2 câu chuyện về 2 cặp đôi ‘trái nhau’ và thứ xói mòn tình yêu
Giây trước vừa to tiếng, giây sau ông đã quay sang hỏi: ‘Bà uống thuốc khớp sáng nay chưa?’.
Liệu có phải cãi cọ nhiều, xích mích nhiều sẽ dễ dàng dẫn đến chia ly?
01
Có đôi vợ chồng già mà hai cụ đều hơn 70 tuổi, hôn nhân ngót 50 năm. Trong suốt thời gian gần nửa thế kỷ đó, họ cãi vã với nhau gần như mỗi ngày.
Hai cụ khắc khẩu, chỉ cần có chuyện xảy đến thì sẽ “khơi mào” một cuộc chiến giữa cả hai.
Sáng sớm ngủ dậy, hai ông bà trách móc nhau việc ăn sáng. Sau bữa ăn lại chê bai chuyện lau bàn không sạch. Bữa trưa thì cãi vã vì cơm nước không vừa ý. Tối đến lại chỉ vì nhân vật trên tivi mà một cuộc khẩu chiến nổ ra.
Mấy chục năm liên tục, hôn nhân của họ trải qua hành trình đó. Tuy nhiên, họ chẳng cãi được lâu bởi sau đó cả hai tự động làm hòa. Thậm chí đôi khi chẳng cần làm hòa, họ tiếp tục đối thoại, thoải mái chuyện trò với nhau.
Giây trước vừa to tiếng, giây sau ông đã quay sang hỏi: “Bà uống thuốc khớp sáng nay chưa?”. Vậy là lại hòa hợp.
Tranh minh họa
Có lần bà bị ốm phải vào viện, con cháu khuyên mãi cụ ông mới không đòi vào viện chăm vợ ngay trong đêm. Sáng hôm sau, cụ dậy sớm, sốt ruột đến mức định đi bộ lên bệnh viện với bà khiến anh con trai phải vội vàng đèo bố đi.
Khi đến nơi, ông lao vào ngay để “cà khịa” vợ: ” Bà thế nào rồi, đầu còn đau không, lo uống thuốc với nghe lời bác sĩ cho nhanh khỏi để về còn mắng tôi. Cả ngày không có ai cãi cùng, buồn mồm quá”.
Video đang HOT
Nghe cụ ông nói cụ bà chỉ bật cười, lại hỏi han ông chuyện ăn sáng chưa, uống thuốc chưa.
Họ đã dành gần như cả cuộc đời để cãi vã nhưng đó lại là cách quan tâm nhau. Đôi khi việc cãi cọ, tranh chấp là biểu hiện của tình yêu. Có yêu mới để ý đến tí một từ hành động đến lời nói.
Vậy mới nói, đâu phải cứ cãi vã thì tình yêu sẽ biến mất đi hoàn toàn.
02
Người ta nói rằng, cảm xúc giữa hai bên sẽ bị xói mòn qua những cuộc cãi vã và chửi bới của hai vợ chồng. Nhưng liệu điều đó có phải là thủ phạm giết chết tình yêu? Câu trả lời là không. Thứ cảm xúc khiến cho họ không muốn kiên trì với mối quan hệ của mình chính là sự mệt mỏi đến trống rỗng và chẳng còn gì để nói với nhau.
Có câu chuyện kể về cặp đôi nọ, sắp đến ngày kết hôn. Tuy nhiên, một việc xảy đến và cuối cùng chẳng còn hôn lễ nào nữa.
1 tháng trước khi đám cưới xảy ra, cả hai đã cãi cọ một trận lớn. Trong mối quan hệ này, cô gái tự nhận rằng mình là người yêu nhiều hơn nên suốt 3 năm yêu nhau, khi nào cãi vã cô cũng là người xuống nước và xin lỗi.
Mặc dù có rất nhiều lần bạn trai sai hoàn toàn nhưng lúc nào anh cũng bày ra vẻ mặt “cửa trên”, chờ bạn gái cúi đầu.
Tranh minh họa
Lần này cũng vậy, họ cãi vã vì một điều kiện vô lý của nhà trai với đám cưới. Anh người yêu vẫn khăng khăng mặc kệ, không lắng nghe, không thấu hiểu. Cô giận đến mức sập cửa bỏ đi về nhà mẹ đẻ.
Anh ta vẫn không quan tâm, nghĩ rằng cô có chân đi rồi sẽ lại quay về nên hoàn toàn chẳng có lời xin lỗi hay tìm kiếm nào cả.
Tối ngày hôm sau cô quay lại tổ ấm của cả hai và cũng không muốn xuống nước nữa. Cô im lặng, chồng sắp cưới im lặng. Họ ngồi cạnh nhau nhưng chẳng nói một lời và có vẻ như mối quan hệ của cả hai không còn gì để nói nữa rồi.
Sự mệt mỏi đã len lỏi vào chuyện tình yêu đó. “Cảnh giới” chẳng còn gì để nói đã xuất hiện và thế là chia tay. Chẳng còn đám cưới nào nữa.
Cãi vã không làm tình yêu biến mất mà thủ phạm chính là sự mệt mỏi sau cuộc cãi vã.
03
Trong tình yêu, có rất nhiều thứ có thể xói mòn cảm xúc, khiến cả hai chẳng còn mặn mà với nhau. Đó có thể là xích mích, cãi vã, thói vũ phu hoặc chuyện ngoại tình. Thế nhưng ít ai nhắc đến một kẻ thù khác có thể “kết liễu” cuộc hôn nhân cực nhanh: Sự mệt mỏi và chán nản.
Khi mà một trong hai hoặc thậm chí cả hai người mệt mỏi thì tình cảm sớm cạn kiệt. Vì chán nên xích mích họ không làm hòa, không sợ hãi đối phương buồn lòng nữa. Họ không muốn vun đắp, không muốn quan tâm, không muốn bỏ ra chút gì cho mối quan hệ.
Tranh minh họa
Sự mệt mỏi khiến họ nghĩ rằng chỉ vì yêu đương, chỉ vì ở bên cạnh người yêu khiến cho cuộc sống tù túng. Họ không muốn tiếp tục rơi vào tình trạng chỉ vì yêu mà phải đi giải quyết những vấn đề mà nếu không yêu sẽ chẳng gặp phải.
Sự mệt mỏi len lỏi và dần khiến mọi người cảm thấy tình yêu ấy chẳng còn giá trị gì. Họ chẳng cần phải làm hòa, chẳng cần ngồi lại để nói chuyện với nhau tháo gỡ vấn đề đang vướng mắc.
Cãi cọ không phải là thứ khiến tình yêu biến mất mà những điều “hậu cãi cọ” mới tạo ra điều ấy.
Nếu còn yêu, hai bên sẽ tìm cách làm lành, không làm tổn thương đối phương. Nhưng hết yêu thì cứ họ mặc kệ nhau, thả trôi cảm xúc, ra sao cũng được.
Bởi vậy, đừng để cho sự mệt mỏi và chán nản xuất hiện trong mối quan hệ của bạn. Nó đủ sức bóp nát tất cả những gì cả hai vun đắp cho tình yêu này!
Ly hôn, má chồng cho con dâu 400 triệu đồng mua nhà và nuôi con
Lòng tốt của một người, đôi khi chúng ta chỉ cảm nhận sâu sắc khi họ đã rời đi.
Tôi biết ơn má chồng cũ vì bà là người nhân hậu, tốt bụng (ảnh minh họa)
Tôi và chồng cũ ly hôn cách đây 4 năm. Chúng tôi kết hôn khá vội vàng nên chia ly cũng chóng vánh.
Hồi mới ra trường, tôi phải lòng anh vì vẻ ngoài đẹp trai và rồi tôi có thai ngoài ý muốn nên phải nhanh chóng cưới.
Cưới được vài tháng đã phải làm cha mẹ, chúng tôi không chịu đựng được những áp lực của hôn nhân nên thường xuyên cãi vã. Cứ về đến nhà là cãi nhau, nên chồng cũ của tôi chán nản. Đỉnh điểm, anh ngoại tình với một đồng nghiệp vừa ly hôn. Mọi chuyện vỡ lở, tôi và anh chia tay.
Từ khi mới cưới, tôi và chồng cũ đã sống riêng nên tôi không phải chịu cảnh "mẹ chồng nàng dâu". Với tôi, má chồng cũ là người rất tốt. Trước kia, khi hai vợ chồng cãi nhau, bà đã nhiều lần bênh vực tôi. Khi chúng tôi ly hôn, ba má chồng cũng cho tôi số tiền hơn 400 triệu đồng, nói là để tôi làm vốn nuôi con.
Nhờ sự giúp đỡ ấy của ba má chồng, cộng thêm số tiền bố mẹ ruột cho trước khi cưới và vay bạn bè, tôi mua được căn hộ nhỏ để 2 mẹ con ổn định cuộc sống. Sau ly hôn hơn 1 năm, chồng cũ của tôi có ý muốn quay lại, nhưng lòng tôi lúc đó đã nguội lạnh, không còn chút tình cảm nào với anh.
Có đêm, anh uống say rồi đến nhà tôi làm loạn, đập cửa ầm ĩ. Không biết xử lý thế nào, tôi đành phải gọi cho má anh. Bà tới đón con trai về và xin lỗi tôi. Nhiều người nhắc nhở tôi: Nếu ba má chồng tôi rất tử tế với con dâu cũ, thì coi chừng ông bà lấy đó làm cái cớ để bắt vợ chồng hàn gắn.
Tôi cũng suy nghĩ nhiều về điều này, nhưng rõ ràng ông bà thật lòng đối tốt với mẹ con tôi. Trong lần tôi đưa con về thăm ông bà nội, má chồng tôi đã nói: "Chuyện của các con, má để các con tự quyết định, nên con cứ thoải mái mang cháu về chơi".
Sau đó chồng tôi tái hôn. Lần nào đưa con sang thăm ông bà nội, tôi cũng chỉ đứng ngoài cổng, chào hỏi vài câu rồi về. Má anh biết tôi giữ ý và ngại vào nhà, vì vậy thỉnh thoảng bà hẹn tôi ra ngoài uống cà phê.
Cách đây một tháng, tôi bị ngộ độc thực phẩm, nửa đêm đau bụng dữ dội. Tôi gọi bạn trai tới đưa đi cấp cứu nhưng không yên tâm để con ở nhà một mình cũng không thể nhờ ông bà ngoại giúp, vì ba má tôi đang đi du lịch.
Tôi đành gọi chồng cũ, nhờ anh sang đón con về bên nhà anh, hoặc sang trông con giúp tôi một đêm, nhưng anh không nghe máy. Không còn cách nào khác, tôi phải gọi cho bà nội thằng bé.
Ông bà vội vã lái xe sang lo cho cháu nội. Khi tôi lên xe đi cấp cứu, bà còn dặn với theo rằng nếu cần gì cứ gọi bà.
Hôm sau, tôi đang nằm trên giường bệnh đã thấy mẹ chồng cũ tới thăm. Bà nấu cháo mang tới cho tôi. Bà nói, tôi cứ yên tâm dưỡng bệnh, bà sẽ giúp tôi chăm con. Gặp bạn trai tôi ở bệnh viện, bà vui vẻ trò chuyện với anh, dặn tôi khi nào rảnh thì nhắn với bà, bà muốn mời chúng tôi đi ăn.
Nhìn bóng mẹ chồng khuất trên hành lang bệnh viện, nước mắt tôi chảy dài. Lòng tốt của một người, đôi khi chúng ta chỉ cảm nhận sâu sắc khi họ đã rời đi. Dù không còn là con dâu của bà, nhưng tôi muốn mãi gọi bà là má...
Đọc xong bản di chúc của bố mà tôi cay đắng khóc thầm trong lòng Khi còn sống, bố mẹ đồng ý để lại nhà đất cho con gái. Vậy mà, bây giờ bản di chúc lại ghi tên em trai tôi. Ảnh minh họa Ngày còn trẻ, tôi đi lao động nước ngoài, kiếm được bao nhiêu tiền gửi về cho bố mẹ hết. Khi hết thời hạn làm việc, tôi về nước và biết được bố...