2 cá thể nghi báo hoa mai xuất hiện tại vườn cà phê ở Lâm Đồng
Người dân thôn Nau Sri (xã Lộc Nga, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) phát hiện nhiều dấu chân nghi của 2 cá thể báo hoa mai tại vườn cà phê.
Chiều 17/12, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo Hạt kiểm lâm TP.Bảo Lộc thông báo đến người dân sinh sống và có rẫy tại các xã gần rừng về việc xuất hiện của hai cá thể nghi là báo hoa mai.
Theo đó, những ngày qua, người dân thôn Nao Srê, xã Lộc Nga, TP.Bảo Lộc phát hiện nhiều dấu chân thú, nghi là báo hoa mai, trên các rẫy cà phê. Dấu chân loài động vật này để lại nhiều và rõ nhất thuộc khu vực rẫy cà phê của gia đình bà Trần Thị Huệ.
Ông Nguyễn Tá Chiến, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Bảo Lộc, cho biết qua xem dấu vết tại hiện trường, nhiều khả năng đây là báo hoa mai.
Dấu chân nghi của báo hoa mai được phát hiện tại vườn cà phê của người dân. Ảnh: T.N
Video đang HOT
“Có khả năng 2 cá thể báo này cùng đàn với 3 cá thể báo hoa mai đã xuất hiện tại địa bàn xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai, quanh khu vực đèo Bảo Lộc vào tháng 12/2012. Dấu chân gồm một đệm và 4 ngón, một số dấu chân còn có vết móng vuốt và có kích thước khác nhau. Đây có thể là 2 cá thể mẹ con. Cá thể mẹ cao khoảng 80 cm và cá thể con cao khoảng 30 cm, có lông nền màu vàng với các vằn màu đen, đầu giống loài mèo”, ông Chiến nói.
Hạt Kiểm lâm TP.Bảo Lộc đang cắt cử người liên tục theo dõi để nắm bắt tình hình; đồng thời, báo cáo cơ quan cấp trên để hỗ trợ điều tra, khảo sát xác định rõ tên loài, số lượng và lập phương án bảo vệ loài thú quý hiếm này.
Báo hoa mai, loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB được ưu tiên bảo vệ.
Theo Tây Nguyên (Zing)
Cà phê chín rộ, nông dân Tây Nguyên hối hả thu hoạch
Cứ vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 dương lịch, nông dân Tây Nguyên lại tất bật bước vào mùa thu hoạch cà phê. Khắp mọi nơi từ trên những sườn đồi đến thung lũng chỉ một màu đỏ rực của trái cà phê.
Những chùm cà phê chín mọng, căng tròn.
Đắk Lắk được ví là "thủ phủ" cà phê của Tây Nguyên với hơn 204 nghìn hecta cà phê niên vụ 2018-2019. Đi dọc tuyến quốc lộ 14, 26, 27, người đi đường có thể cảm nhận được ngày mua khi thấy những khoảng sân rộng lớn phơi đầy cà phê.
Nông dân phải khom lưng hái những chùm cà phê chín sà sát đất
Đến vụ thu hoạch, người dân quần quật trên rẫy từ sáng sớm đến tối mịt mới về. Thành quả thu về sau một ngày lao động mệt nhọc là những bào tải chứa đầy hạt cà phê chín đỏ, nặng trĩu.
Quả cà phê đỏ ẩn mình dưới chùm lá xanh.
Khác với những vụ trước, người dân đã ý thức hơn trong việc thu hái. Họ chia thành nhiều đợt hái, chỉ thu hái những quả chín mọng chứ không hái đại trà cả xanh lẫn già như trước.
Người dân chỉ hái quả chín, để lại quả xanh.
Đây là một tín hiệu tích cực đáng mừng của người nông dân giúp thay đổi thói quen thu hái truyền thống, góp phần nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam.
Hái xong, người dân loại bỏ tạp chất, quả xanh non.
Dù năng suất năm nay hứa hẹn được mùa, song giá cả vẫn là mối quan tâm nhất của người trồng cà phê. Hiện giá cà phê nhân ở các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng chỉ dao động ở mức 34 - 35 nghìn đồng/kg. Đây là mức giá khá thấp, song nông dân vẫn xác định gắn bó với cà phê, tìm cách xen canh các loại cây ăn quả khác để kiếm thêm thu nhập.
Thành quả sau một ngày thu hoạch là những bao cà phê chín đỏ thẫm, nặng trĩu.
HUỲNH THỦY
Theo tienphong.vn
Phát hiện bộ xương người trong rẫy cà phê Bộ xương người là nữ giới, khoảng 40 tuổi được một một dân phát hiện trong lúc đi làm rẫy cà phê. Chiều 27-11, Công an huyện Di Linh đã phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm một bộ xương người vừa được phát hiện tại thôn 6, xã Tân Lâm,...