được sự chú ý", Giám đốc Manuel Ruiz của Hiệp hội Quyền Xã hội và Môi trường Peru cho hay. Nhìn chung, dự án đối mặt với các "thách thức rất lớn".
Còn ở Peru, nơi đang diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống, ông Pedro Pablo Kuczynski có vẻ như đang tiến gần đến chiến thắng- người mà có quan điểm về dự án đường sắt này là không rõ ràng.
"Bất cứ một người đứng đầu mới nào cũng sẽ đặt ra mức độ thiếu chắc chắn cho dự án", Giám đốc Margaret Myers của chương trình Trung Quốc - Mỹ La tinh tại Đối thoại Liên Mỹ nói.
Ngoài bất ổn chính trị, cũng có một cuộc tranh luận bất tận về hành trình của tàu, lo ngại về việc xây dựng tuyến đường sắt xuyên qua rừng Amazon và khả năng làm ảnh hưởng đến các cộng đồng bản địa.
Đây không phải là lần đầu Trung Quốc "lỡ hẹn" với tham vọng đường sắt ở châu Mỹ.
Công ty liên doanh XpressWest của Mỹ hôm 8/6 đã quyết định hủy hợp đồng đường sắt cao tốc từ Los Angeles tới Las Vegas với Trung Quốc trị giá khoảng 100 triệu USD.
Theo XpressWest, sau một quá trình nghiên cứu, công ty này quyết định kết thúc quan hệ với CRI vì những khó khăn liên quan đến thời hạn hoàn thành công trình cũng như những khó khăn từ phía CRI khi phải xin cấp phép từ nhà chức trách để phù hợp với các giai đoạn hoạt động của dự án theo yêu cầu từ phía Mỹ.
XpressWest tiết lộ thêm, thách thức lớn nhất của họ là những yêu cầu của chính quyền liên bang đòi hỏi các tàu cao tốc phải được sản xuất trong nước để đảm bảo sự phê chuẩn.
Trước đó, tháng 2/2015, Bộ trưởng Công trình Công cộng, Dịch vụ và Nhà ở Bolivia Milton Claros cho biết quốc gia Nam Mỹ này đã quyết định hủy một hợp đồng xây dựng đường sắt trị giá 250 triệu USD với công ty quốc doanh Trung Quốc China Railway.
Ông Claros bày tỏ lấy làm tiếc về quyết định này do phía Trung Quốc đã không đáp ứng đúng thời hạn và hiệu quả như hai bên đã thỏa thuận trước đó.
Tuyến đường sắt dài 150km nối hai thành phố Montero thuộc bang Santa Cruz và Bulo Bulo, bang Cochabamba hiện đã được chuyển giao cho nhà thầu khác.
Hiện nay, Trung Quốc đang tích cực xây dựng kế hoạch đầy tham vọng mang tên "Con đường tơ lụa" mới, bao gồm việc đầu tư các cảng biển từ Hy Lạp tới Hà Lan, hệ thống đường sắt ở Hy Lạp, Serbia, Hungary và hệ thống đường ống khí đốt ở Kazakhstan và Uzbekistan.
Tham vọng "con đường tơ lụa tắt ngấm".
"Con đường tơ lụa" mới là kế hoạch trị giá hàng tỷ đô la Mỹ nhằm tạo ra tuyến đường bộ và đường biển nối liền Trung và Nam Á tới một vị trí chiến lược: Châu Âu. Lục địa già không chỉ đóng vai trò là một thị trường rộng lớn và giàu có hơn, mà còn được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích khác cho Bắc Kinh.
"Đây không chỉ là một dự án kinh tế. Nó là một dự án địa chính trị, và mang tính chiến lược", ông Nadege Rolland, nhà phân tích tại cơ quan nghiên cứu Châu Á nhận định.
Bởi con đường tơ lụa mới chạy qua châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, Trung Quốc đang nỗ lực tạo ra tác động lớn hơn về mặt ngoại giao ở châu Âu, đặc biệt là các quốc gia với gánh nặng nợ công lớn ở Đông và Nam Âu.
Cúc Phương (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
14 kỷ lục về ngành đường sắt thế giới Báo Telegraph liệt kê một loạt các kỷ lục trong ngành đường sắt thế giới như tuyến hầm đường sắt dài nhất thế giới, mạng lưới đường sắt lớn nhất thế giới. Hầm đường sắt dài nhất thế giới thuộc về tuyến hầm đường sát Gotthard dài 57,1 km mới khai trương ngày 1/6/2016. Đây là một kỷ lục mới xác lập trong...