2 cách làm mì sợi Trung Hoa mang đến ý tưởng món ngon, mới lạ
Mì sợi là một trong những loại thực phẩm được ứng dụng phổ biến trong các món ăn Châu Á. Chúng có nguồn gốc từ Trung Hoa và được phổ biến, nổi tiếng trên toàn thế giới,.
Loại mì này có cả dạng tươi và dạng khô mang đến nhiều ý tưởng món ăn ngon. Tùy sở thích bạn có thể thực hiện loại mì trộn khô, mì lạnh hoặc mì nước nóng hổi nghi ngút khói.
1. Mì sợi là gì? Nguồn gốc mì sợi
Mì sợi là một loại thực phẩm làm từ bột không lên men sử dụng phổ biến trong nhiều nền ẩm thực Châu Á. Quy trình làm mì sợi sẽ bao gồm kéo căng, ép đùn rồi cắn phẳng cắt thành các hình dạng mong muốn. Trong đó phổ biến nhất là dạng mì sợi dài, mỏng. Ngoài ra nhiều loại mì còn được cắt thành dạng xoắn, ống, sóng, dây, vỏ, hình vuông gói hoành thành, gấp lại hay được cắt thành hình dạng tùy thích.
Mì sợi được làm từ bột nhão được tạo thành sợi trong túi đáy có đục lỗ nhỏ vào nước sôi hay ống có đục lỗ nhỏ. Tùy theo từng loại mì mà bạn có thể chọn phơi khô hay bảo quản lạnh trước khi nấu ăn. Theo đó mì sợi có thể giữ tươi, bảo quản lạnh ăn ngắn hạn hoặc sấy khô để dự trữ ăn trong thời gian dài.
Mì sợi cho vào nồi nước sôi cùng muối, ít dầu ăn. Đến khi mì nở ra thì vớt lên cho vào tô. Thông thường chúng sẽ được ăn kèm với món súp hoặc sốt.
Mì sợi có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc. Người ta đã tìm thấy tài liệu ghi chép sớm nhất về mì trong cuốn sách có niên đại từ thời Đông Hán (25 – 220 CE). Loại mì này thường được làm từ bột mì và trở thành thực phẩm chính cho người dân thời nhà Hán lúc bấy giờ. Cho đến hiện nay người Trung Hoa vẫn sử dụng mì sợi phổ biến trong các món ăn. Nhiều tiệm ăn của người Hoa các nghệ nhân đầu bếp còn nhồi bột làm sợi tươi tại chỗ như một cách biểu diễn, tô đậm thêm nét văn hóa ẩm thực xứ tỷ dân.
Mì sợi là thực phẩm chính trong các món ăn nổi tiếng của người Trung Quốc. Ảnh: Internet
2. Cách làm mì sợi của người Hoa bằng máy
Trong quá trình giao lưu văn hóa mì sợi đã được du nhập và được người dân Việt đón nhận nồng nhiệt. Theo đó mì sợi tươi, mì trứng này có thể thực hiện được rất nhiều món ăn ngon như mì gà , mì thịt xá xíu , mì hoành thánh… Nếu bạn là tín đồ yêu thích ẩm thực Trung Hoa thì đừng bỏ qua cách làm mì tươi để sáng tạo ra các món ăn sáng ngon cho cả nhà.
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
300gram bột mì
3 quả trứng gà
Nước tro tàu
Muối
Dầu ăn
2.2. Các bước thực hiện
Bước 1 : Cho 300gram bột mì vào âu lớn (cối đánh bột). Tiếp theo cho vào 3 quả trứng gà, 3gram muối, 1 thìa canh nước tro tàu, 1 thìa canh dầu ăn. Dùng máy đánh bột khoảng 15 phút thì lấy ra.
Bước 2 : Sau khi đánh bột tạo thành một khối mịn bạn lấy chúng ra. Tiếp tục nhồi bằng tay thêm 5 phút thì cuộn tròn bột lại. Bôi dầu ăn vào tay rồi thoa đều lên mặt bột để tránh chúng bị khô. Dùng màng bọc thực phẩm bịt kín bột để chúng nghỉ khoảng 3 tiếng.
Nếu không có máy bạn có thể nhồi bột bằng tay để cảm nhận bột khô hay ướt điều chỉnh. Ảnh: Internet
Bước 3 : Hết thời gian bạn lấy bột ra cán mỏng. Tiếp theo bạn thoa lên bột ít bột mì khô chống dính. Cho bột qua máy cán bột để bột được ép thật mỏng để sợi mì cắt ra càng nhỏ.
Video đang HOT
Trước khi ủ bột bạn nên bọc chúng kín lại để không bị không mặt. Ảnh: Internet
Bước 4 : Tiếp tục bôi thêm bột mì khô lên bột vừa cán rồi bỏ chúng vào máy cắt thành các sợi mì dài. Tùy sở thích bạn có thể điều chỉnh máy cắt sợi to, nhỏ khác nhau. Sợi mì thành phẩm bạn áo lên lớp bột khô để chúng không dính vào nhau.
Khi có máy các sợi mì sau khi cắt sẽ rất đều và đẹp mắt. Ảnh: Internet
Như vậy bạn đã hoàn thành cách làm mì sợi vàng ươm, hấp dẫn của người Hoa. Khi ăn bạn chỉ cần trụng nở chúng trong nước sôi pha ít muối, dầu ăn. Với phần mì tươi vừa làm bạn có thể nấu mì khô gà quay , mì vịt tiềm , mì móng giò, mì trộn … đều rất ngon. Tin rằng cả nhà sẽ rất thích thú, ăn ngon với món ăn mới của bạn.
Thành phẩm mì sợi vàng ươm, mướt mát hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều món ăn ngon. Ảnh: Internet
3. Cách làm mì sợi kéo tay
Tự làm mì sợi kéo tay tại nhà sẽ giúp bạn đảm bảo vệ sinh, tiết kiệm. Đặc biệt cách làm sợi mì bằng thủ công cũng rất đơn giản và không mất nhiều thời gian. Thỉnh thoảng mẹ bỉm cũng có thể cùng bé vào bếp nhào nặn bột cách thành từng sợi mì sợi nhỏ nhắn. Tin rằng các con sẽ có những trải nghiệm vui vẻ, mẹ giảm căng thẳng sau những ngày mệt mỏi với công việc.
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
270gram bột mì đa dụng
3 quả trứng gà
30gram bột tàn mì
1 thìa cà phê muối
1/4 thìa cà phê bột nghệ
3.2. Các bước thực hiện
Bước 1 : Cho vào tô lớn 270gram bột mì, 30gram bột tàn mì , 1/2 thìa cà phê muối trộn đều.
Bước 2 : Đập vào tô khác 3 quả trứng gà, 1/4 thìa cà phê bột nghệ đánh tan. Đổ hết bột mì vừa trộn ở bước 1 vào tô trứng trộn đều.
Nếu ăn chay bạn có thể trộn bột cùng với nước thay cho trứng gà. Ảnh: Internet
Bước 3 : Dùng tay nhồi bột cảm nhận nếu khô thì thêm ít nước, nhão thì cho vào ít bột mì. Nhào bột đến khi chúng tạo thành một khối dẻo mịn không dính tay. Vo tròn chúng lại bọc kín lại bằng màng bọc thực phẩm ủ trong 30 phút.
Bước 4 : Hết thời gian bột nở hơn bạn cho chúng ra phẳng đã được phủ lớp bột khô chống dính. Tiếp tục dùng nồi bột thêm một lúc, vo tròn chúng rồi chia chúng thành 4 phần.
Nhồi bột thật mịn, không dính tay rồi bó bột lại ủ. Ảnh: Internet
Bước 5 : Cán bột thành các miếng mỏng nhất có thể, rắc bột khô lên chống dính rồi gập đôi chúng lại 3 lần. Mỗi lần gập bột đều áo bột khô để chống dính. Dùng dao cắt bột thành các các sợi vừa phải. Dùng tay kéo nhẹ sợi mì ra là xong. Phần bột còn nhiều bạn có thể tranh thủ cán ra cắt miếng vuông thành lá hoành thánh.
Bột cán mỏng rắc thêm bột khô để chúng không bị dính lại khi gập. Ảnh: Internet
Như vậy chỉ với vài bước đơn giản bạn đã hoàn thành cách làm mì sợi tươi ngon. Sợi mì này sẽ cho bạn ý tưởng thực hiện các món mì Trung Hoa đặc sắc như mì trường thọ, mì thịt dê, mì bò Lan Châu, mì tương đen , mì khô nóng Vũ Hán… Đây đều là những món ăn mang linh hồn ẩm thực Trung Hoa. Nếu bạn yêu mến ẩm thực của quốc gia này thì hãy đưa vào thực đơn bữa ăn sáng lạ miệng nhé!
Ngoài mì sợi bạn có thể làm thêm lá hoành thánh trữ trong tủ lạnh. Ảnh: Internet
Mì sợi là một trong những loại thực phẩm chính của người Hoa và được nhiều người Việt yêu thích. Chúng cực phổ biến tại các nhà hàng, quán ăn chuyên món Hoa. Theo đó cách làm mì sợi cũng khá nhanh, đơn giản tại nhà. Thỉnh thoảng bạn có thể thực hiện để có được sợi mì tươi ngon nhất. Loại thực phẩm này hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều ý tưởng ăn ngon đậm chất ẩm thực Hoa.
Cách làm bánh sùng se tay dẻo dai thơm ngon khó cưỡng
Bánh sùng se tay được làm từ bột gạo, bột năng và các nguyên liệu tạo màu tự nhiên khác.
Đây là một món bánh khá quen thuộc tại miền Tây với độ mềm dai nhẹ ăn kèm cùng nước cốt dừa béo ngậy, thơm ngon. Nếu bạn tò mò hương vị của món bánh thì hãy vào bếp thực hiện ngay cùng nha!
Nguyên liệu làm Bánh sùng se tay
Bột tàn mì 20 gr
Bột gạo 50 gr
Bột năng 1 muỗng cà phê
Nước cốt dừa 100 ml Nước lọc 20 ml
Đường 35 gr
Dầu dừa 1 ml Lá dứa 1 ít
Củ dền 1 củ
Củ cà rốt 1 củ
Bột nghệ 1 ít
Mè rang 1 ít
Cách chế biến Bánh sùng se tay
1 Nấu nước cốt dừa
Hòa tan 1 muỗng cà phê bột năng cùng 20ml nước lọc.
Bắc nồi lên bếp, cho vào 100ml nước cốt dừa, 35gr đường, 1 ít muối, nước bột năng. Khuấy đều hỗn hợp trên lửa vừa đến khi sôi, có độ sệt nhẹ thì tắt bếp.
2 Lấy màu rau củ tự nhiên
Gọt vỏ củ dền, cắt khúc nhỏ rồi ép lấy nước. Làm tương tự với cà rốt.
Cho vào tô 5gr hoa đậu biếc khô, 200ml nước sôi, chần hoa từ 5 - 10 phút đến khi ra màu.
Xay nhuyễn 1 ít lá dứa, sau đó lọc qua rây để lấy nước cốt.
3 Trộn bột bánh
Rây mịn vào tô 50gr bột gạo, 20gr bột tàn mì rồi trộn đều. Sau đó bạn cho từ từ khoảng 90 - 100ml nước củ dền và tiếp tục trộn cho bột hòa quyện màu.
Tiếp theo, cho vào tô mới 50gr bột gạo, 20gr bột tàn mì, 1 ít bột nghệ rồi trộn đều. Sau đó bạn cho từ từ khoảng 90 - 100ml nước lọc và trộn đều.
Làm tương tự với những phần màu xanh lá, xanh dương, trắng, cam với định lượng tương tự.
4 Hấp bột bánh
Nấu một nồi nước sôi, đặt xửng hấp lên trên, sau đó bạn cho lần lượt từng tô bột vào.
Tiếp theo, bạn phủ kín khăn lên miệng nồi, đậy nắp và hấp 10 phút.
Sau 10 phút, bạn khuấy đều hỗn hợp bột và hấp thêm 5 phút.
Sau 5 phút, bạn gỡ từng mảng bột trong thành tô rồi tiếp tục hấp thêm 5 phút nữa là hoàn tất.
5 Se bánh hình con sùng
Nhào từng phần bột đến khi tạo thành khối dẻo mịn, sau đó chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau.
Dàn mỏng từng phần bột lên mặt dao có hình răng cưa rồi cuộn tròn lại là hoàn tất.
6 Luộc bánh
Nấu sôi một nồi nước, cho bánh vào luộc đến khi bánh nổi lên trên mặt là chín.
Tiếp theo, vớt bánh vào một tô nước lạnh, để nguội rồi nhanh tay vớt ra rổ cho ráo nước.
Cho vào rổ bánh 1ml dầu dừa, sau đó dùng tay đảo đều là hoàn tất.
7 Thành phẩm
Cho bánh ra dĩa, rưới lên mặt 1 ít nước cốt dừa và mè rang là có thể thưởng thức ngay.
Bánh khi ăn sẽ độ mềm dai nhẹ kèm theo vị beo béo từ nước cốt dừa, mùi thơm nhẹ từ mè rang, vô cùng ngon miệng.
Cách làm xôi cadé thơm ngon, béo dẻo, đơn giản dễ làm cho gia đình Xôi cadé là một món xôi quen thuộc đối với nhiều người Việt Nam, nổi bật với hương vị hấp dẫn của cadé cùng với phần xôi vừa béo và dẻo. Nguyên liệu làm Xôi cadé Gạo nếp 200 gr Nước cốt dừa 150 ml Bột tàn mì 10 gr Trừng gà 2 quả (lòng đỏ trứng) Lá dứa 10 gr Vanilla 1/2...