2 bệnh nhân ngộ độc Pate chay xuất viện
Ngày 6-11, bác sĩ Nguyễn Đình Quang, Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho hay, 2 bệnh nhân bị ngộ độc Botulinum do ăn pate chay Minh Chay đã xuất viện sau gần 100 ngày chữa trị tích cực.
Bác sĩ tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân Gẫm trước khi xuất viện
Cụ thể, ngày 28-7, sau 4 ngày cùng nhóm bạn ăn pate chay Minh Chay, chị Trương Thị Gẫm (26 tuổi, tạm trú xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch) đã vào Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cấp cứu khi sụp mí, khó nuốt, nôn ói nhiều, mệt mỏi và liệt nửa người. Chị Gẫm được chuyển lên tiếp tục chữa trị ở bệnh viện Chợ Rẫy. Lúc này, bệnh nhân phải thở máy và được kết luận ngộ độc Botulinum, gây biến chứng viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính và viêm phổi.
Video đang HOT
Tại bệnh viện Chợ Rẫy, chị Gẫm được thay huyết tương, sử dụng kháng sinh và điều trị hỗ trợ. Khi tình trạng ổn hơn, chị Gẫm được chuyển lại về Bệnh viện đa khoa Đồng Nai vào ngày 25-8 để tiếp tục điều trị nhằm cai máy thở, tập vậy lý trị liệu và dinh dưỡng.
Cũng ăn pate chay Minh chay và bị ngộ độc giống chị Gẫm, chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm (24 tuổi, bạn cùng ăn chay với chị Gẫm) cũng phải nhập viện chữa trị hơn 3 tháng qua. Sau 1,5 tháng chữa trị ở phòng khám, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bà Rịa, thì ngày 7-9, chị Trâm được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Sau thời gian dài được sử dụng kháng sinh, tập vật lý trị liệu, đến nay, chị Ngọc Trâm đã ổn định sức khỏe.
Bác sĩ Quang cho hay, hiện tại 2 bệnh nhân Gẫm và Trâm đều phục hồi tốt, đi lại bình thường, nói được, phản xạ nuốt đã cải thiện. Tuy nhiên, khả năng nuốt của chị Gẫm vẫn còn chưa phục hồi hoàn toàn. Do đó, bệnh nhân vẫn phải ăn qua ống xông dạ dày. Sau khi xuất viện, 2 bệnh nhân vẫn phải tập nuốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Hiện tại, bệnh viện vẫn đang điều trị 1 bệnh nhân ngộ độc Botulinum do ăn pate chay. Đó là bệnh nhân Nguyễn Thị Thuỳ, 20 tuổi. Bệnh nhân đã tự thở qua ống khai khí quản; chưa nuốt được nên nuôi ăn qua ống xông dạ dày; chưa đi lại, còn yếu. Các bác sĩ ước tính bệnh nhân này phải tiếp tục nằm viện để tập vật lý trị liệu khoảng 1 tháng nữa.
Theo người nhà của 3 bệnh nhân, chi phí chữa trị chỉ tính riêng tiền thuốc và nằm viện trên 300 triệu đồng/bệnh nhân, chưa tính các chi phí phát sinh khác như: sữa, tã, người nhà nuôi bệnh… Tuy nhiên, phía Pate Minh Chay của Công ty TNHH hai thanh viên Lối sống mới vẫn chưa hỗ trợ bất cứ chi phí nào cho các nạn nhân, dù hoàn cảnh của gia đình nạn nhân khó khăn.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa chữa khỏi hoàn toàn cho 2 người bị ngộ độc do ăn pate Minh Chay
Ngày 23-10, bác sĩ Phan Hữu Chính - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Khánh Hòa cho biết, sau 2 tháng điều trị, 2 bệnh nhân ở Khánh Hòa bị ngộ độc Botulium do ăn pate Minh Chay đã được BV điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, không có di chứng và đã xuất viện.
Ngày 20 và 21-7, vợ chồng chị N.Đ.H.A (TP. Nha Trang) lần lượt nhập BVĐK tỉnh trong tình trạng nôn ói, chóng mặt, mờ mắt, nói đớ, nuốt khó, khó thở, sụp mi mắt do ăn pate Minh Chay. Sau 4 ngày điều trị tại BVĐK tỉnh, bệnh trở nặng nên 2 người được chuyển vào BV Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh). Cả 2 được chẩn đoán ngộ độc Botulinum.
Đến ngày 26-8, cả 2 được chuyển về Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc BVĐK tỉnh để điều trị tiếp trong tình trạng tỉnh táo, tiếp xúc được nhưng phải thở máy hoàn toàn, teo cơ, sức cơ tứ chi kém, nhiễm viêm phổi.
Pate Minh Chay gây ra hàng loạt vụ ngộ độc nặng
Ngày 12-9, BVĐK tỉnh nhận được thuốc điều trị giải độc tố Botulium từ Bộ Y tế và đã sử dụng để điều trị, đồng thời các bác sĩ của khoa tìm kiếm tài liệu y văn và thuốc hỗ trợ phục hồi dẫn truyền thần kinh bị tổn thương.
Nhờ được điều trị tích cực sát với từng diễn biến, người vợ có thể tự thở hoàn toàn, phục hồi sức cơ tốt, được xuất viện và chuyển sang tập vật lý trị liệu. Người chồng phục hồi chậm hơn do mắc viêm phổi và suy thận cấp. Tuy nhiên, sau thời gian điều trị, ngày 22-10, người chồng cũng đã phục hồi hoàn toàn và được xuất viện.
Dùng túi hút khí đựng thực phẩm, bảo quản không đảm bảo...làm tăng ngộ độc giống vụ pate Minh Chay Bộ Y tế cho biết, xu hướng ngộ độc botulinum tăng lên trên thế giới do trào lưu sử dụng túi hút khí chứa đựng thực phẩm, bảo quản thực phẩm không đảm bảo, sử dụng tủ lạnh không đúng, đun lại không đủ chín trước ăn. Ngộ độc botulinum lẻ tẻ dễ nhầm sang bệnh khác Bộ Y tế vừa ban hành...