2 bé gái “tự nguyện” khiến 5 thanh niên vướng vòng lao lý
Cả 2 bé gái đều đi chơi với bạn quen trên FB, rồi vào nhà nghỉ làm chuyện “người lớn”, còn gia đình tưởng con mất tích đi báo công an
Ngày 30/6, cơ quan CSĐT Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội, đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Linh (16 tuổi), trú tại phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội về hành vi hiếp dâm trẻ em.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, chiều 30/5, cháu N.T.P. (13 tuổi), trú tại quận Thanh Xuân đi ra quán điện tử gần nhà chơi. Bố P. đã đi tìm nhưng không nhìn thấy con gái đâu (do lúc đó P. ra ngoài đi mua nước uống) nên đã mang xe đạp của con về. Biết chuyện này, P. không về nhà mà tiếp tục sang quán internet khác để chơi game và chát với bạn trên mạng.
Chiều 1/6, P. đã nói chuyện với Linh qua Facebook và hai bên rủ nhau đi chơi. Lát sau, Linh đến đón P. đưa tới một nhà nghỉ trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội. Cả hai ở đây cùng nhóm bạn vài ngày, quá trình đó Linh và P. ngủ chung giường nên đã cùng nhau làm chuyện “người lớn”.
Thời điểm này, gia đình cháu P. hoảng hốt khi không tìm thấy con gái đâu nên ngày 11/6, bố mẹ P đã trình báo việc con gái mất tích lên Công an quận Thanh Xuân.
Ngày 12/6, khi P., Linh cùng nhóm bạn di chuyển đến nhà nghỉ khác thuộc phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thì bị Đội Cảnh sát hình sự, Công an quận phát hiện. Qua đấu tranh, Linh khai nhận đã “quan hệ” với P. nhưng do P. tự nguyện, không ép buộc.
Các đối tượng trong vụ giao cấu với trẻ em ở Tây Hồ.
Video đang HOT
Giống như trường hợp mất tích “bí ẩn” của cháu P., cháu Đ.P.A. (15 tuổi), vừa thi lớp 10, nhà ở quận Tây Hồ (Hà Nội) đi 4 ngày không về nhà khiến gia đình lo lắng. Anh N.Đ.C.- bố cháu A. nghĩ con gái bị bọn bắt cóc mang đi bán nên đã đến Công an quận Tây Hồ trình báo.
Theo gia đình anh C., trên Facebook của cháu A. có những dòng chát với nick Sích Công Tử và chính người này rủ cháu về Hải Dương chơi. Sau khi tiếp nhận đơn trình báo của anh C., Công an quận Tây Hồ đã tổ chức xác minh, điều tra làm rõ thông tin trên và được biết nam thanh niên có nick Facebook: Sích Công Tử là đối tượng Trần Văn Phố (15 tuổi), quê ở huyện Ninh Giang (Hải Dương).
Ngay sau đó, một tổ công tác của Công an quận Tây Hồ đã về huyện Ninh Giang, phát hiện cháu A. đang ở nhà người quen của Phố. Tại cơ quan điều tra, Phố khai nhận cuối tháng 5/2015 làm quen với cháu A. qua mạng xã hội. Sau nhiều lần nói chuyện qua điện thoại và qua Facebook, ngày 5/6, Phố và A. yêu nhau. Được bạn trai rủ về quê chơi, ngày 21/6, A ra bến xe khách ở Gia Lâm để về Hải Dương, quá trình ở đây, hai người làm chuyện “người lớn” nhiều lần.
Mở rộng vụ án, cơ quan điều tra làm rõ, ngoài Trần Văn Phố, cháu A. còn quan hệ yêu đương với 3 thanh niên qua Facebook. 3 thanh niên này đều làm chuyện “người lớn” với A., gồm Đặng Anh Hùng (21 tuổi) và Nguyễn Đức Anh (20 tuổi), nghề nghiệp tự do, cùng trú tại phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội; Bùi Đức Việt (24 tuổi), trú tại Nguyễn Khánh Toàn, phường Quan Hoa, Cầu Giấy (Hà Nội).
Theo cơ quan điều tra, cháu A hiện đang có thai 9 tuần mà không biết ai là tác giả.
Ngày 30/6, cơ quan CSĐT Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định bắt khẩn cấp 4 đối tượng Phố, Hùng, Anh, Việt về hành vi giao cấu với trẻ em./.
Theo M.Hiền
Theo_VOV
Tạo hành lang pháp lý vận hành quỹ hưu trí tự nguyện
Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định quy định quỹ hưu trí tự nguyện nhằm nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc hình thành và vận hành các quỹ này, đồng thời đảm bảo tính công khai, minh bạch, an toàn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tham gia.
Ảnh minh họa
Bộ Tài chính cho biết, hiện tại, dân số Việt Nam vào khoảng 90,5 triệu người, trong đó nhóm trong độ tuổi lao động (từ 15-64 tuổi) chiếm 69% tổng dân số, 31% dân số thuộc nhóm phụ thuộc không nằm trong độ tuổi lao động.
Để đảm bảo trợ cấp cho người lao động khi về hưu, hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH) ra đời vào năm 1995 đã bước đầu thiết lập được nền tảng cơ bản cho hệ thống an sinh xã hội với chương trình BHXH bắt buộc (bảo hiểm hưu trí bắt buộc). Tuy nhiên các chương trình BHXH hiện đang gặp nhiều thách thức và có thể ảnh hưởng đến sự bền vững trong dài hạn.
Bên cạnh bảo hiểm hưu trí bắt buộc của BHXH, trong thời gian qua người lao động tự tích lũy và đầu tư vào các sản phẩm dịch vụ tài chính để chi tiêu khi về già như mua sản phẩm bảo hiểm hưu trí, gửi tiền tiết kiệm, đầu tư chứng khoán, góp vốn kinh doanh.
Đối với sản phẩm bảo hiểm hưu trí, tính đến hết năm 2014, đã có 42 doanh nghiệp triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí với khoảng 12 nghìn hợp đồng bảo hiểm hưu trí, doanh thu phí bảo hiểm hưu trí đến hết năm 2014 đạt khoảng 190 tỷ đồng.
Trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay chưa có đủ điều kiện để triển khai được các chương trình bảo hiểm bổ sung bắt buộc do thu nhập của người dân phần lớn còn ở mức độ trung bình, việc hình thành và phát triển chương trình hưu trí tự nguyện có vai trò quan trọng đối với người lao động, đối với xã hội. Trong đó, quỹ hưu trí tự nguyện là một mô hình các nước đều triển khai và có thể áp dụng tại Việt Nam hiện nay.
Bản chất hoạt động của quỹ hưu trí tự nguyện là người lao động và/hoặc doanh nghiệp sử dụng lao động đóng góp vào các tài khoản hưu trí cá nhân tại quỹ hưu trí để quỹ thực hiện đầu tư, trên cơ sở kết quả đầu tư quỹ hưu trí chi trả cho người lao động theo số tiền đóng góp và lợi nhuận do hoạt động đầu tư mang lại. Nói cách khác, quỹ hưu trí tự nguyện là một loại sản phẩm tài chính mà người tham gia đóng góp tiền vào quỹ sẽ được nhận chi trả từ quỹ khi đến tuổi nghỉ hưu. Số tiền hưu trí mà mỗi cá nhân được hưởng phụ thuộc vào tổng số tiền đóng góp của chính mình và hiệu quả đầu tư của quỹ.
Bộ Tài chính cho biết, theo kinh nghiệm quốc tế, việc xây dựng chương trình hưu trí tự nguyện là không đơn giản và trải qua nhiều giai đoạn. Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế - xã hội hiện nay tại Việt Nam, cần thiết xây dựng Nghị định về quỹ hưu trí nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc hình thành và vận hành các quỹ hưu trí này, đồng thời đảm bảo tính công khai, minh bạch, an toàn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tham gia.
Theo đó, quá trình triển khai và áp dụng chương trình hưu trí tự nguyện trong 10 - 15 năm tới là sự chuẩn bị cần thiết và thích hợp khi cơ cấu dân số Việt Nam kết thúc "độ tuổi vàng" và bước vào giai đoạn già hóa dân số.
Sau khi Nghị định về quỹ hưu trí tự nguyện được ban hành, việc triển khai và áp dụng chương trình hưu trí tự nguyện sẽ giúp Chính phủ đạt được 3 mục tiêu: 1- Khuyến khích và cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính để người lao động gia tăng tiết kiệm cho tương lai khi kết thúc tuổi lao động; 2- Đa dạng hóa các chương trình an sinh xã hội, giúp hình thành đồng bộ hệ thống hưu trí đa trụ cột tại Việt Nam, giảm gánh nặng an sinh xã hội cho nhà nước trong dài hạn; 3- Phát triển thị trường vốn thông qua việc củng cố cơ sở nhà đầu tư vốn dài hạn.
Tham gia trên cơ sở tự nguyện
Bộ Tài chính đã dự thảo Nghị định gồm 5 chương, 44 điều. Trong đó nêu rõ nguyên tắc hoạt động quỹ hưu trí. Cụ thể: Doanh nghiệp sử dụng lao động và cá nhân tham gia quỹ hưu trí trên cơ sở tự nguyện. Hoạt động quản lý quỹ hưu trí thực hiện theo nguyên tắc công khai và minh bạch. Tài sản quỹ hưu trí được quản lý tách biệt với tài sản của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, ngân hàng giám sát và tổ chức lưu ký.
Theo dự thảo, Nhà nước khuyến khích phát triển quỹ hưu trí thông qua các chính sách ưu đãi về thuế quy định tại pháp luật về thuế. Đồng thời, quản lý, giám sát hoạt động của quỹ hưu trí thông qua việc ban hành chính sách, chế độ đảm bảo quỹ hưu trí hoạt động công khai, minh bạch bảo vệ quyền và lợi ích của các đối tượng tham gia quỹ. Nhà nước không đảm bảo về kết quả đầu tư và mức chi trả của quỹ hưu trí.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Tuệ Văn
Theo_Báo Chính Phủ
Vợ bị trai trẻ lừa tự nguyện đổi tiền lấy tình? Em mua những bộ váy áo, hộp trang điểm hàng chục triệu đồng, rồi em hay vắng nhà với những nguyên nhân "đột xuất" mà tôi khó từ chối khi em chớp chớp đôi mắt đẹp chỉ chực khóc khi biết tôi không muốn cho em rời khỏi nhà. ảnh minh họa Trước khi nhận lời yêu rồi lấy tôi, vợ tôi cũng...