2 Bộ chung tay giúp Quảng Ninh khắc phục hậu quả mưa lũ
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, Bộ này sẽ phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, cùng chung tay với Quảng Ninh để khắc phục sự cố công trình giao thông sau đợt mưa lũ khủng khiếp vừa qua.
Ngày 8/8, đoàn công tác của Bộ Xây dựng gồm các chuyên gia của đơn vị chức năng, Hội đồng nghiệm thu nhà nước… do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng chỉ đạo đi thực địa hiện trường, kiểm tra các điểm sạt lở, ngập úng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để đánh giá mức độ chịu ảnh hưởng của các công trình trong đợt mưa lũ vừa qua; đồng thời khảo sát lại toàn bộ công tác quy hoach khu dân cư.
Đoàn công tác đã có mặt tại các công trình nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thủy lợi, hệ thống cấp thoát nước… để tìm hiểu nguyên nhân hư hại, chỉ rõ những bất cập và đưa ra phương án khắc phục cả trước mắt lẫn lâu dài.
Nhiều cụm, tuyến dân cư được xác định xây dựng ở những khu vực không thích hợp, dễ sói mòn, sạt lở.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, ngay sau đợt mưa lũ vừa qua, Bộ Xây dựng đã cử các đoàn công tác đến những địa phương hay bị ảnh hưởng thiên tai như Điện Biên, Quảng Ninh… để phối hợp khắc phục hậu quả, đưa ra các phương án phòng chống thiên tai bão lũ lâu dài cho các công trình xây dựng, hạ tầng kỹ thuật giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước nhất.
Đặc biệt, trong chuyến khảo sát giữa những ngày Quảng Ninh vẫn đang mưa lũ, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng khẳng định phải chú trọng đến việc bố trí quy hoạch các khu dân cư bảo đảm an toàn, tính mạng cho người dân.
“Sau đợt khảo sát thực địa tại một số tỉnh, thành phố, Bộ Xây dựng sẽ ra văn bản yêu cầu các địa phương rà soát lại toàn bộ công tác quy hoạch, xây dựng các khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật phòng tránh nguy cơ mất an toàn khi có thiên tai” – Thứ trưởng Lê Quang Hùng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Tại điểm sạt lở cầu dẫn ra cảng Cái Lân, Phó Giám đốc Sở Giao thông tỉnh Quảng Ninh Hoàng Đình Sáu cho biết, công trình này đang bị hư hỏng nặng do sạt lở trong mưa lũ. Nghiêm trọng nữa là điểm sạt lở này đang gây nguy hiểm cho các hộ dân nên chính quyền đã phải đi dời ngay 4 hộ dân trong khu vực này. Phía Quảng Ninh cũng mong muốn các chuyên gia nghiên cứu, đưa ra phương án khắc phục để công trình đảm bảo chất lượng, an toàn.
Một trong những điểm sạt lở nghiêm trọng nhất được đoàn công tác khảo sát là tại dốc đèo Bụt, phường Hà Phong, thành phố Hạ Long. Tại đây, do lượng mưa lớn sói rửa thẳng vào chân đèo làm cho các tảng đá lớn long rời ra, mất ổn định, gây sạt lở đá núi và có thể rơi xuống đường giao thông bất cứ lúc nào. Đây là yếu tố gây nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại.
Cùng đó, quanh khu vực dốc đèo Bụt còn có điểm dân cư trong đợt mưa lũ vừa qua bị úng ngập nặng trong 5 ngày cũng được đoàn công tác chỉ rõ nguyên nhân là do bất cập trong xử lý hệ thống thoát nước. Điểm dân cư đô thị nằm giữa 2 dãy núi nhưng chỉ có 1 đường thoát, trong khi đó nhiều nhà cửa xây kiên cố đã cản trở dòng chảy thoát nước nhất là khi lưu lượng nước quá lớn. Nhìn chung, hệ thống thoát nước của thành phố bố trí cũng còn bất cập, không đáp ứng kịp nên xảy ra úng ngập nặng tại nhiều điểm dân cư.
Đoàn kiểm tra đã đánh giá cụ thể các điểm yếu trong quy hoạch xây dựng khiến mưa lũ dễ gây thiệt hại lớn.
Kiểm tra thực tế tại bãi thải đất đá Đông Cao Sơn của Công ty cổ phần than Cọc 6 cho thấy trận mưa vừa qua đã tạo dòng chảy lớn. Bùn thải tràn qua đập chắn vào khu dân cư phía dưới. Mặc dù Tập đoàn Than đã khắc phục bằng cách gia cố đập và nạo vét đất đá, tuy nhiên các chuyên gia lưu ý số liệu mưa vừa qua phải đưa vào thiết kế bãi đổ thải, thiết kế chiều cao lấp đổ, hệ thống thoát nước, đê quây bãi thải…để bảo đảm yêu cầu an toàn.
Theo đánh giá của Cục Giám định Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng, quy hoạch chung đô thị và các điểm dân cư của tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng với các qui hoạch ngành vẫn còn những bất cập cần rút kinh nghiệm và sớm có kế hoạch khắc phục. Hạ tầng kỹ thuật công trình nhất là hệ thống thoát nước từ đất liền ra biển chưa đáp ứng được yêu cầu và chưa phù hợp với địa hình, địa chất khu vực. Mặt khác, công tác bảo trì và định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng, an toàn của công trình đập xỉ than cũng chưa được đảm bảo.
GĐ Sở Xây dựng Quảng Ninh Nguyễn Mạnh Tuấn xác nhận, phần lớn các công trình hạ tầng kỹ thuật xây dựng trên các triền đồi, nhất là nhà dân. Dù các công trình này đã được cấp phép xây dựng nhưng trong quá trình xây dựng không có kỹ thuật xử lý địa chất nên khi xảy ra thiên tai dễ mất an toàn.
Một trong những bất cập được tỉnh nhấn mạnh chính là quy hoạch ngành than. Hiện ngành than chưa có quy chung mà chỉ có quy hoạch của các công ty thành viên và được thực hiện trong ranh giới khai thác nên thiếu tính kết nối hạ tầng giữa khu vực khai thác, sản xuất và các khu dân cư lân cận.
Đại diện ngành than cũng thừa nhận thiệt hại trong đợt mưa luc vừa qua là bài học đắt giá và ngành đang phải thực hiện các giải pháp trước mắt và lâu dài như gia cố đập chắn, nạo vét bãi chứa, về lâu dài phải hoàn thành Quy hoạch chung, nghiên cứu lại toàn bộ các quy chuẩn tiêu chuẩn trong thiết kế các bãi thải.
Theo Cục trưởng Cục Phát triển đô thị Đỗ Viết Chiến, từ thực tế và qua bài học của Quảng Ninh cần rà soát và cảnh báo cho tất cả các địa phương về việc gấp rút xác định bản đồ các khu vực ảnh hưởng thiên tai ngập lụt, sạt lở để xác định những khu vực an toàn, được cho phép xây dựng.
Thứ trưởng Lê Quang Hùng cho biết, Bộ Xây dựng sẽ yêu cầu các địa phương rà soát lại toàn bộ công tác quy hoạch khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai và giảm nhẹ thiệt hại. Hiện nay Bộ Xây dựng đang hoàn thiện các quy chuẩn về hạ tầng kỹ thuật sẽ giúp cho các địa phương có cơ sở lập, thẩm định các nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật.
“Tỉnh Quảng Ninh và các dịa phương cần tập trung xử lý các vấn đề như ban hành quy chế quản lý nhà ở riêng lẻ, chuẩn bị “kịch bản” ứng phó trước mùa mưa lũ đối với toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là cấp, thoát nước” – Thứ trưởng Lê Quang Hùng cho biết, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với Bộ Giao thông khắc phục sự cố công trình giao thông sau mưa lũ.
P.Thảo
Theo Dantri
Hà Nội: Đường hoa Bà Triệu tả tơi sau 4 tháng trang trí
Hàng trăm chậu hoa khô héo, bị vứt la liệt bên lề đường. Nhiều người dân sinh sống ở đây cho hay, đã từ lâu những chậu hoa này không còn được ai ngó ngàng, chăm sóc.
Cách đây 4 tháng, đường Bà Triệu được Thành đoàn Hà Nội cùng một số đơn vị tổ chức thực hiện trồng hoa ở mỗi gốc cây cổ thụ dọc 2 bên đường với mục tiêu biến phố Bà Triệu trở thành con đường hoa xanh-sạch-đẹp của thủ đô.
Đây là những gì còn sót lại của "con đường hoa"
Hàng trăm chậu cây chết khô, la liệt suốt tuyến phố trung tâm của thủ đô
Bồn hoa trở thành nơi vất rác của người dân xung quanh.
Vũ Ninh - Oanh Trương
Theo Dantri
Những bộ bàn ghế độc, lạ ở Việt Nam Người xem phải trầm trồ về độ quý hiếm, độc đáo của những bộ bàn ghế dưới đây. Bộ bàn ghế gồm 8 khối đá được phát hiện cùng một chỗ ở dưới lòng đất ở vùng núi Nghệ An. Niên đại của những mẫu vật này được cho là có thể đến hàng nghìn năm Bộ bàn ghế khảm rồng có niên...