2 cách làm bánh mì đen bằng nồi cơm điện mềm xốp thơm ngon bổ dưỡng
Bánh mì là món bánh có vô vàn “phiên bản” hấp dẫn và đặc biệt lúc nào cũng đem đến những xúc cảm khó tả mỗi khi thưởng thức.
Nhân đây,sẽ mách nhỏ cho bạn 2 cách làm bánh mì đen bằng nồi cơm điện đơn giản nhưng lại thơm ngon, mềm xốp hết chỗ chê. Nào cùng vào bếp thôi!
1. Bánh mì đen bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu làm Bánh mì đen bằng nồi cơm điện
Bột mì nguyên cám 590 gr
Men khô 1 muỗng cà phê
Hạt lanh rang xay 1 muỗng cà phê
Dầu oliu 1 muỗng cà phê
Nước ấm 80 ml
Đường thốt nốt 1 muỗng cà phê
Muối 1/2 muỗng cà phê
Dụng cụ thực hiện
Nồi cơm điện, sạn dẹt, khăn sạch, muỗng, dĩa,…
Cách chế biến Bánh mì đen bằng nồi cơm điện
1
Kích hoạt men nở
Bạn lấy nồi cơm điện rồi lần lượt cho 1 muỗng cà phê men khô, 1 muỗng cà phê đường thốt nốt, 1 muỗng cà phê hạt lanh rang xay, 1/2 muỗng cà phê muối và 80ml nước ấm (khoảng 50 độ C) vào.
Dùng sạn dẹt khuấy đều rồi để yên cho men nở trong vòng 5 phút.
2
Trộn bột và ủ lần 1
Kế đến, bạn cho 590gr bột mì nguyên cám vào, dùng sạn dẹt đảo đều rồi dùng tay nhồi liên tục khoảng 10 phút.
Đến khi bột trở thành khối đồng nhất, đồng thời không còn dính tay nữa thì bạn lấy khăn khô sạch phủ lên bề mặt nồi, để bột nghỉ khoảng 1 – 2 tiếng.
3
Nhồi bột và ủ lần 2
Thấy bột đã nở gấp đôi so với ban đầu, thì bạn dùng tay ấn cho bột xẹp hết bọt khí, rồi tiếp tục nhồi khoảng 3 phút.
Sau đó, bạn cho 1 muỗng cà phê dầu oliu vào, dùng tay nhồi thêm 5 phút. Cuối cùng, bạn phủ khăn khô sạch lên lần nữa, tiến hành ủ bột lần 2 trong vòng 60 phút.
Video đang HOT
4
Nướng bánh
Khi bánh đã nở gần gấp đôi so với lần ủ trước, thì bạn cho vào nồi cơm điện, bật sang chế độ nấu nấu khoảng 15 – 20 phút.
Sau đó, bạn tiến hành trở mặt bánh, đồng thời nướng bánh thêm 20 phút nữa. Thấy bánh chín đều thì bạn tắt nồi, cho bánh ra dĩa thưởng thức thôi nhé!
5
Thành phẩm
Bánh mì đen bằng nồi cơm điện là món ăn hấp dẫn mà bạn đừng nên bỏ qua đấy! Bên cạnh hương thơm nồng nàn thì màu sắc bắt mắt của bánh mì sẽ lôi cuốn bạn lắm cho mà xem.
Bánh mì đen có vị mặn ngọt dịu nhẹ, mềm mịn, không hề khô và đặc biệt lại rất dễ thực hiện thì tại sao lại bỏ qua món bánh bổ dưỡng như thế được các bạn nhỉ?
2. Bánh mì đen bơ mật ong bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu làm Bánh mì đen bơ mật ong bằng nồi cơm điện
Bột mì nguyên cám 20 gr
Bột làm bánh mì 180 gr (bread flour)
Men nở instant 3 gr
Hạt óc chó 60 gr (đã được tách vỏ)
Sữa tươi 140 ml (không đường hoặc có đường)
Mật ong 1 muỗng canh
Bơ lạt 20 gr
Muối 1/2 muỗng cà phê
Đường 4 muỗng cà phê
Cách chọn mua hạt óc chó chất lượng
Hiện nay, hạt óc chó có 2 loại được bày bán phổ biến trên thị trường đó là loại nguyên hạt và loại đã được tách hạt.Nếu bạn sử dụng loại nguyên hạt, thì nên chọn hạt óc chó có kích thước lớn và trông đồng đều với nhau, không khác biệt quá nhiều. Ngoài ra, khi cầm lên cảm nhận được độ chắc và nặng tay rõ rệt.
Còn với loại đã tách hạt thì bạn nên chọn hạt óc chó trông đầy đặn, không bị teo phần thịt, đồng thời bẻ thử thì có độ giòn, không quá mềm nhũn.Nên hạn chế mua hạt óc chó đã có dấu hiệu ẩm mốc, bề mặt xuất hiện các đốm thâm đen lạ thường bởi đó là hạt óc chó đã hỏng.
Dụng cụ thực hiện
Nồi cơm điện, thớt, sạn dẹt, dao, muỗng,…
Cách chế biến Bánh mì đen bơ mật ong bằng nồi cơm điện
1
Trộn bột bánh
Bạn lấy nồi cơm điện rồi lần lượt cho 180gr bột làm bánh mì (bread flour), 20gr bột mì nguyên cám, 3gr men nở instant, 1/2 muỗng cà phê muối, 4 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh mật ong, 20gr bơ lạt và 140ml sữa tươi đã được đun ấm vào, dùng sạn dẹt đảo đều.
2
Nhồi bột và ủ lần 1
Đồng thời, bạn cho bột ra bề mặt phẳng như thớt. Để bột được dẻo và dai, bạn dùng tay nhồi bột, liên tục kéo giãn rồi gập lại khoảng 5 phút, đến khi bột trở thành khối đồng nhất, không còn dính tay.
Kế đến, bạn cho bột vào nồi cơm điện, đậy nắp lại và tiến hành ủ lần 1 trong vòng 40 – 50 phút ở nơi ấm (khoảng 35 – 37 độ C).
3
Tạo hình bánh và ủ lần 2
Khi bột đã nở gấp đôi so với lần trước, bạn tiếp tục cho 60gr hạt óc chó vào, rồi trộn đều lên để cho các nguyên liệu được hòa quyện với nhau.
Kế đến, bạn chia phần bột thành 6 phần bằng nhau, đồng thời dùng tay vo tròn rồi đặt vào nồi cơm điện, đậy nắp lại. ủ thêm lần nữa trong vòng 40 – 50 phút ở nhiệt độ 35 – 37 độ C.
4
Nướng bánh
Kế đến, khi đã ủ lần 2 xong, bạn chuyển nồi cơm điện qua chế độ nấu, tiến hành nướng bánh khoảng 45 phút.
Sau đó, bạn nhẹ nhàng lật bánh qua mặt còn lại, đồng thời nướng thêm lần nữa ở chế độ nấu trong vòng 45 phút.
Khi bánh đã chín đều 2 mặt thì bạn tắt nồi cơm điện, cho bánh ra dĩa thưởng thức nhé!
5
Thành phẩm
Bánh mì đen bơ mật ong bằng nồi cơm điện có hương thơm nồng nàn từ bơ ắt hẳn sẽ khiến mọi người chẳng thể làm ngơ đâu! Đặc biệt, nhờ sự góp mặt của bột mì nguyên cám nên còn cực kì bổ dưỡng nữa đấy!
Bánh mì chín vàng đều, còn có độ mềm xốp cực kì kích thích, đặc biệt hơn bên cạnh bơ béo béo còn có hương vị thơm ngon của hạt óc chó và chút dịu nhẹ từ mật ong nữa đó nha!
Cách làm pate truyền thống thơm ngon
Pate mềm mịn, thơm ngon, không khô, không tanh mùi gan heo. Món này ăn cùng xôi nóng, bánh mì rất ngon.
Nguyên liệu
600 gr thịt nạc vai xay (có dắt mỡ)
300 gr gan
200 gr bì lợn
200 gr mỡ phần
200 ml sữa tươi không đường
2 cái bánh mì đặc ruột
1 củ hành tây
2 củ tỏi
3 - 4 củ hành khô
Gia vị: Mắm, muối, hạt tiêu, hạt nêm.
Cách làm
1. Gan rửa sạch, nướng sơ, thái miếng, ngâm cùng 100 ml sữa tươi không đường trong 30 phút để khử tanh và độc, vớt ra, để ráo.
2. Bánh mì xé nhỏ, ngâm với 100 ml sữa tươi. Bánh mì giúp pate mềm mịn hơn.
3. Bì lợn cạo sạch, luộc khoảng 10 phút, rửa sạch, thái nhỏ. Bì giúp pate có độ kết dính.
4. Mỡ phần luộc sơ, lấy 1/2 thái hạt lựu nhỏ, và 1/2 còn lại thái miếng mỏng dài để lót đế. Mỡ giúp pate không bị khô, mướt mềm hơn.
5. Phi thơm hành, tỏi, cho hành tây thái hạt lựu vào xào. Nếu muốn thơm hơn thì cho thêm bơ động vật. Cho gan, thịt vào xào sơ, nêm nếm mắm, muối, hạt nêm theo khẩu vị. Thêm bánh mì ngâm sữa, bì lợn, mỡ thái hạt lựu, hạt tiêu vào đảo đều để hỗn hợp quyện vào nhau, tắt bếp.
6. Cho hỗn hợp trên vào xay. Nếu thích ăn còn thịt rối thì xay 1 lần, còn thích mịn hơn thì xay nhuyễn.
7. Quết mỏng lớp dầu ăn hoặc bơ, lót vài lát mỡ phần thái mỏng dưới đáy hộp đựng, múc hỗn hợp gan vừa xay vào dàn đều, bọc giấy bạc để tránh hấp hơi nước và đem hấp cách thủy 4 - 6 tiếng là được. Để nguội, cho pate vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
Thành phẩm: Pate mềm mịn, thơm ngon, không khô, không tanh mùi của gan heo. Món này ăn cùng xôi nóng, bánh mì đều ngon.
Chú ý:
Tùy vào lượng gan hay thịt nhiều thì màu sắc khác nhau. Nếu gan nhiều thì pate màu hồng đậm, còn thịt nhiều pate nhạt.
Hấp lửa liu riu, nên bọc giấy bạc để tránh đọng nước làm nhão pate.
Pate phải hấp lâu 4 - 6 tiếng nhừ nhuyễn thì mới ngon.
Cách làm bánh mì nướng sa tế cay thơm hấp dẫn chuẩn vị ngoài hàng Bánh mì nướng món ngon đường phố không thể chối từ. Cùng vào bếp và biến tấu món nướng này theo cách vô cùng độc đáo. Nguyên liệu làm Bánh mì nướng sa tế phô mai Bánh mì 1 cái Sa tế 2 muỗng canh Phô mai mozzarella 200 gr Bơ đã đun chảy 40 gr (khoảng 2 muỗng canh) Ngò rí 1...