2 căn bệnh không chữa sớm rất dễ chuyển thành ung thư
Những căn bệnh này thường bị nhiều người cho rằng chẳng có gì đáng lo ngại.
Bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gặp nhiều trong cuộc sống hiện nay. Nhiều người vô tinh phát hiện vấn đề này trong khi khám sức khỏe. Tuy nhiên, có không ít người không hề quan tâm khi thấy gan nhiễm mỡ ở mức độ thấp nhất.
Cuộc sống hiện đại với áp lực, nhịp sống nhanh, ai cũng vội vã kiếm tiền mà quên đi tập thể dục. Ngoài ra, các món ăn giàu chất béo, nhiều calo, ít thư giãn và nghỉ ngơi kể cả cuối tuần, thậm chí thói quen ăn uống, sinh hoạt sai lầm cũng dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ hoàn toàn có thể điều trị và giữ ổn định chức năng gan. Nhưng nếu bạn không chú ý và kiểm soát mức độ nhiễm mỡ thì lâu dài sẽ dẫn đến bệnh xơ gan, ung thư gan.
Khoảng 10 năm từ khi xơ gan xuất hiện đến loạn sản tế bào gan và mất 6 năm từ loạn sản tế bào gan đến ung thư gan. Điều đó có nghĩa xơ gan đến ung thư gan có thể trong 16 năm. Bệnh nhân bị xơ gan cũng có thể phòng chống chuyển sang ung thư nếu thăm khám và có sự điều trị của bác sĩ. Vì vậy, bạn cần lưu ý đến các vấn đề về gan, đơn giản từ gan nhiễm mỡ để phòng sự phát triển thành ung thư gan.
Video đang HOT
Xơ gan là tổn thương gan lan tỏa do một hoặc nhiều bệnh gây ra lặp đi lặp lại. Nếu bệnh được phép phát triển, nó sẽ không chỉ gây ra một số biến chứng mà còn gây ung thư gan. Do đó, bệnh nhân bị xơ gan phải được điều trị tích cực để ngăn ngừa sự phát triển tiếp theo của bệnh.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách giúp bạn phát hiện vấn đề ở gan, đặc biệt là viêm gan B nhằm có cách phòng tránh ung thư gan.
Viêm dạ dày hoăc các vấn đề liên quan đến dạ dày là điều phổ biến, nhiều người bị. Bệnh ở dạ dày liên quan đến thói quen ăn uống, làm việc, thức khuya của nhiều người. Ngoài những người bị viêm dạ dày, có người còn bị loét dạ dày. Thậm chí, việc bị loét dạ dày lâu dài sẽ dẫn đến ung thư dạ dày.
Viêm dạ dày không đột ngột chuyển sang ung thư dạ dày mà nó xuất phát từ các tổn thương tiền ung thư ở dạ dày. Thời gian để chuyển từ viêm sang ung thư dạ dày có thể hơn 10 năm. Trong thời gian đó, việc thăm khám thường xuyên phát hiện các tổn thương ở dạ dày nhằm điều trị là điều nền làm.
Ngoài điều trị, bạn cần điều chỉnh thói quen ăn uống, tránh ăn đồ ăn cay, nóng, tránh ăn quá muộn hoặc để bụng đói quá lâu, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng cũng như thức khuya, bỏ thuốc lá và rượu. Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách phát hiện những vấn đề bất thường trong sức khỏe kể cả vấn đề tổn thương, viêm, loét ở dạ dày. Khi được phát hiện, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách ăn uống và có hướng điều trị để chữa lành các tổn thương này trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, sau khi điều trị vẫn phải chú ý đến việc ăn uống hợp lý, không để dạ dày bị tái viêm thêm nữa.
Bắp cải ngọt nước, dễ ăn nhưng có 4 điều cấm kỵ bạn cần nhớ về loại rau này
Đừng tùy tiện kết hợp chung bắp cải với một số loại thực phẩm vì nó có thể gây hại cho sức khỏe của bạn mà chính bạn cũng chẳng ngờ đến.
Bắp cải vốn là loại rau quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày với đặc điểm giòn ngọt, dễ ăn. Hơn nữa, hàm lượng dinh dưỡng có trong mỗi cây bắp cải đều rất cao, nhưng bạn cần nhớ là không phải loại thực phẩm nào cũng có thể kết hợp chung với bắp cải.
Dưới đây là một số điều cấm kỵ cần nhớ khi ăn bắp cải để tránh gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của mình bạn nhé!
Không ăn bắp cải đã xào chín để qua đêm
Không riêng gì bắp cải mà bất kỳ một món ăn nào đã xào chín để qua đêm cũng sẽ tự sản sinh ra một lượng lớn nitrat. Kể cả bắp cải không ướp muối nhưng nếu đã qua chế biến thì nó vẫn có thể tạo ra nitrat. Nếu ăn thường xuyên trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vì vậy, bạn cần chú ý không ăn bắp cải đã xào chín để qua đêm để bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất.
Người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn
Lượng chất xơ dồi dào trong bắp cải có tác dụng nhuận tràng và làm đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, những người có hệ tiêu hóa kém, thường bị tiêu chảy cần hạn chế ăn loại thực phẩm này. Đặc biệt không nên ăn bắp cải sống vì dễ sinh đầy bụng, đau dạ dày, táo bón, tiểu ít... Với những bệnh nhân mắc bệnh viêm dạ dày thì không nên ăn nhiều để tránh làm tăng gánh nặng lên dạ dày.
Không luộc hoặc xào bắp cải ở nhiệt lửa quá lâu
Trong quá trình chế biến bắp cải, bạn cần chú ý không đảo bắp cải trên bếp lửa quá lâu. Điều này có thể làm phân giải hết các chất dinh dưỡng có trong bắp cải và khiến bắp cải mất đi vị ngọt tự nhiên.
Không ăn bắp cải chung với dưa chuột
Bắp cải và dưa chuột khi kết hợp chung với nhau có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu vitamin C, từ đó làm phá hủy các enzyme có trong dưa chuột. Kết quả là hàm lượng dinh dưỡng mà bạn có thể thu lại trong 2 loại thực phẩm này sẽ biến mất hoàn toàn.
Source (Nguồn): Sohu/Helino
Những dấu hiệu ung thư nhưng dễ bị nhầm là "bệnh vặt": Cứ lờ đi không khác gì "tiếp tay" cho ung thư hủy hoại bạn Đôi khi các dấu hiệu của ung thư cực kỳ dễ nhầm lẫn, chỉ một chút chủ quan bạn cũng sẽ đẩy mình đến gần hơn với cửa tử. Làm sao để phát hiện ung thư sớm là điều bất cứ ai cũng quan tâm. Theo các chuyên gia sức khỏe, việc đầu tiên mọi người cần làm đó là kiểm tra sức...