2 cô gái 9X của Trạm Radio ‘góp gió’ cho văn học Việt
Lý do nào để hai cô gái trẻ dù rất bận bịu với công việc toàn thời gian và với bao dự định của tuổi trẻ vẫn dành rất nhiều thời gian và cả tiền bạc để làm Trạm Radio? Hai cô giải thích là muốn “nuôi dưỡng tình yêu văn học đến mọi người”.
Hà Trang (phải) và Thu Hoài – hai cô gái sáng lập và vận hành Trạm Radio – Ảnh: ĐĂNG THÁM
Nếu bạn quan tâm đến văn chương, có lẽ bạn từng tình cờ nghe một giọng nữ Bắc vừa ấm áp vừa sáng trong đọc cho bạn nghe từ Nắng trong vườn của Thạch Lam, Hành lý hư vô của Nguyễn Ngọc Tư, Tôi là con gái của cha tôi của Phan Thúy Hà, Yêu dấu của Toni Morrison… cho đến bàn luận với khách mời về thơ Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền.
Đó là Hà Trang – cô gái Hà Nội 9X vừa trở về quê nhà sau vài năm du học về văn chương tại Mỹ và Anh. Sinh năm 1997, Hà Trang cùng với người bạn thân hơn mình 1 tuổi – Trương Thu Hoài – lập nên Trạm Radio chuyên đọc và bàn luận về văn chương từ Việt Nam tới thế giới, từ các tác giả cổ điển cho tới các tác giả rất trẻ 9X, 10X mà các cô gọi là “Nơi ấp ủ những tâm hồn văn chương” – như tên gọi fanpage Facebook của Trạm Radio.
Ít ai biết rằng trong hai năm đầu của dự án mộng mơ này, Hà Trang đã thu âm giọng đọc tác phẩm văn chương cũng như trò chuyện với khách mời về văn học từ nước Mỹ xa xôi.
Còn Thu Hoài phụ trách sản xuất thì liên hệ xin phép từ các nhà xuất bản, liên hệ mời nhân vật tham gia phỏng vấn, trò chuyện với nhân vật thay cho Hà Trang đang ở Mỹ nhưng sau đó phải cắt phần mình hỏi đi để trám giọng Hà Trang vào vì cô nhất quyết tin giọng mình lên sóng không hay như Hà Trang.
Ân tình với văn chương
Ngồi trong quán cà phê xinh xắn cạnh “phòng thu” được cho mượn, Hà Trang và Thu Hoài liên tục thả những tràng cười trong trẻo thanh tân khi nói về kế hoạch 2 năm lần thứ nhất với Trạm Radio đã hoàn thành tương đối trọn vẹn. Kế hoạch 2 năm lần thứ hai đang tiếp tục được hai cô và cộng sự hăm hở bước tiếp dù vẫn chỉ có bố mẹ là “nhà đầu tư thiên thần” cho dự án.
Cùng tham gia trong một dự án quảng bá văn chương của một thương hiệu sách trước đây, Hà Trang và Thu Hoài bắt đầu có ý tưởng làm Trạm Radio cho riêng mình, phát trên các nền tảng như Spotify, Soundcloud, YouTube… để lan tỏa tình yêu văn học và chính thức trở thành dự án nghiêm túc vào mùa hè năm 2018 khi Hà Trang về Việt Nam nghỉ hè.
Tất cả bắt nguồn từ một ý nghĩ “Thế giới sẽ đẹp hơn nếu ai cũng đọc thơ” của Hà Trang – một cô gái học văn chương và cũng làm thơ.
Video đang HOT
Không làm nhiệm vụ của một kênh đọc sách hoặc kênh sách nói, Trạm Radio làm nhiều hơn thế. Nên ngoài phần trích đọc tác phẩm chọn lọc của một tác giả đáng chú ý, phần việc chính của Trạm Radio là thảo luận với khách mời về văn chương của tác giả đó, từ những nhà thơ, nhà phê bình tên tuổi như Vũ Quần Phương, Văn Giá, Nguyễn Thụy Anh, Mai Anh Tuấn, Trương Quý… cho tới các bạn sinh viên có chung niềm vui với văn chương.
Ban đầu chỉ làm 1 số trong tuần, từ tháng 7-2020 vượt qua mốc 100 số, Trạm Radio mở 2 số 1 tuần; mỗi tháng, ngoài 6 số trích đọc tác phẩm còn có 1 buổi thảo luận về tác giả Việt Nam và 1 số dành cho tác giả nước ngoài.
Và không phải là kênh sách nói làm nhiệm vụ thay thế cho sách giấy, mỗi chương trình chỉ trích đọc một phần trong sách, thêm thông tin giới thiệu sách để bạn đọc hứng thú có thể tìm mua sách giấy.
Gần đây, nhóm còn mở thêm Trạm Radio tiếng Anh, là những thảo luận về thơ, văn nước ngoài bằng tiếng Anh giữa Hà Trang với một biên tập viên tiếng Anh và cũng là một du học sinh ngành văn chương.
Chừng đó “ân tình” với văn chương của hai cô gái trẻ mà mọi người có thể nhìn thấy trên bề mặt chưa phải là tất cả những gì họ đã làm. Phía sau những số đọc văn, thơ, những cuộc thảo luận văn chương cởi mở và nhiều suy tư tất nhiên là rất nhiều thời gian dành cho việc đọc, thẩm định để chọn lựa những khúc đoạn văn chương đẹp nhất gửi tới độc giả; là sự không ngừng học hỏi, mạnh dạn đưa ra với bạn đọc các tác giả mới hay những tên tuổi lớn còn khuất lấp bởi những vết gấp của lịch sử.
Góp chút gió gây dựng cộng đồng đọc
Lý do nào để hai cô gái trẻ dù rất bận bịu với công việc toàn thời gian và với bao dự định của tuổi trẻ vẫn dành rất nhiều thời gian và cả tiền bạc để làm Trạm Radio? Hai cô giải thích là muốn “nuôi dưỡng tình yêu văn học đến mọi người”.
Bởi văn chương thực sự đáng để yêu. Văn học bước ra từ đời sống, đến với con người rồi từ đó lại giúp con người nghĩ về đời sống. Mục đích cuối cùng không gì ngoài việc nuôi dưỡng một cộng đồng đọc sách văn học ngày càng lớn mạnh để “chấn hưng nền văn học nước nhà”.
“Quan sát các nước Đông Nam Á có gần như cùng mức phát triển kinh tế như chúng ta như Indonesia, Malaysia…, họ có nền văn hóa nghệ thuật cực kỳ phát triển, nghệ sĩ có những quan sát rất mới mẻ về xã hội.
Trong khi đó, xã hội Việt Nam đang có quá nhiều tư liệu cho nhà văn nhưng họ lại không viết được, lý do hầu như không ai sống được bằng nghề viết. Nếu có cộng đồng đọc đủ mạnh, sẽ có cộng đồng viết tốt. Chúng tôi muốn góp một chút gió cho phong trào gây dựng cộng đồng đọc”, Hà Trang nói.
Sau gần ba năm hoạt động với những chương trình có hàng vạn lượt nghe, Trang và Hoài nói giá trị cho cộng đồng chưa đong đếm được nhưng họ rất hạnh phúc bởi ngôi nhà văn chương của mình mỗi ngày có thêm nhiều người bạn mới cùng chia sẻ với nhau tình yêu thơ văn; đời sống tâm hồn ở tuổi 20 của họ đủ đầy, phong phú hơn bao giờ hết. Vui nữa là bố mẹ, ông bà cũng đón đợi nghe các chương trình do chính họ sản xuất.
Và lại thấy những nỗ lực nuôi cấy tình yêu văn chương trong cộng đồng của hai cô gái trẻ không lẻ loi mà đang có nhiều nỗ lực tuyệt vời khác như chương trình thường niên “Se sẽ chứ” – tuần đọc thơ tưởng nhớ Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh trên cả nước của nhóm Nguyễn Hoàng Điệp, hay Quyên Nguyễn với trang văn học ZZZ Review… Những làn sóng nhỏ đang nỗ lực cùng nhau đưa văn học đến gần hơn với mọi người.
Hà Trang, Thu Hoài và các cộng tác viên của Trạm Radio – Ảnh: V.A.
Trạm Radio là một trường hợp khá điển hình của quá trình cá nhân hóa, tư nhân hóa các hoạt động văn chương nghệ thuật trong thời truyền thông công nghệ số.
Sự chuyên chú và khá chuyên nghiệp của Trạm Radio cho thấy các bạn sáng lập kênh này không chỉ đam mê, yêu thích văn chương mà còn biết cách xây dựng nội dung, câu chuyện sắc sảo, biết cách đặt vấn đề gần gũi, dễ cảm nhận nhưng không rơi xuống tầm phào.
Phẩm chất đáng quý này khiến chúng ta tin rằng nếu làm văn chương nghệ thuật một cách có chất lượng, bài bản vẫn có lượng công chúng lớn. Thật lòng, tôi cảm phục sự kiên trì và nỗ lực phát triển chương trình của các bạn ấy. Rõ ràng, đã đến lúc những người trẻ, bao gồm tác giả và khán giả, tự tìm thấy niềm vui, mối đồng cảm văn chương theo cách làm và nghĩ của riêng mình.
TS Mai Anh Tuấn (Trường ĐH Văn hóa Hà Nội)
Học bạ đẹp có thể được xét tuyển vào trường đại học nào?
Học bạ THPT đang có giá với nhiều trường ĐH khi lựa chọn phương thức xét tuyển ĐH năm 2021 qua kết quả học 3 năm THPT của thí sinh. Thí sinh cần lưu ý những điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị tuyển sinh.
Nhiều thí sinh có cơ hội trúng tuyển ĐH ngay mà không cần chờ kết quả thi tốt nghiệp THPT với phương thức xét học bạ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết trường này nhận hồ sơ tuyển thẳng và xét học bạ từ 1/3 đến hết 30/4 (đợt 1) và từ 5/5 đến hết 30/5 (đợt 2). Kết quả sẽ được thông báo sau 1-4 ngày.
Nếu xét tuyển bằng học bạ, thí sinh phải có tổng điểm trung bình cả năm lớp 11 hoặc 12 của ba môn thuộc tổ hợp xét tuyển từ 18 trở lên. Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình ba môn và điểm ưu tiên (nếu có).
Trường ĐH Giao thông Vận tải tuyển thí sinh có tổng điểm trung bình ba môn học trong tổ hợp xét tuyển ở lớp 10, 11, 12 và điểm ưu tiên từ ngưỡng điểm được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trở lên, trong đó điểm của ba môn trong tổ hợp xét tuyển không có điểm trung bình môn nào dưới 5.
Trường ĐH Văn hóa Hà Nội đưa ra 4 phương thức xét tuyển, trong đó có phương thức xét học bạ THPT. Thí sinh được quyền đăng ký xét tuyển vào tất cả các ngành (trừ ngành thi năng khiếu), miễn có điểm trung bình từng môn trong tổ hợp xét tuyển của 3 năm THPT đạt từ 6 trở lên.
Thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.
Trường ĐH Điện lực bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ THPT từ ngày 25/1 đến 18/6. Thí sinh muốn xét tuyển phải có điểm trung bình chung của các môn học trong tổ hợp dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6.
Nhà trường sẽ cập nhật và thông báo kết quả sơ tuyển đợt 1 trên website tuyển sinh trước ngày 30/6. Các thí sinh đạt kết quả sơ tuyển sẽ chính thức trúng tuyển nếu tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Thí sinh đã tốt nghiệp từ trước năm 2021 có thể xác nhận nhập học và nhập học ngay sau khi có kết quả sơ tuyển.
Trường ĐH Luật Hà Nội tuyển sinh theo nhiều phương thức, trong đó bao gồm phương thức xét tuyển theo học bạ THPT. Trường sẽ xét tuyển thí sinh các trường THPT chuyên/ trường THPT trọng điểm quốc gia chất lượng cao có hạnh kiểm loại Tốt, có học lực loại Giỏi trở lên cả năm lớp 10, cả năm lớp 11 và học kỳ I năm lớp 12, trong đó kết quả học tập học kỳ I lớp 12 của các môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt từ 7.5.
Ngoài ra, trường cũng xét tuyển thí sinh các trường THPT khác có hạnh kiểm loại Tốt, có học lực loại Giỏi trở lên cả năm lớp 10, năm lớp 11 và học kỳ I năm lớp 12, trong đó kết quả học tập học kỳ I lớp 12 của các môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển phải từ 7.5 điểm. Nếu thí sinh đăng ký xét tuyển theo các tổ hợp A00 và C00 thì điểm trung bình học tập môn tiếng Anh trong cả năm lớp 10, cả năm lớp 11 và học kỳ I của lớp 12 phải từ 7 điểm.
Trường ĐH Mỏ - Địa chất cũng sử dụng phương thức xét học bạ với tỉ lệ 6 - 10%. Trường yêu cầu thí sinh đạt hạnh kiểm khá trở lên, có tổng điểm trung bình ba môn theo tổ hợp của cả năm lớp 11 và học kỳ I năm lớp 12 từ 18 điểm trở lên.
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng xét tuyển theo học bạ THPT. Theo đó, thí sinh phải đạt điểm trung bình ba môn của cả năm lớp 11 và kỳ I lớp 12 từ 18 trở lên (không nhân hệ số). Riêng đối với ngành ngôn ngữ Anh, ngoài điều kiện đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điểm trung bình cộng kết quả học tập năm lớp 11 và kỳ I lớp 12 của thí sinh phải đạt từ 7 trở lên.
Học viện Tài chính xét tuyển thí sinh có điểm trung bình 5 học kỳ THPT đạt từ 6.5 điểm trở lên. Đồng thời, tổng điểm trung bình 3 môn lớp 12 trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 21 điểm trở lên. Thời gian xét tuyển từ 15.3.2021.
Học viện Ngoại giao tuyển sinh theo kết quả học tập THPT. Theo đó, thí sinh cần đáp ứng các điều kiện: Là học sinh trường THPT chuyên hoặc trường THPT trọng điểm quốc gia; có tên trong danh sách tham gia kỳ thi HSG Quốc gia hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi HSG cấp tỉnh/ thành phố lớp 10, lớp 11 hoặc lớp 12 các môn trong tổ hợp môn xét tuyển của Học viện (Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp); có tên trong danh sách dự thi cuộc thi KHKT cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên.
Trường đại học tư thục không được mở ngành báo chí Bộ GD&ĐT vừa trả lời các cơ sở giáo dục đại học tư thục về việc đăng ký mở ngành xuất bản, báo chí. Theo trả lời các trường đại học tư thục chiều 19/3, lãnh đạo Vụ giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho biết tại điểm 3 về thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp quan trọng đối với...