2 cán bộ CSGT An Giang bị bắt vì sai phạm trong cấp biển số xe
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang đã phê chuẩn lệnh bắt 2 cựu cán bộ Phòng cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh An Giang liên quan đến sai phạm trong vụ cấp biển số xe.
Bị can Nguyễn Hữu Ân và Võ Chí Linh từng phụ trách việc cấp biển số xe xảy ra sai phạm – Ảnh: BỬU ĐẤU
Chiều 15-7, ông Nguyễn Văn Thạnh – phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang – xác nhận đã phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 2 bị can Nguyễn Hữu Ân (47 tuổi) và Võ Chí Linh (37 tuổi, cùng ngụ TP Long Xuyên) về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Cả hai bị can này từng công tác tại Phòng cảnh sát giao thông đường bộ (CSGT) Công an tỉnh An Giang.
Khám xét chỗ ở của ông Ân, công an đã thu giữ 11 biển số xe máy “đẹp”, 1 cặp biển số ôtô và một số vật chứng khác.
Năm 2019, ông Ân là trung tá giữ chức đội trưởng ở Phòng CSGT rồi được chuyển về làm đội trưởng đội CSGT Công an huyện Thoại Sơn. Sau khi Công an tỉnh An Giang kết luận việc cấp biển số xe có sai phạm thì ông Ân bị đình chỉ công tác và đến nay bị bắt giữ.
Theo kết luận thanh tra, giai đoạn 2012 – 2021, Phòng CSGT Công an tỉnh An Giang được Cục CSGT Bộ Công an cài đặt và hướng dẫn sử dụng hệ thống đăng ký, quản lý, cấp biển số xe bằng hình thức bấm, nhận biển số ngẫu nhiên.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, một số cán bộ có dấu hiệu cố tình can thiệp vào phần mềm hệ thống đăng ký, quản lý, cấp biển số sai quy định.
Ngày 6-12-2021, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang đã khởi tố vụ án hình sự “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Phòng CSGT Công an tỉnh An Giang.
Video đang HOT
Đến ngày 7-4, cơ quan điều tra khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Bá Quận – 60 tuổi, nguyên trưởng Phòng CSGT – về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Như vậy, đến nay Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang đã bắt 3 bị can là cán bộ công an liên quan sai phạm cấp biển số xe gồm Nguyễn Bá Quận, Nguyễn Hữu Ân và Võ Chí Linh.
Vụ nhận hối lộ của trùm buôn lậu xăng: 'Các anh lo cho gia đình, vợ con em, em sẽ không khai'
Cựu thượng tá Nguyễn Văn Hùng khai thống nhất với 2 bị cáo khác việc 'các anh lo cho gia đình, vợ con của em, em sẽ không khai'.
Tuy nhiên sau khi bị bắt tạm giam, bị cáo suy nghĩ và nhận thức được sai phạm của mình nên quyết định khai.
Các bị cáo trong phiên tòa xét xử vụ án - Ảnh: Thông tấn quân sự
Liên quan đường dây buôn lậu gần 200 triệu lít xăng, chiều 13-7, Tòa án quân sự Quân khu 7 tiếp tục xét xử 14 bị cáo vụ án buôn lậu, nhận hối lộ, tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép...
"Tôi đứng đây tủi nhục, đau xót lắm"
12 trong số 14 bị cáo bị cáo buộc nhận tiền hối lộ của "ông trùm" xăng lậu Phan Thanh Hữu (giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh). Trong đó có Nguyễn Văn Hùng - cựu thượng tá, cựu đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Trường Long Hòa (Trà Vinh); Phạm Văn Trên - cựu đại tá, cựu chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh, Lê Văn Phương - cựu phó Phòng CSGT Công an tỉnh Trà Vinh và Phạm Hồ Hải - cựu trưởng đại diện Cảng vụ Hàng hải Cần Thơ tại Duyên Hải (Trà Vinh).
Theo cáo buộc, từ tháng 3-2020 đến tháng 12-2020, Phan Thanh Hữu chi cho Nguyễn Văn Hùng mỗi tháng 500 triệu đồng.
Trong đó, ông Hùng chi hối lộ giúp Hữu cho Trên 100 triệu đồng/tháng, Phương 30 triệu đồng/tháng, Hải 30 triệu đồng/tháng. Tổng số tiền ông Hùng nhận hối lộ từ ông Hữu là 8 tỉ đồng, trong đó ông Hùng chuyển cho ông Trên 1 tỉ đồng, ông Phương 360 triệu đồng và ông Hải 330 triệu đồng.
Từ khi nhận tiền của Hữu, Hải trên cương vị là trưởng đại diện Cảng vụ Hàng hải Cần Thơ tại Duyên Hải đã không thực hiện nhiệm vụ về việc kiểm soát phương tiện, con người và hàng hóa vận chuyển đối với các tàu Nhật Minh khi đi vào khu vực thuộc địa bàn mình quản lý.
Dù thuyền của ông Hữu vận chuyển xăng lậu với số lượng lớn, trong thời gian dài nhưng không bị lực lượng cảng vụ phát hiện, kiểm tra và phối hợp với các lực lượng liên quan kiểm tra, bắt giữ.
Khai trước tòa, bị cáo Phạm Hồ Hải nói cáo buộc của viện kiểm sát là "không đúng". Theo bị cáo, cáo buộc tàu của Hữu đi vào cảng vụ mà không bị kiểm tra, bắt giữ không thuộc thẩm quyền của cảng vụ, nếu cảng vụ có kiểm tra cũng chỉ kiểm tra yếu tố an toàn về con tàu và con người, chứ không có chức năng kiểm tra hàng hóa.
Hơn thế, khi tàu của Hữu đi qua khu vực Cảng vụ Hàng hải Cần Thơ tại Duyên Hải, nếu không có dấu hiệu vi phạm an toàn, cảng vụ không có quyền ngăn cản, kiểm tra, bắt giữ.
Vẫn theo bị cáo Hải, đến khi được cơ quan điều tra mời lên làm việc, bị cáo mới biết tiền Hùng chuyển cho mình là nguồn tiền của Hữu do phạm tội mà có. Vì thế, bị cáo đã bày tỏ nguyện vọng nộp lại toàn bộ số tiền này để phục vụ điều tra.
"Lúc đó, bị cáo không nghĩ nộp lại số tiền lại là nhận hối lộ" - bị cáo khai.
Trả lời việc có quan hệ vay mượn tiền với bị cáo Hùng không, bị cáo Hải đã nghẹn ngào trình bày: "Tôi đứng đây tủi nhục, đau xót lắm. Bây giờ nói như thế nào tôi cũng nhận chứ không muốn nói thêm...".
Thủ đoạn biến tiền hối lộ thành vay mượn
Liên quan hành vi của Phạm Hồ Hải, luật sư đề nghị hội đồng xét xử cho đặt câu hỏi đối với "ông trùm" Phan Thanh Hữu và bị cáo Nguyễn Văn Hùng.
Trả lời trước tòa, ông Hữu khẳng định những lời khai tại cơ quan điều tra là đúng sự thật, bao gồm lời khai liên quan đến Hải, tuy nhiên đến nay không nhớ chi tiết từng lời khai.
Về mục đích đưa 500 triệu đồng/tháng cho Hùng, "ông trùm" nói "chi cho người ta để tàu đi cho an toàn, nghĩa là không bị bắt". Sau khi cầm tiền, Hùng chi cho ai sẽ đều báo cho Hữu, bao gồm việc chi cho Hải 30 triệu đồng/tháng.
Về phía mình, Hùng khẳng định "từ thời điểm bị bắt đến nay, lời khai rất trung thực, thẳng thắn".
Theo lời cựu thượng tá, sau khi Hữu bị bắt, bị cáo, Trên và Hải có gặp nhau, thống nhất "về số tiền đưa nhận hằng tháng sẽ là tiền vay mượn của nhau". Mục đích nhằm hợp thức tiền nhận hối lộ, đối phó với cơ quan chức năng khi bị kiểm tra.
Đáng chú ý, bị cáo Hùng nói thời gian đầu bị bắt đã nhất quyết không khai (về việc hợp thức tiền nhận hối lộ - PV), về sau mới khai.
Trước câu hỏi vì sao ban đầu không khai, bị cáo Hùng cho biết có thống nhất với Trên và Hải rằng "các anh lo cho gia đình, vợ con của em, em sẽ không khai". Tuy nhiên, sau khi bị bắt tạm giam, bị cáo suy nghĩ và nhận thức được sai phạm của mình nên quyết định khai.
'Cánh tay phải' 1 thời của bà Nguyễn Phương Hằng gặp 'biến lớn' sau khi bị cơ quan chức năng bắt giữ Thông tin mới đây do CSĐT Công an TP.HCM chia sẻ về Nhâm Hoàng Khang - người từng thân thiết với bà Nguyễn Phương Hằng đang khiến dư luận xôn xao. Chiều 12/7, Thanh Niên cùng nhiều cơ quan báo chí khác đưa tin Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ban hành kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND...