2 cầu thủ HAGL bán độ tại Cúp C1 ĐNÁ: Xe Spacy và 5.000 USD
Vụ bán độ ở các trận thi đấu quốc tế cấp CLB của 9 cầu thủ Ninh Bình tháng 4/2014 không phải là lần đầu tiên mới xảy ra cho bóng đá Việt Nam. 11 năm trước đó, ít nhất 2 cầu thủ HAGL đã từng bị Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cấm thi đấu do bán độ ở Cúp C1 Đông Nam Á.
Xe Spacy và 5.000 USD
Năm 2003, CLB HAGL đại diện cho Việt Nam tham dự Cúp C1 Đông Nam Á lần đầu tiên do Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á ( AFF) tổ chức. Khỏi phải nói, toàn đội đã phấn khởi và tự hào như thế nào khi trở thành đội bóng đầu tiên của Việt Nam có mặt ở sân chơi quốc tế này. Chuyên gia Nguyễn Văn Vinh, người có mặt trong chuyến đi đó với vai trò giám đốc kỹ thuật CLB, nhớ lại rằng lúc đó về thực lực, HAGL không kém bất cứ đối thủ nào và dù thi đấu tại Indonesia, nhưng mục tiêu của Kiatisak và đồng đội là phấn đấu vào đến trận chung kết, thậm chí nếu may mắn có thể mang cúp về Việt Nam.
Lương Trung Tuấn và Nguyễn Việt Thắng đã dính vào vụ bán độ ở Cúp C1 Đông Nam Á – Ảnh: Khả Hòa.
Đó là giải đấu quy tụ 12 CLB của 11 quốc gia tham dự (riêng Indonesia có 2 đội) chia làm 4 bảng đấu vòng tròn chọn nhất, nhì mỗi bảng vào tứ kết. Ngoài 10 nước Đông Nam Á cử đội vô địch của mình làm đại diện (lúc đó chưa có đại diện của Đông Timor) thì có thêm CLB Kingfisher Đông Bengal của Ấn Độ được BTC mời tham gia nên chất lượng rất tốt. Đội HAGL nằm ở bảng C, chung với Presita (Indonesia), Bưu chính và Giao thông vận tải (Lào), thắng 1 thua 1, xếp nhì bảng vào tứ kết. Ở tứ kết, đại diện Việt Nam gặp BEC Tero (Thái Lan). Trên lý thuyết thì đối thủ mạnh hơn vì đang là đương kim á quân Cúp C1 châu Á. Nhưng thực tế HAGL không ngán họ vì dù bị thua trước từ quả phạt đền nhưng sau đó vẫn tạo ra không ít cơ hội. Thế nhưng chiếc thẻ đỏ bất ngờ của tiền đạo Việt Thắng cùng với sự sa sút khó hiểu của hậu vệ Lương Trung Tuấn khiến nỗ lực sau đó của đoàn quân phố núi tan thành mây khói khi thua chung cuộc 1-2.
Ấm ức vì bị thua quá dễ dàng hệt như trận đầu tiên thua Presita của Indonesia, các cầu thủ HAGL đã xào xáo nội bộ. Và thật bất ngờ khi trung vệ Nguyễn Mạnh Dũng cùng hậu vệ trái Phạm Minh Đức đã lên tiếng tố cáo đích danh Lương Trung Tuấn và Nguyễn Việt Thắng bán đứng đồng đội. Mạnh Dũng thậm chí còn cho rằng Việt Thắng bán trận này có thể nhận 5.000 USD và không chỉ thế, ngay trận đầu tiên thua Presita, chính miệng Thắng nói “Đá nhiệt tình nên mất chiếc Spacy rồi”.
Video đang HOT
Rủ không được vẫn cứ làm càn
Trung vệ Nguyễn Mạnh Dũng (còn gọi là Dũng Giáp vì là con trai của cựu trung vệ Thể Công cũ Nguyễn Trọng Giáp) đã bức xúc cho biết khoảng 23 giờ ngày 12/7/2003, trước trận gặp Presita (Indonesia), chính Việt Thắng vào phòng của anh rủ rê bán độ, chỉ cần thua 1 trái, mỗi người sẽ nhận đuợc 5.000 USD, nhưng Dũng kiên quyết từ chối và bảo rằng “Danh dự của HAGL ở đấu trường quốc tế rất lớn, đó là đại diện cho Tổ quốc. Nếu thua Indonesia rồi lỡ thua Lào luôn, bị loại thì sao, đừng có làm chuyện dại dột”.
Việt Thắng phản bác lại: “Lào dưới cơ mình làm sao thua được. Có thua Indonesia cũng vào mà”. Dũng không đồng ý tham gia và còn dọa nếu có gì bất thường sẽ báo lại với lãnh đạo. Không biết có phải vì sự kiên quyết của Mạnh Dũng hay không mà trận đó Việt Thắng đá khá nhiệt tình, nhưng kịch bản lại đúng với cách biệt 1 bàn như Thắng nói. Điều đó khiến sự nghi ngờ còn lên cao hơn khi có thể còn một hay vài người khác đã bán đứng cả đội chứ không riêng gì Việt Thắng.
Cho đến khi thua BEC Tero, trong cuộc họp tổng kết tại Indonesia khi bị đồng đội chất vấn về chiếc thẻ đỏ và thi đấu dưới sức, ban đầu Việt Thắng đổ lỗi là có vấn để về thể lực, còn phạm lỗi là do Thắng sợ đau với pha vào bóng của đối phương (?). Nhưng theo Mạnh Dũng cho biết sau đó bị truy quá chính Việt Thắng nói: “Người khác làm mà tôi không làm thì tôi ngu”. Điều đó chính là sự khẳng định Việt Thắng tay đã nhúng chàm.
Cũng trong cuộc họp đó, hậu vệ Phạm Minh Đức cũng tường thuật toàn bộ câu chuyện Lương Trung Tuấn rủ anh bán độ. Đức cho biết trong quá trình trao đổi, chính Trung Tuấn thốt lên rằng: “Mình không làm không được Đức ơi”. Mạnh Dũng cũng cho biết lúc đó do rất căm phẫn, anh đã chất vấn Tuấn rằng: “Tại sao trước trận đấu quan trọng như vậy mà mày lại đưa ra thông tin làm lung lay tinh thần đồng đội”, thì Tuấn bảo: “Việc này không liên quan đến mày”. Dũng nổi nóng nói: “Nếu tao biết rõ mày bán đứng đồng đội, cầm đồng tiền dơ bẩn thì không thoát với tao”.
Sau này, khi Liên đoàn Bóng đá Việt Nam ( VFF) triệu tập các bên liên quan trong đội HAGL để đối chất nhằm bổ sung hồ sơ chuyển qua cho cơ quan công an thì cả Trung Tuấn và Việt Thắng đều quanh co, chạy tội. Thậm chí Việt Thắng còn cho biết nói chuyện với người bạn tên Phong Phú qua điện thoại gọi từ Việt Nam chỉ biết ở nhà người ta đặt độ nhiều vào các trận của HAGL tại giải này nên thông báo lại chơi (?). Sự lấp liếm đó càng lộ ra động cơ thiếu trung thực khiến cả 2 cùng bị VFF treo giò 3 năm.
Sao Thái Lan tiếc nuối khi không cống hiến được nhiều cho CLB HAGL
Tiền vệ nổi tiếng của bóng đá Thái Lan tỏ ra tiếc nuối khi không cống hiến được nhiều cho CLB HAGL của bầu Đức trong quãng thời gian thi đấu ở V.League.
Năm 2001, CLB bóng đá Gia Lai bắt tay hợp tác với doanh nhân Đoàn Nguyên Đức và được chuyển sang mô hình bán chuyên nghiệp dưới sự tài trợ của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.
Tiếp quản đội bóng từ tỉnh Gia Lai, Bầu Đức ngay lập tức chiêu mộ hai ngôi sao của bóng đá Thái Lan thời điểm đó là Kiatisuk và tiền vệ Chukiat và giúp đội bóng này lên hạng V.League ngay mùa giải năm đó.
Kết thúc mùa bóng năm đó (2002), đội chính thức được chuyển giao cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai quản lý, đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, trở thành một trong những câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam.
Sau khi lên chơi ở V.League, Bầu Đức lập tức chiêu mộ thêm ngôi sao của bóng đá Thái Lan thời bấy giờ Dusit Chalermsan, cùng một loạt những tên tuổi của bóng đá Việt Nam đương thời như Võ Văn Hạnh (thủ môn), Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Phi Hùng, Trịnh Duy Quang, Lương Trung Tuấn (hậu vệ).
Lê Quốc Vượng, Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Hữu Đang (hậu vệ); Văn Sĩ Hùng, Nguyễn Việt Thắng, Nguyễn Minh Hải, Ngô Quang Trường (tiền đạo).
Với một hình đầy rẫy những ngôi sao tên tuổi của Đông Nam Á không ngạc nhiên khi HAGL vô địch V.League 2003 sau khi vừa mới lên hạng và bảo vệ thành công danh hiệu của mình ở mùa giải năm sau (V.League 2004), đồng thời đội cũng giành luôn hai Siêu cúp Quốc gia các năm đó.
Tuy nhiên hai mùa giải sau đó, HAGL đi vào thoái trào và trắng tay với các danh hiệu. Kết thúc V. League 2006 phố Núi chia tay bộ 3 huyền thoại của bóng đá Thái Lan gồm Tawan, Dusit, Kiatisuk và chiêu mộ một ngôi sao mới nổi của bóng đá xứ Chùa vàng là Datsakorn Thonglao với mức lương lên tới 5000 USD/tháng, mức lương kỷ lục vào thời điểm đó.
Tiền vệ Thonglao từng có thời gian thi đấu cho CLB HAGL của bầu Đức
Trái với sự kỳ vọng của người hâm mộ phố Núi và bầu Đức, Thonglao chỉ ghi được 12 bàn thắng trong 3 năm khoác áo HAGL và không thể giúp đội bóng này có nổi bất cứ một danh hiệu nào.
Trong màu áo HAGL, Thonglao thi đấu rất tệ. Tuy nhiên mỗi lần trở về thi đấu cho ĐTQG Thái Lan anh lại thi đấu vô cùng ấn tượng và được gắn mắc "Paul Scholes của Thái Lan".
Thonglao từng chia sẻ: "Tôi thấy thất vọng vì trong 3 năm không thể mang về danh hiệu nào cho HAGL. Tôi cảm ơn bầu Đức, cảm ơn HAGL và cả V-League đã cho tôi những kinh nghiệm quý giá.
Tôi không cho rằng, bản thân đã thất bại bởi ở thời điểm bấy giờ, V-League là giải đấu tốt hơn Thai League. Tôi muốn tiếp nối những huyền thoại của bóng đá Thái Lan và tôi đến đó để nâng cao đẳng cấp. Tôi sẽ trở lại Việt Nam và hy vọng mọi người còn nhận ra tôi" - theo Bongdaplus.
Kết thúc mùa giải 2009 cũng là lúc Thonglao hết thời hạn hợp đồng với HAGL, và trở về quê thi đấu cho Muangthong United và cùng đội bóng này giành 3 chức vô địch Thái League, trước khi đầu quân cho Chonburi tại mùa giải 2019 ở tuổi 36, và hiện đang thi đấu ở tuổi 37 trong màu áo Ayutthaya United tại Thai League 2, đồng thời cũng là ông chủ Học viện bóng đá có tên "Kick Arena" do anh sáng lập.
N.P
"Cúp C1" Đông Nam Á gây sốt: Tiền thưởng bao nhiêu, Việt Nam có mấy đại diện? Với sự tham dự của các CLB hàng đầu Đông Nam Á, ASEAN Club Championship (ACC) hứa hẹn sẽ là một giải đấu vô cùng hấp dẫn. Theo thông tin từ LĐBĐ Đông Nam Á (AFF), giải đấu hoàn toàn mới này sẽ có sự góp mặt của 12 câu lạc bộ đến từ các liên đoàn thành viên. Tiền thưởng cho đội...