2 Bộ cùng thanh tra dự án hơn 6.300 tỷ tại Tổng cục Đường bộ
Bộ Tài chính, Bộ GTVT cùng thanh tra và chỉ ra sai phạm tại dự án hơn 6.300 tỷ của Tổng cục Đường bộ.
Dự án Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam (VRAMP) được Bộ GTVT phê duyệt với tổng mức đầu tư hơn 6.300 tỷ đồng, nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB).
Mục tiêu trước mắt của dự án nhằm nâng cấp, cải tạo một số tuyến đường có tính chất liên kết mạng trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc; bảo trì một số tuyến đường đến niên hạn theo hợp đồng truyền thống và hợp đồng PBC (bảo trì đường bộ dựa trên kết quả và chất lượng thực hiện).
Dự án gồm 2 hợp phần tập trung vào công tác đầu tư xây dựng, khôi phục, bảo trì cho một số đoạn quốc lộ.
Tổng cục Đường bộ làm chủ đầu tư, Ban QLDA3 (Ban 3) là cơ quan tổ chức quản lý; thời gian thực hiện từ 2014-2020.
Tại kết luận số 985/KL-TTr, Thanh tra Bộ Tài chính nêu, công tác lập và phê duyệt dự toán các gói thầu xây lắp không đúng dẫn tới tổng dự toán tăng gần 150 tỷ đồng.
Gói thầu RAP/CP15-16-17 được Thanh tra Bộ GTVT kết luận giá đấu thầu bị làm sai lệch
Video đang HOT
Thanh tra Bộ Tài chính khẳng định Ban 3 phải chịu trách nhiệm trong việc ký hợp đồng và nghiệm thu, thanh toán không đúng số tiền 27 tỉ đồng tại gói thầu RAP/CP6 – 7 -10; phê duyệt đơn giá không đúng hạng mục tưới nhựa thấm bám tiêu chuẩn các gói thầu RAP/CP8, 5, 9; nghiệm thu, thanh toán tăng không đúng khối lượng xây mới rãnh bê tông hình thang tại gói thầu RAP/CP6…
Thanh tra Bộ Tài chính kiến nghị Tổng cục Đường bộ nghiêm túc chấn chỉnh và có biện pháp xử lý đối với tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm trong việc lập thẩm định và phê duyệt dự toán các gói thầu xây lắp; ký hợp đồng và nghiệm thu thanh toán các gói thầu xây lắp.
Dự án này trước đó cũng được Bộ GTVT thành lập đoàn thanh tra và nêu những sai phạm tại kết luận số 371.
Cụ thể, dự án VRAMP sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới, tuy nhiên trong các bước triển khai tiếp theo Tổng cục Đường bộ và Ban 3 chưa thực hiện các nội dung Bộ GTVT lưu ý như lập quy trình bảo trì, vận hành khai thác các tuyên đường; bổ sung hồ sơ đánh giá năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở…
Bộ GTVT xác định, việc lập duyệt dự toán 10 gói thầu tại hợp phần B đều không đúng, có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự toán tính lại. Với hợp phần C, các hạng mục trong 6 gói thầu cũng bị giảm trừ do tính trùng, tính sai khối lượng đến hàng tỉ đồng.
Kết luận còn thể hiện Ban 3 đã để ít nhất 2 nhà thầu không đủ tiêu chuẩn là công ty Quản lý đường bộ Thái Bình và công ty CP Quản lý đường bộ 234 là đơn vị trúng thầu. Việc này đã làm sai lệch kết quả đấu thầu tại gói thầu RAP/CP15, 16, 17 về bảo trì PBC đoạn tuyến QL6, từ Km193 – Km303.
Trong quá trình quản lý, Ban 3 cũng để 3 nhà thầu khác là công ty Hòa Hiệp, công ty 656 và công ty CP Vinadelta thi công trước khi bản vẽ thi công được phê duyệt.
Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ, Ban 3 chịu trách nhiệm để xảy ra những tồn tại trong công tác quản lý, điều hành dự án.
Thái Bình – Gia Văn
Theo vietnamnet
Làm sao để không phải "xin lỗi dân"
Các địa phương khác cũng nên coi đây là bài học để làm sao không còn lợi ích nhóm sinh sôi mỗi khi có dự án.
Những khiếu kiện gay gắt ở Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh đã phần nào bớt nóng khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận về những sai phạm ở đây và lãnh đạo chủ chốt của Thành phố công khai nói lời xin lỗi.
Tuy nhiên, dư luận cả nước quan tâm là ngay sau lời xin lỗi, chính quyền sẽ có những hành động tích cực, cầu thị, không nửa vời, không máy móc để trả lại những lợi ích chính đáng của người dân nơi đây. Và hơn nữa, không chỉ Thành phố Hồ Chí Minh mà các địa phương khác đừng để tiếp tục nảy sinh một Thủ Thiêm tương tự và những lời xin lỗi tương tự.
Một người dân Thủ Thiêm phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri của thành phố
Có thể nói, việc đại diện chính quyền cấp thành phố công khai xin lỗi người dân khiếu kiện là chuyện rất hiếm đối với những vụ việc tương tự trên cả nước.
"Rất hiếm" là bởi tính "tự ái quyền lực" đã ăn sâu vào một bộ phận cán bộ có chức có quyền.
Rất hiếm cũng là bởi "tư duy nhiệm kỳ" và nhận thức của một bộ phận cán bộ cho rằng, do cơ chế chính sách, cùng lắm là do lỗi tập thể, chứ mình không có lỗi. Rồi để đến khi hết nhiệm kỳ thì vụ việc dù có gay gắt, có "nóng" đến mức nào đi nữa cũng sẽ được chuyển giao cho người kế nhiệm.
Và một nguyên nhân hết sức nguy hiểm nữa thuộc về văn hóa của người cầm quyền khi họ nghĩ rằng: phải xin lỗi công khai người khiếu kiện nghĩa là tự thừa nhận sai phạm khuyết điểm, tự công khai cho bàn dân thiên hạ về sự yếu kém trong quản lý điều hành; là trong quá trình công tác của mình có "vết đen", phải xin lỗi người dân.
Từ nhận thức đó, nên suốt hàng chục năm qua, không chỉ ở Thủ Thiêm, nhiều cán bộ có chức có quyền đã lãng quên trách nhiệm, vô cảm trước nỗi khốn khó của người dân bị thu hồi đất, cố gắng "ém" nhẹ sai phạm, khuyết điểm hòng "pha loãng" trách nhiệm giữa tập thể với cá nhân.
Và những sai phạm xảy ra ở Thủ Thiêm được làm rõ chỉ sau khi có chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và khiếu kiện trở nên gay gắt, trở thành "điểm nóng".
Thay mặt cán bộ lãnh đạo các thời kỳ nói lời "xin lỗi nhân dân từ đáy lòng mình" của ông Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh ngày 18/10 cũng là bước đầu thực hiện Kết luận của Thanh tra Chính phủ, đã được người dân Thủ Thiêm ghi nhận.
Tuy nhiên, điều mà người dân mong đợi hơn cả là "lời xin lỗi từ đáy lòng" ấy phải được thực hiện quyết liệt, không nửa vời trên tinh thần cầu thị, lắng nghe và đối thoại. Bởi lẽ, người dân Thủ Thiêm khiếu kiện nhiều năm nay không phải chỉ để nhận lời xin lỗi và lại càng không phải chờ đợi trong thất vọng như những lời hứa trong mỗi lần tiếp xúc cử tri. Một việc cần làm ngay sau lời xin lỗi là xử lý thật nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm và công khai để dân được biết.
Quan trọng hơn nữa, không chỉ Thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương khác cũng nên coi đây là bài học để làm sao không còn lợi ích nhóm sinh sôi mỗi khi có dự án; không còn những "làng Thủ Thiêm giữa lòng Hà Nội" của người dân khiếu kiện; Không còn những cán bộ vô cảm, thờ ơ trước nỗi vất vưởng của người dân bị thu hồi đất. Để rồi "lời xin lỗi từ đáy lòng" của lãnh đạo chính quyền trở thành "văn hóa cầm quyền" khi mắc lỗi với dân và phải có giá trị như lời hứa danh dự của những người được nhân dân trao gửi quyền lực; để thấy rõ trách nhiệm của mình trước lợi ích chính đáng của nhân dân./.
Theo Ngọc Năm/VOV
Nhiệt điện Thái Bình 2: Ngân hàng ngừng giải ngân, dự án lo phải "đắp chiếu" PVN thừa nhận, mặc dù khối lượng công việc của dự án còn lại không nhiều và dù chủ đầu tư/tổng thầu đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp nhưng chỉ mang tính ngắn hạn và không giải quyết triệt để các khó khăn về tài chính của dự án nên thực trạng ngày càng xấu. Nhiệt điện Thái Bình 2 đang...