2 cách làm bánh bông lan tuyệt hảo
Với cách làm bánh bông lan như thế này, chị em tha hồ trổ tài làm bánh đãi cả nhà nhé!
1. Bánh bông lan bơ
Món bánh mềm xốp với mùi quế thơm hòa quyện cùng các loại hạt bùi béo và choco chip đắng nguyên chất, thích hợp một bữa sáng no và nhiều dinh dưỡng hoặc bữa trà hay cà phê chiều.
Công thức cốt bánh chỉ dùng lòng trắng trứng, có thể tận dụng khi bạn làm các loại kem chỉ dùng lòng đỏ.
Nguyên liệu:
Phần bánh: 55g bơ nhạt – 100g đường trắng – 2 lòng trắng trứng (70g) – 1 thìa cà phê vanilla extract – 125g bột mỳ đa dụng
- thìa cà phê bột nở (baking powder) – thìa cà phê muối nở (baking soda) – 160 ml buttermilk (thay bằng 160 ml sữa tươi (1 ) thìa cà phê dấm trắng)
Phần phủ bánh:
- cốc (120 ml) hạt các loại (hạt óc chó, hồ đào, hạnh nhân, lạc…) – 20g đường nâu – 2 thìa canh đầy (40 ml) choco chip
- Gần thìa cà phê bột quế – thìa canh (tablespoon) bột mỳ đa dụng
Cách làm:
- Trộn đều các nguyên liệu trong phần phủ bánh.
- Chuẩn bị lò nướng 150 độ C.
- Hòa sữa tươi với dấm trắng để 15 phút là có thể dùng được. Rây đều bột mỳ, bột nở, muối nở.
- Đánh bông bơ với đường, bơ nhạt màu.
- Tiếp tục cho từ từ lòng trắng trứng rồi vanilla extract vào đánh đều.
- Cho bột cùng với sữa vào hỗn hợp bơ trứng trong 2-3 lần, mỗi lần dùng máy đánh đều cho hòa quyện (không đánh kỹ quá bánh sẽ bị chai, chỉ đánh cho vừa mịn).
- Cho một nửa bột bánh vào khuôn, rắc hỗn hợp phủ bánh lên trên, cho nốt phần bột bánh, và rắc nốt phần phủ lên trên cùng.
Video đang HOT
- Cho bánh vào lò nướng 35-40 phút, hoặc đến khi bánh chín, thơm, cắm một que tăm vào giữa bánh rút ra thấy tăm không ướt.
Để nguội rồi lấy bánh bông lan bơ ra khỏi khuôn.
Bánh bông lan bơ ăn lúc còn hơi ấm hoặc lúc nguội đều ngon.
Chú ý đối với các loại bánh bơ, bảo quản bánh trong tủ lạnh bánh sẽ bị cứng, trước khi ăn cần làm nóng lại. Xem tại đây để được hướng dẫn bằng hình ảnh.
2. Bánh bông lan nho
Hương vị thơm ngon, mềm mịn của từng miếng bánh bông lan nho thật biết cách lấy lòng bất cứ ai thưởng thức!
Nguyên liệu:
- Bột bông lan (hoặc bột mỳ): 100 g
- Đường bột: 30 g- Bột nở: 6 g
- Trứng gà: 2 quả – Sữa đặc: 1 hộp nhỏ – Sữa tươi: 100 ml – Nho khô: 40 g – Muối:1,25 g
Cách làm:
- Trộn 100g bột với 6g bột nở, 40g nho khô và 30g đường bột và muối.
- Đập trứng ra bát, đánh đều, rồi trộn với sữa đặc và 100 ml sữa tươi.
- Trộn đều phần bột khô với hỗn hợp trứng đến khi bột quyện đều vào nhau. (Không nên trộn quá kỹ vì bánh sẽ bị khô).
- Đổ hỗn hợp bột vào khuôn. Chị em lưu ý, chỉ đổ bột vào khoảng 2/3 khuôn vì khi nướng bánh sẽ còn nở.
- Bật lò nướng trước 10 phút sau đó cho bánh vào nướng ở nhiệt độ 200oC, nướng khoảng 15 phút.
Cách khác để kiểm tra bánh chín có thể dùng tăm xiên vào bánh thấy bột không dính vào tăm nghĩa là bánh chín.
Theo Eva
[Chế biến] - Cách làm sữa chua
Với cách làm sữa chua kiểu truyền thống này chắc chắn cả nhà sẽ thích mê cho mà xem!
Sữa chua là sữa được lên men tạo độ chua. Đây là món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa và thích hợp cho mọi lứa tuổi. Cùng học cách làm sữa chua đãi cả nhà nào!
Nguyên liệu:
- 1 lít sữa tươi
- lon sữa đặc có đường (160g)
- 60-80g sữa chua (để làm men cái) (1 hũ)
- Tí xíu muối
- muỗng café vani dạng lỏng (nếu thích mùi vani)
Cách làm:
Bước 1: Hòa sữa đặc với sữa tươi, muối. Nếu muốn ngọt hơn có thể thêm 2 muỗng canh đường hoặc tăng lượng sữa đặc. Bước này nếm thử cho vừa khẩu vị nhà mình nhé. Đun nóng sữa đến khoảng 37-40 độ C (nếu không có nhiệt kế thì thử thấy ấm như nước tắm em bé).
Bước 2: Cho sữa chua cái vào khuấy đều cho sữa chua cái hòa cùng sữa. Nếu thích sữa chua thơm mùi vani thì lúc này cho thêm muỗng café vani dạng lỏng vào, khuấy đều. Nếu thích mùi tự nhiên của sữa thì không thêm vani. Rót sữa vào hũ hay ly.
Bước 3: Ủ sữa chua: Sữa chua muốn lên men được thì cần phải giữ sữa có độ ấm để men hoạt động. Sữa nóng quá gây "chết" men, nguội quá thì men không phát triển được. Do vậy các cách ủ sửa đều nhằm mục đích duy trì nhiệt độ cần thiết để men hoạt động.
Xếp các hũ sữa chua vào vật chứa. Vật chứa (giúp giữ nhiệt tốt) có thể là thùng xốp, hoặc nồi cơm điện (không mở lửa nhé), nồi ủ, nồi kim loại bình thường hoặc thậm chí là thau nhựa...
Bước 5: Chế nước ấm (khoảng 50 độ C) vào vật chứa sao cho ngập độ hũ sữa chua. Đậy kín vật chứa lại, để 6-8 giờ hoặc qua đêm (nếu làm buổi tối). Đối với vật chứa là nồi kim loại hoặc thau nhựa, cần thăm chừng nếu nước nguội bớt thì châm thêm nước nóng để nước ủ luôn đạt độ ấm cần thiết cho men hoạt động. Lưu ý là chế nước nhẹ nhàng tránh sữa chua bị "long chân".
Bước 6: Nếu nhà mình có lò nướng thì ủ bằng lò nướng rất tiện lợi như sau: mở nhiệt độ lò 100 độ C chừng 5 phút (giúp lò ấm, tạo môi trường ấm) rồi tắt bếp. Đặt khay đựng hũ sữa chua (đã rót nước ấm ngập hũ) vào. Đóng kín lò, ủ 6-8 giờ hoặc qua đêm là được. Với cách làm này không cần canh nước để châm thêm nước nóng.
Mình thấy cách ủ bằng lò nướng như thế này rất tiện lợi nên nhà mình thường làm cách này và thường làm buổi tối, ủ qua đêm, sáng ra cho vào tủ lạnh là vừa.
Sữa sau khi ủ đủ thời gian sẽ đặc lại (như hình mình đặt nghiêng hũ, sữa chua vẫn không bong khỏi hũ), mịn màng, độ chua vừa phải.
Độ chua của sữa tùy thuộc độ chua của sữa chua cái và thời gian ủ. Nếu mới ủ xong ăn thử thấy chưa chua như ý thì lần sau tăng thêm ít sữa chua cái hoặc ủ lâu hơn một tí. Cho sữa chua vào tủ lạnh, dùng dần.
Sữa chua tuy cho vào tủ lạnh nhưng để càng lâu thì sữa sẽ chua thêm, do đó nên dùng hết sớm khi thấy sữa chua vừa ý.
Sữa chua có thể trộn với trái cây thành món tráng miệng thơm ngon, bổ dưỡng.
Pha cùng đá sẽ có món sữa chua đánh đá mát lạnh.
Chúc bạn thành công khi tự tay làm món sữa chua nhé!
Theo MNMN
[Chế biến] - Bánh bông lan mật ong Bánh bông lan thơm nức mùi sữa, ngọt dịu vị của mật ong, dễ làm mà ngon miệng dành cho bà nội trợ bận rộn. Nguyên liệu: - 4 quả trứng gà, mỗi quả nặng nguyên lẫn vỏ là 60g - 110g bột mỳ - 80g đường cát trắng - 20ml mật ong - 50ml sữa tươi không đường - 1 thìa nhỏ...