2 ca COVID-19 mới ở Quảng Nam đều lây nhiễm từ người thân
Hai ca nhiễm mới ở Quảng Nam là người thân của BN 524 và BN 858, có người từ TP.HCM về quê chăm mẹ.
Sáng 13-8, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 tỉnh Quảng Nam thông tin về kết quả xác minh hai ca nhiễm mới ngày tại tỉnh này vừa được công bố cùng ngày.
1. Trường hợp 1
BN 882, Giới tính: Nam, Năm sinh: 1969; Tạm trú: Tổ 4, Kp Xuyên Đông, TT Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam (nhà mẹ BN524; thường trú: Đường Lê Văn Thọ, Phường 8, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh). Nghề nghiệp: làm việc tự do.
Ngày 28-7, BN đi tàu hoả từ TP Hồ Chí Minh về đến Quảng Nam tại ga Trà Kiệu cùng với con gái V.T.T.N.M (2007). Sau đó, BN được anh trai chở về nhà tại địa chỉ Tổ 4, KP Xuyên Đông băng, TT Nam Phước. Tại đây, BN tiếp xúc với nhiều người. Từ 8 giờ đến 17 giờ cùng ngày, BN ra Khoa HSTC – BVĐK KV Quảng Nam chăm mẹ (BN 524).
Sáng 29-7, BN ăn sáng tại quán bún của BN 626, có tiếp xúc trực tiếp với BN 626 và một số người hàng xóm vào ăn sáng (không rõ tên). Lúc 8 giờ, BN chở cha ra thăm BN 524, tại đây tiếp xúc với cô ruột V.T.T (Mỹ Hạt, TT Nam Phước), người bệnh và người nuôi bệnh cùng phòng (không rõ tên). Thời gian nuôi bệnh, BN có ra quán trước cổng để mua đồ dùng sinh hoạt.
Lúc 13 giờ ngày 30-7, BN từ bệnh viện về lại nhà tại, không đi đâu, chỉ tiếp xúc với người trong gia đình. Thời gian này có nhân viên UBND, Trạm Y tế thị trấn Nam Phước cùng nhân viên khoa Y tế dự phòng, Trung tâm y tế Duy Xuyên đến điều tra thông tin dịch tễ của BN 524, sau đó được yêu cầu cách ly tại nhà.
Hai ca nhiễm COVID-19 mới ở Quảng Nam đều lây nhiễm từ người thân. Ảnh: TN
Lúc 17 giờ ngày 31-7, BN được đưa vào khu cách ly tập trung tại Khách Sạn Mỹ Sơn và được lấy mẫu xét nghiệm lần 1. Đến ngày 1-8, BN nhận kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính.
Ngày 8-8, BN được lấy mẫu lần 2 và cho kết quả nghi ngờ. Hiện BN được đưa tới khu điều trị Điện Nam – Điện Ngọc (Bệnh viện đa khoa Khu vực Quảng Nam).
Video đang HOT
2. Trường hợp 2
BN 883, Giới tính: Nữ, Năm sinh: 1937; Địa chỉ: Tổ 22, Nam Diêu, Thanh Hà, Hội An, Quảng Nam. Nghề nghiệp: tuổi già. BN là mẹ của BN 858.
Từ ngày 9 đến 23-7, BN nhập viện điều trị tại khoa Bỏng tầng 2, BV Đà Nẵng. Trong quá trình nằm viện, BN nằm một chỗ, tiếp xúc với những người đến chăm nuôi N.T.M (BN 858), N.T.P (1969), N.T.T (1956, Lê Độ – Đà Nẵng).
Đến trưa 23-7, BN được đưa về nhà tại Hội An bằng xe ô tô. Từ ngày 23-7 đến 12-8, BN ở nhà, chỉ tiếp xúc với người trong gia đình và nhiều người đến thăm. Hiện tại BN đang được điều trị tại khu điều trị Điện Nam – Điện Ngọc (Bệnh viện đa khoa Khu vực Quảng Nam).
Giá heo hơi hôm nay 7/6:Miền Trung heo giống hiếm mà đắt, nhà nông dè dặt tái đàn
Giá heo (lợn) hơi hôm nay tại Đà Nẵng, Quảng Nam và các tỉnh miền Trung luôn dao động ở mức cao kỷ lục 90.000-95.000 đồng/kg, thậm chí lên 100.000 đồng/kg.
Đặc biệt, heo con và heo giống rất hiếm hàng, giá bán leo thang. Điều đó khiến đa số bà con chăn nuôi thiếu vốn và tái đàn dè dặt.
Heo giống vừa hiếm vừa đắt
Tại Đà Nẵng, PV Dân Việt ghi nhận thời gian qua giá heo thương phẩm tại chợ luôn dao động từ 150.000 - 180.000 đồng/kg.
Điều này dẫn đến nhu cầu tái đàn lớn, trong khi giá con giống vốn đã rất cao, nay lại càng khan hiếm. Bên cạnh đó, dù có một số nguồn cung cấp heo giống thì bà con cũng không tin tưởng về chất lượng. Vì vậy, hiện tại nhiều chuồng trại vẫn im ắng, trống không.
Sau hai đợt dịch tả lợn châu Phi và dịch Covid-19, thương lái heo tại chợ Bà Rén (Quế Sơn, Quảng Nam) giảm đi một nửa vì buôn bán không lãi được bao nhiêu.
Thôn Phú Sơn 2 (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) được xem là nơi chăn nuôi trọng điểm của huyện. Trước khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát, nhà nào trong thôn cũng nuôi heo. Nhà nuôi ít thì có vài cặp heo, nhiều thì gần trăm con. Tuy nhiên, vì sự tấn công của dịch bệnh mà cả làng đều sạch bóng heo nái, heo thịt, heo con.
Heo con được thu mua từ nhiều nơi và tập kết tại chợ bán theo giá quy ước, dao động từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng/con (tùy vào kích thước và chất lượng giống heo).
Chị Phan Thị Vân, một hộ chăn nuôi trầm tư chia sẻ: "Vừa rồi tôi đánh liều, tích lũy vốn liếng để mua đàn heo 12 con về tái đàn với giá 22 triệu đồng. Đây là mức giá con giống cao nhất từ trước đến nay. Heo giống dù đắt gấp đôi lúc trước, nhưng người mua phải đặt hàng với thương lái thì may ra mới có con giống gầy lại đàn. Tôi bỏ ra nguồn vốn lớn tái đàn, chi phí vệ sinh chuồng trại, thức ăn nên sợ đến lúc heo xuất chuồng thì lãi thu về sẽ thấp".
Tại chợ heo Bà Rén, xã Quế Xuân 1 (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam), các thương lái tấp nập mua bán heo từ sáng sớm.
Heo con, heo đực, heo nái được tập kết từ nhiều nơi về chợ và được các con buôn sỉ lẻ đi các vùng lân cận: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, TP.Hồ Chí Minh...
Hiện hộ gia đình anh Trung tái đàn với 27 con heo và 4 heo giống. Anh thường xuyên áp dụng các biện pháp tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại nhằm đảm bảo môi trường an toàn cho đàn heo sinh trưởng mạnh.
Bà Sơn (Đà Nẵng), một thương lái mua heo tại chợ Bà Rén cho hay, giá heo giống vẫn luôn ở mức cao suốt mấy tháng nay. Bởi dịch tả lợn châu Phi vừa qua hầu như xóa sổ đàn lợn ở nhiều nơi, nên con giống rất khan hiếm.
Để mua được đàn heo con, bà phải lặn lội tìm kiếm khắp vùng, đặt mua trước ở những hộ may mắn không có heo chết vì dịch.
Bên cạnh đó, phải lựa được những giống heo tốt thì mới tạo thêm uy tín và buôn bán được lâu dài.
Nông dân dè dặt tái đàn
Tại Thôn Phú Sơn 2, đa số người dân chăn nuôi heo theo quy mô nhỏ lẻ và dè chừng. Mặc dù dịch tả lợn châu Phi đã được khống chế, khuyến khích đăng ký tái đàn đề chăn nuôi nhưng trong thôn cũng chỉ có vài hộ chăn nuôi lại.
Những "chú" heo con chỉ khoảng 6kg nhưng có giá bán đến 1,3 triệu đồng/con.
Anh Phan Công Trung, trưởng thôn Phú Sơn 2, xã Hòa Khương đồng thời cũng là người chăn nuôi heo nói: "Tái đàn sau dịch bà con thực sự rất lo ngại và dè chừng. Mua một đàn heo con với giá ngang ngửa heo thịt, tôi không khác gì đang chơi một canh bạc. Bởi vì vốn bỏ ra quá lớn, thêm tâm lý lo sợ dịch tả bùng phát, rồi giá heo hơi lúc xuất chuồng liệu có còn ở mức cao như hiện nay không?".
Theo bà Cao Thị Thắng (51 tuổi), dịch tả lợn châu Phi chưa có vắc xin phòng bệnh nhưng được chính quyền khuyến khích sản xuất nên bà cũng mạnh dạn tái đàn. Mua từ thương lái ở Quế Sơn, Đại Lộc đàn heo 6 con, giá gần 8 triệu đồng, bà Thắng chỉ mong heo khỏe mạnh và chóng lớn để an tâm mở thêm quy mô chuồng trại.
Dịch tả lợn châu Phi khiến hơn 5.171 con heo tại xã Hòa Khương bị tiêu hủy, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế của 647 hộ dân. Với giá heo hơi hiện nay, bà con chỉ mong dịch bệnh không tái phát để đời sống chăn nuôi sớm đi vào ổn định.
Ông Trần Văn Mười, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Khương cho biết: "UBND huyện Hòa Vang và xã Hòa Khương, Trung tâm Khuyến ngư nông lâm TP.Đà Nẵng có chủ trương khuyến khích bà con nông dân tái đàn, thống kê nhu cầu chăn nuôi của từng hộ. Qua đó, huyện và TP.Đà Nẵng sẽ dễ dàng nắm bắt quy mô chăn nuôi, theo dõi và hỗ trợ sản xuất".
Cũng theo ông Mười, bà con địa phương đa số chăn nuôi heo nhỏ lẻ trong khuôn viên gia đình sinh sống. Gặp lúc giá heo thương phẩm giá cao, họ tự tái đàn không qua đăng ký với chính quyền nên khó quản lý về số lượng và chất lượng.
Trong khi đó, dịch tả lợn châu Phi có xuất hiện ở một số hộ chăn nuôi lẻ, tự phát nên bà con rất lo ngại. Cộng thêm giá heo giống quá cao nên ít ai dám tái đàn sản xuất, phát triển kinh tế.
Đà Nẵng: Ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước diện rộng Sở TN-MT Đà Nẵng đang tập trung triển khai kế hoạch ứng phó với nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn và thiếu nước diện rộng trên địa bàn TP, mùa khô năm 2020 dự báo sẽ căng thẳng hơn cùng kỳ nhiều năm. Trước tình hình thời tiết diễn biến bất thường từ đầu mùa cạn 2020 đến nay, nắng nóng diện...