2 chàng sinh viên đi bộ 400 cây số về nhà ăn Tết
7 ngày 7 đêm, cuốc bộ hơn 400 cây số để về nhà ăn Tết. Đó là cuộc trường chinh gần như điên rồ của hai chàng sinh viên 20 tuổi trên “bàn chân thép” của mình.
Chiều 28/1, Giang Văn Long và Trương Lăng Huy đã bình an về tới nhà ở thành phố Vĩnh Châu (Trung Quốc), sau khi ăn gió nằm sương trong 7 ngày đêm, qua nhiều thành phố như Trường Sa, Tương Đàm, Hành Dương…
Hành trình muôn dặm hồi hương…Một chiếc ba lô, một chiếc lều bạt, hơn 400km vượt núi băng rừng trong 7 ngày đêm… chỉ cần nghĩ đến những điều đó, cũng đủ để các bạn trẻ quen sống trong chăn êm nệm ấm phải rùng mình.
“Vì sao chúng tôi phải đi bộ hơn 400km để về nhà? Chỉ vì một từ thôi: rèn luyện. Cuộc sống sinh viên cần phải thật phong phú, mà trong rèn luyện vượt khó chính là điều quan trọng nhất!” – Giang Văn Long bày tỏ. Theo cậu, đi bộ hơn 400 km để về nhà chỉ là bước đầu tiên trong hành trình học đi đôi với hành “đọc sách vạn quyển, đi vạn dặm đường” mà họ đã chọn cho mình.
Giang Văn Long năm nay 19 tuổi, quê ở Vĩnh Châu, Hồ Nam, là sinh viên năm thứ nhất khoa Thiết kế công nghiệp đại học Khoa học kĩ thuật và Lâm nghiệp Trung Nam. Bạn đồng hành của cậu, Trương Lăng Huy, 20 tuổi, là sinh viên năm thứ nhất khoa Công trình thông tin thuộc học viện Hưng Tương, đại học Tương Đàm. Cả hai đều có sở thích đi du lịch từ nhỏ.
Khoảng 1 tháng trước kì nghỉ, hai chàng sinh viên đồng hương hẹn nhau đạp xe về nhà. “Do chuẩn bị không đầy đủ, chúng tôi đành bỏ phương án đạp xe” – Trương Lăng Huy cười kể lại. Không đủ tiền mua xe đạp đua và trang bị nên kế hoạch “kị sĩ ngựa sắt” nhanh chóng phá sản.
Nhưng, thay vì bỏ cuộc và đi xe khách, họ nảy ra một ý tưởng còn “điên rồ” hơn: cuốc bộ! Việc tiếp theo là sắm một chiếc ba lô to, một chiếc lều bạt và những thứ linh tinh khác dành cho dân du lịch “bụi” và… lên đường.
Vượt ngàn sương gió
Ngày 21/1, hai cậu xuất phát từ đại học Trung Nam, bắt đầu chuyến hành trình gian nan. “Dọc đường cũng nếm đủ mùi, túi ngủ bị mưa ướt nhẹp, bị người ta lừa, chân thì đau không nhấc nổi…” – Giang Văn Long kể lại.
Video đang HOT
“Túp lều bác Tom” của Long và Huy.
Ngày thứ 2 sau khi xuất phát, vào đến địa phận Tương Đàm, trời tối sầm, rồi đổ mưa lạnh. Hai người chỉ mang theo 1 chiếc ô, cùng nhau đội mưa đội gió mà đi. Sau hơn 10 giờ đi bộ, đến bến Dịch Gia, dừng chân nghỉ lại, mới phát hiện đồ đạc đã bị mưa làm ướt cả. Đêm khuya gió lạnh cắt da, túi ngủ thì ướt nhẹp, hai cậu học trò nhìn nhau, nhưng không ai nói bỏ cuộc. Một ý tưởng nảy ra: đốt lửa! Giữa gió rét căm căm, trong ánh đèn mờ mờ của chiếc điện thoại di động, hai người tìm lên đỉnh núi bên đường, tìm củi đốt. Trương Lăng Huy vấp vào cành cây, ngã nhào, suýt lăn xuống núi. “Lúc đó thật nguy hiểm, may mà xương cứng. Lồm cồm bò dậy, sờ khắp người thấy “linh kiện” còn đủ cả không hư hao gì, mới dám thở phào”.
Để tranh thủ thời gian, hai người đi đến hơn 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày, buổi tối dựng lều ngủ bên đường, dưới gầm cầu, bến xe, hay trên đất trống của nông dân. Ăn hết “lương khô” mang theo, hai người lại kiếm các tiệm tạp hóa để mua, rồi xin nước uống ở các nhà dân ven đường.
“Có nhiều người không hiểu, cho chúng tôi là dở hơi, nhưng cũng có nhiều người khác lại ủng hộ. Đêm thứ 3, vừa đói vừa rét, chúng tôi dò dẫm đến giáp giới Tương Đàm và Hành Dương, gõ cửa một nhà nông dân xin ngủ nhờ. Chủ nhà không những không cho là kì khôi, mà còn đãi chúng tôi một bữa cơm nóng sốt. Dọc đường, các loài hoa dại, cỏ dại đều thành cảnh đẹp. Bảy ngày gian khổ, nhưng thực ra lại rất nhiều niềm vui, ca hát, chụp ảnh, hái hoa trên đồng cỏ. Buổi tối, lại “đốt lửa trại” giữa đồng, ngắm bầu trời đầy sao, những trải nghiệm ấy khi ở trong thành phố làm sao có được? Thật là những ngày gian khó nhưng đầy thi vị”!
Sẽ đạp xe đi Tây Tạng
Là con trai duy nhất trong nhà, Giang Văn Long từ nhỏ đã là “cậu ấm” được chiều chuộng. Khi cậu bày tỏ ý định đi bộ về nhà, bố mẹ đều hoảng hồn nghĩ cậu quý tử “có vấn đề”, ngày nào cũng năm lần bảy lượt gọi điện ngăn cản. Thế nhưng, công tử 9x đã cho bố mẹ thấy sự trưởng thành của mình: dọc đường chân đau tự mình xoa, trời lạnh tự ủ ấm, nhưng để người nhà yên tâm, hễ ở đâu còn sóng di động, cậu đều gọi điện về báo bình yên. “Kiên cường như Khoa Tỉ, tự tin như Lí Tiểu Long”, dựa vào chính mình để tiến vào tương lai. Giang Văn Long tiết lộ, tiếp theo, cậu sẽ đạp xe đi Tây Tạng, xông vào miền cao nguyên tuyết trắng, đến thăm cung Bố Đạt La.
Có thật nhiều cách dễ dàng để đi từ Trường Sa đến Vĩnh Châu, từ tàu hỏa, xe bus, xe khách…, thế nhưng, hai chàng trai 9x đã chọn cho mình phương án đi bộ. Hành động đó, thoạt nghe thật vô ích và ngớ ngẩn!
Và điều đáng nói là, theo kết quả điều tra trên mạng mới đây, đến 80% người tham gia đã ủng hộ việc làm “điên rồ” đó! Một cư dân mạng bày tỏ, 9x ngày nay đã bị coi là “thế hệ con cưng”, đến ngồi xe lửa cũng phải kén giường nằm; việc hai cậu sinh viên đi bộ 400 km về nhà là một biểu tượng mới cho ý chí và nghị lực của thế hệ, xứng đáng được khâm phục và biểu dương. Trong khi đó, một cư dân mạng khác nhận xét chuyến đi này có ít nhất 3 “cái được”: một là rèn luyện ý chí, hai là bồi dưỡng tinh thần tự lập, ba là thu được vốn sống và khả năng thích nghi với hoàn cảnh để sinh tồn.
Tuy nhiên, 20% còn lại thì cho rằng, việc đi bộ về nhà hoàn toàn là một việc lãng phí sức lực, chẳng nên khuyến khích; không những lãng phí thời gian, mà còn lãng phí tiện nghi của xã hội hiện đại, chưa kể những bất trắc có thể xảy ra. Có nhiều cách để rèn luyện ý chí, với bằng ấy thời gian có thể làm được nhiều việc có ích hơn việc cuốc bộ. Hơn nữa, thời đại đã đổi thay, để đối mặt với khó khăn thách thức trong cuộc sống hiện đại, người ta cần nhiều hơn là những kinh nghiệm dọc đường.
Theo VTC
Xóm trọ tháng 'củ mật', hở là mất
Những ngày cuối năm sinh viên thường tổ chức tụ tập, nhưng lại thiếu tinh thần cảnh giác nên đến tháng "củ mật" (tháng chạp) nạn mất cắp ở xóm trọ sinh viên "nóng bỏng" hơn bất kỳ thời điểm nào.
Mất cắp "hoành hành"
Ngủ trưa dậy, vội vàng ra trước sân phơi lấy quần áo để đi học, Văn (SV ĐH Hồng Bàng) giật mình khi không thấy chiếc xe cào cào dựng trước phòng. Văn liền lên tiếng hỏi một SV trong xóm: "Có ai mượn xe tớ không?". Mọi người lắc đầu, thì bất ngờ, một nữ sinh viên trong xóm cũng hét lên: "Xe tớ cũng không thấy đâu".
Cả khu trọ tá hỏa mới hay không chỉ hai chiếc xe đạp mà hai bạn nữa mất điện thoại, một số quần Jean và áo sơ mi trước nhà cũng bị "cuỗm". Xóm trọ này nằm trong con hẻm trên đường Thống Nhất (quận Gò Vấp, TP HCM), vẫn được xem là khu an ninh cao. "Mình ở đây gần một năm, chưa mất gì bao giờ. Xe đạp bọn mình có dắt vào đâu, dựng trước phòng thế thôi", Văn nói.
Khu trọ "sơ hở" kiểu này luôn là "miếng mồi" cho trộm cắp.
Thời điểm cuối năm, sinh viên nhiều xóm trọ khác cũng "té ngửa" khi thường xuyên xảy ra mất đồ. Nguyễn Thị Ngọc (SV trường ĐH Sài Gòn) thuê phòng ở dãy trọ bốn tầng trên đường Ba Vì (quận Tân Bình, TPHCM) cho biết, cả tuần nay dãy trọ chỗ cô cũng liên tiếp bị mất đồ đạc.
Ngọc kể: "Hôm chủ nhật vừa rồi, anh ở tầng ba mất chiếc xe Ware, dù đã khóa cổ, khóa dây rồi đó. Xe để ở lầu trệt, mình phải tự bảo quản, chủ nhà không chịu trách nhiệm. Còn điện thoại, đồ đạc lặt vặt trong phòng mất nhiều lắm...".
Ngay trong phòng Ngọc, một bạn cũng vừa bị mất bị mất một chiếc điện thoại. "Cô bạn ở nhà một mình, vào nhà vệ sinh quay ra thì chẳng nhìn thấy điện thoại đâu nữa. Cũng do bọn mình không khép cửa phòng khi ở nhà", Ngọc cho hay.
Ở khu trọ có đến 40 phòng, theo Ngọc người lạ có "lẫn" ra vào trong khu cũng khó biết được. "Nhiều lúc thấy có người lạ lượn lờ trước hành lang nhưng mình đâu dám hỏi vì cả khu hơn trăm người ở, mình đâu biết hết mặt".
Chủ yếu do sinh viên thiếu cảnh giác
Cuối năm cũng là mùa "làm ăn" của dân trộm cắp, đặc biệt các khu trọ luôn là địa bàn chúng dễ bề hoạt động nhất. Nguyên nhân chủ yếu là SV sống trong môi trường tập thể nên rất mất cảnh giác.
Thời điểm này, nhiều chủ trọ còn treo bảng hay ghi những dòng chữ "Đề phòng mất cắp", "Cẩn thận người lạ" ngay trước xóm trọ nhưng SV cũng rất ít khi "nhập tâm". Cô Phượng, chủ nhà 6 phòng trọ ở trên đường Phan Văn Hân (quận Bình Thạnh, TPHCM) cho biết, mới đây cô đã treo tấm bảng "Đề phòng mất cắp" ở cổng khu trọ và dặn dò SV phải ra vào khóa cổng cẩn thận. Nhưng ngày hôm trước, xe đạp, xô chậu đến quần áo trong khu trọ gần như bị mất sạch.
Cô Phượng lắc đầu: "Chủ yếu là SV chủ quan thôi. Cổng ra vào chung nên đứa nào cũng lười khóa, cứ dành người sau đi về khóa. Năm này cả vậy, cứ trước Tết là mất đồ liên tục mà sinh viên cứ tỉnh bơ vậy. Nhiều sáng đi thể dục, tôi ghé thấy cổng mở toang hoắc, xe cộ dựng ngoài không mất mới lạ".
Thêm một lý do nữa, dịp cuối năm SV thường kéo bạn bè về phòng tụ tập nên an ninh ở xóm trọ cũng trở nên bất an hơn. Liên (SV ĐH KHXNH&NV TP HCM thuê trọ ở đường Kha Vạn Cân), vừa bị mất chiếc điện thoại N73 sau một buổi "họp mặt" nhóm của cô bạn cùng phòng trọ.
"Chẳng dám nghi ngờ gì nhưng mình ở trong phòng, sau khi mọi người tàn tiệc thì mình phát hiện điện thoại mất. Cuối năm, sinh viên thường kéo nhau tụ tập, người ra người vào, lộn xộn lắm". Liên nói, giọng vẫn chưa hết buồn bã.
Các dãy trọ nhiều phòng, người thuê đông và nhiều thành phần thì nạn mất trộm càng dễ xảy ra. Và sinh viên cũng biết không chỉ "trộm ngoài" mà còn có cả "trộm trong". Chỉ cần chủ quan, mất cảnh giác để mất đồ đạc thì họ lại "méo mặt", lại phải tằn tiện để sắm đồ mới.
Theo Dân Trí
Sinh viên mặc hở, giám hiệu lúng túng Các nhà quản lý giáo dục ở Malaysia đang lúng túng bởi sooc ngắn, quần cạp trễ và áo hở cổ sâu ngày càng hiện diện phổ biến ở giảng đường. Một nhà quản lý tại một trường đại học dân lập ở Malaysia than phiền: "Sinh viên ngày nay rất vô tư trong suy nghĩ và cách ăn mặc nói năng. Dường...