2 cách chữa ho hiệu quả từ cam và tỏi
Hai phương thuốc chữa ho rất hiệu quả từ tỏi và vỏ cam, có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em.
Chỉ sau vài ngày, các cơn ho sẽ biến mất. Phương thuốc này rất đơn giản, vì dùng các nguyên liệu sẵn có như tỏi, cam. Cách tốt nhất là dùng thuốc 2 lần/ngày, trưa và tối, sau ăn.
Bài thuốc với tỏi
2-3 tép tỏi, bóc vỏ và cho vào bát nhỏ, thêm 1 thìa đường và nửa bát nước. Đun sôi với lửa thật nhỏ khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Đợi cho nước còn hơi ấm hãy ăn.
Với cách này, áp dụng từ 2-3 lần/ngày, các cơn ho sẽ giảm đi thấy rõ, sau một tuần sẽ dứt hẳn. Tỏi có vị ấm rất tốt cho dạ dày, phổi, điều trị các chứng ho. Người lớn cũng có thể dùng cách này, nhưng cần đến 7-8 tép tỏi và 2 thìa đường.
Video đang HOT
Đặc biệt, để có hiệu quả tốt nhất, hãy dùng tỏi ta.
Để có hiệu quả tri ho tốt nhất, hãy dùng tỏi ta. (nguôn anh: internet)
Bài thuốc với cam
Cam vỏ màu vàng hay xanh đều được.
Cam mua về, rửa sạch, ngâm với nước muỗi loãng. Sau các bữa ăn, thay vì để nguyên quả cắt miếng, bạn hãy gọt để lấy vỏ cam và đem vỏ cam nướng trên bếp và ăn khi còn nóng.
Nếu ho nặng, mỗi ngày bạn có thể ăn từ 2-3 vỏ cam nướng, rất ấm cổ, tốt cho họng, tiêu đờm, đặc biệt các cơn ho buổi đêm sẽ không còn.
(Theo Dân Việt)
Bài thuốc cổ truyền chữa ho, đau họng
Nhưng nguyên liêu dê kiêm như: gao thơm, nươc mia, qua dâu, qua la han... co tac dung rât hưu hiêu trong viêc điêu tri bênh vê đương hô hâp như ho, đau hong, viêm hong... va nhưng bênh ngoai da khac
Cháo bách hợp, hạnh nhân: Bách hợp tươi 50g, hạnh nhân 10g, gạo thơm 50g. Gạo thơm vo sạch cho nước nấu cháo, cháo sắp được cho bách hợp, hạnh nhân bỏ vỏ vào, cháo nấu loãng cho đường gia giảm. Công hiệu: nhuận phế khỏi ho. Dùng cho các chứng bệnh ho phổi khô, viêm khí quản... Ngày ăn hai lần.
Cháo sơn dược (củ mài), hạnh nhân: Sơn dược 100g, hạnh nhân 200g, kê 100g, một ít bơ. Sơn dược nấu chín, kê sao qua, hạnh nhân sao chín bỏ vỏ, cắt nhỏ. Mỗi lần lấy 10g hạnh nhân bột, sơn dược, kê vừa đủ hòa với nước sôi để nguội, cho một ít bơ là được. Dùng cho chứng bệnh tỳ hư thể nhược, phế hư, ho lâu... Ngày ăn một lần.
Cháo hoàng tinh (củ dong): Hoàng tinh 30g, gạo thơm 100g, đường trắng vừa đủ. Hoàng tinh rửa sạch, cho nước nấu bỏ bã lọc lấy nước trong. Cho gạo thơm vo sạch vào, thêm nước nấu cháo loãng. Cháo chín cho đường vừa đủ. Công hiệu: Bổ tỳ vị, nhuận tâm phế, bổ trung ích khí. Dùng cho các chứng tỳ vị hư nhược, cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, phế hư, ho khan hoặc ho khan không đờm, lao phổi ho máu... Ngày một bát chia ăn vài lần, 3 - 5 ngày một liệu trình.
Cháo nước mía: Nước mía 100 - 150g, gạo thơm 50g. Gạo thơm vo sạch, cho vào nồi 300ml nước nấu cháo loãng, sau đó cho nước mía vào, đun nhỏ lửa cho đến khi được cháo. Công hiệu: Thanh nhiệt, bồi bổ sức khỏe, nhuận táo khỏi ho... Dùng cho các chứng ho hư nhiệt, phiền nhiệt, miệng khát, chứng nôn, đi ngoài táo bón. Ăn ngày hai lần.
Cháo quả la hán: Quả la hán 50g, thịt lợn nạc xay nhỏ 50g, muối dầu ăn vừa đủ, gạo thơm 100g. Quả la hán cát miếng nhỏ, cho gạo thơm đãi sạch vào nồi, cho một lít nước vào đun sôi, cho thịt lợn, quả la hán vào, cháo chín cho muối, dầu ăn vào là được. Công hiệu: Thanh phế tiêu đờm, tiêu thử giải khát, lợi hầu nhuận tràng. Dùng cho các chứng ho đờm hỏa, ho bách nhật, táo bón, viêm họng mạn tính, viêm khí quản... Ngày 1 kê huyết đằng 13g, rượu trắng 1 thìa con (15ml). Cho tất cả vào nồi nấu lấy nước bỏ bã. Ngày 1 thang, uống trong 5 - 7 ngày.
- Đau họng : Quả dâu chín ăn khoảng 20g quả để bổ dưỡng. Ép nước súc miệng chữa các chứng đau ở miệng, họng.
- Phù thũng: Một nắm cành dâu băm nhỏ, đổ ngập nước đun còn một nửa bỏ bã - một lượng quả dâu chín bằng lượng cành nấu nhừ lọc bỏ bã cô đặc, đường, ít rượu. Ngày uống 2 thìa canh, hòa nước cơm uống trước bữa ăn.
Qua dâu chin tươi co rât nhiêu lơi ich chưa bênh
- Ra nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm: Quả dâu chín, ngũ vị tử. Mỗi loại 10g sắc kỹ đến khi còn - Uống ngày 1 lần.
- Viêm khớp: Quả dâu chín tươi 100g, rượu trắng (gạo hoặc nếp ngon). Dâu rửa sạch, giã nát gói vào túi vải ngâm vào rượu 3 - 5 ngày. Uống mỗi lần 20 - 25ml. Quả dâu chín 250g, cành dâu 150g, chùm gửi 100g. Ngâm rượu uống.
Quả dâu dùng ngoài
- Tóc khô gãy rụng nhiều: Quả dâu chín tươi đem giã nhuyễn, lấy cả nước và cái xoa xát lên đầu tóc.
- Bỏng, vết thương chảy máu: Quả dâu chín tươi rửa sạch, ép lấy nước, bôi, rửa, đắp.
- Nấm, hắc lào:Quả dâu chín tươi 60g. Giã nát lấy bôi xoa xát lên chỗ tổn thương.
Một số món ăn có quả dâu
- Quả dâu tươi chín, đậu đen, rau cần, lượng bằng nhau ninh nhừ ăn nóng, chữa rụng tóc, huyết áp cao.
- Dâu hấp trứng: mứt dâu 25g, trứng gà 2 quả, cùi đào 30g, mì chính, xì dầu, mỡ lợn. Tất cả đánh trộn đều hấp chín.
- Dâu xào thịt: Dâu tươi 200g, thịt thăn lợn 300g, lòng trắng trứng gà 2 quả. Bột ướt, rượu, muối, mì chính, dầu lạc, gừng, hành, tỏi. Cách làm như sau: Dâu bỏ cuống, thịt thái miếng nhỏ, ướp muối, lòng trắng trứng đánh bột, tỏi băm bắc chảo, cho dầu, hành, tỏi cho thơm, cho các thứ vào xào. Khi thịt trắng thì cho dâu vào cùng mì chính, rượu, muối đảo chín.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Những loại vỏ chữa bệnh hiệu quả Trái cây tươi ngon, phần thịt giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Hơn thế, vỏ trái cây còn có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Vỏ táo giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại Trong vỏ táo có chứa hàm lượng chất xơ phong phú, có...