2 băng cướp táo tợn sa lưới
Chưa đầy 1 tháng nhưng 2 băng cướp đã thực hiện hàng loạt vụ cướp táo tợn, chúng sẵn sàng rút dao đâm nếu nạn nhân chống cự. Trong nhóm cướp trẻ này có 4 đối tượng vừa thi tốt nghiệp THPT xong.
Những thanh niên cướp của giết người này tuổi đời còn rất trẻ.
Ngày 27/6, Công an huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk, cho biết vừa triệt phá thành công 2 băng cướp, khởi tố 17 đối tượng để làm rõ hành vi cướp tài sản, che giấu tội phạm, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội…
Các đối tượng bị khởi tố gồm: Trần Trường Tình (18 tuổi), Nguyễn Văn Hậu (19 tuổi), Đoàn Tấn Đạt (20 tuổi), Lê Trần Gia Huy (17 tuổi), Phạm Công Thông (15 tuổi), Trương Huy Thịnh (16 tuổi), Vũ Hoàng Hải Sơn (20 tuổi), Trần Ngọc Cương (18 tuổi), Trịnh Anh Phương (18 tuổi), Nguyễn Khương Duy (18 tuổi), Lê Viết Trường (18 tuổi), Lê Đức Tú (18 tuổi), Vũ Kim Cường (18 tuổi), Lê Thành Phú (21 tuổi), Bùi Hữu Lợi (18 tuổi), Bùi Tiến Anh (19 tuổi) và Lê Viết Lợi (18 tuổi), cùng ngụ tỉnh Đắk Lắk.
Trước đó, tối 4/6, em Phạm Ngọc Phi (15 tuổi, ngụ huyện Krông Búk) chở bạn đi học về đến đoạn đường tổ dân phố 2, thị trấn Ea Đrăng, huyện Ea H’leo thì bị Tình, Hậu, Đạt, Huy, Thông, Thịnh tấn công, đâm vào lưng, cướp 1 ĐTDĐ và 70.000 đồng rồi đập phá xe máy.
Mở rộng điều tra, các đối tượng khai nhận, trong đêm 4/6, nhóm còn cướp 4 vụ khác trên địa bàn huyện.
Trong 2 ngày 12 và 13/6, trên địa bàn xã Ea Hiao, huyện Ea H’leo liên tiếp xảy ra 3 vụ cướp táo tợn. Trong đó, tối 13/6, Sơn, Cương đã dùng dao đâm anh Lê Quý Thông (40 tuổi, ngụ thị trấn Ea Đrăng) rồi cướp xe máy.
Tại cơ quan công an cả hai khai nhận cùng nhiều đối tượng khác đã tham gia nhiều vụ gây rối, đánh người gây thương tích và cướp tài sản.
Theo 24h
Kinh tế khó khăn, nạn cướp giật càng phức tạp
Vấn đề ngăn ngừa, phòng chống tội phạm cướp giật đường phố sẽ được đưa ra thảo luận kỹ tại kỳ họp thứ 7 HĐND TPHCM (khóa VIII) diễn ra từ ngày 4 đến 7/12 tới. Ông Trương Lâm Danh (Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND TPHCM) khẳng định, chiều 27/11.
Sẽ chất vấn cơ quan chức năng
Video đang HOT
Ông Trương Lâm Danh nói: Thực tế qua giám sát các cơ quan công an, tòa án, viện KSND, Ban Pháp chế đã lưu ý tình hình tội phạm cướp giật trên đường phố cũng như trộm cắp trong thời gian vừa qua có chiều hướng xấu đi nên đã yêu cầu Công an TPHCM tăng cường tuần tra, chỉ đạo công an phường, xã, thị trấn phối hợp dân phòng tuần tra ngày đêm, tập trung xóa các tụ điểm thường xảy ra trộm cắp, cướp giật truy lùng các đối tượng bỏ trốn... Kỳ họp này sẽ dành một ngày để các đại biểu chất vấn. Tuy nhiên, lãnh đạo sở nào trả lời chất vấn thì còn thảo luận. Đến thứ sáu này mới có quyết định.
Chưa bao giờ, người dân cảm thấy bất an như lúc này. Kẻ cướp ngày càng táo tợn, liều lĩnh hơn. Vì sao lại có tình trạng này?
Do kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN vừa và nhỏ có dấu hiệu giải thể, ngưng sản xuất, sa thải một bộ phận không nhỏ công nhân, người lao động. Tình hình thiên tai bão lũ ở một số địa phương dẫn đến việc di dân ồ ạt vào TPHCM.
Công ăn việc làm giải quyết căn cơ đời sống. Càng khó khăn thì tình hình trộm cắp, cướp giật càng diễn biến phức tạp.
Một nguyên nhân khác là các sản phẩm văn hóa không lành mạnh như phim ảnh, trò chơi điện tử, đặc biệt là game online bạo lực... Các đối tượng phạm tội đa phần đều còn rất trẻ, muốn có tiền ăn chơi nên vô hình trung tạo thành các băng nhóm trộm cắp, cướp giật.
Vụ chém cô gái cướp xe máy SH trên đường dẫn cầu Phú Mỹ (quận 2), đối tượng sinh năm 1993 cầm đầu một nhóm có tiền án tiền sự gây án.
Nhất định sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu cơ quan công an đẩy mạnh truy bắt các đối tượng phạm tội còn bỏ trốn.
Bên cạnh những chính sách an sinh xã hội, dư luận cho rằng rất cần những "hiệp sỹ đường phố" để góp phần giữ bình yên trên những tuyến đường
Thưa ông, có dư luận cho rằng gần đây, việc nhập cư vào TPHCM dễ dàng và công tác quản lý người nhập cư chưa tốt, việc đưa về cộng đồng hàng chục nghìn người đang cai nghiện ma túy... đã làm cho tình hình phức tạp hơn?
Người nhập cư từ các tỉnh đổ về thành phố làm làm ăn sinh sống góp phần làm tăng trưởng GDP (tổng sản phẩm quốc nội). Tuy nhiên, nó cũng có những mặt trái, chẳng hạn ở quê không có công ăn việc làm, đến TPHCM cũng bị thất nghiệp thì sẽ dẫn đến nguy cơ gia tăng tội phạm.
Vấn đề người cai nghiệp tái hòa nhập công động, theo tôi cũng là nguyên nhân nếu công tác quản lý người cai nghiệp tái hòa nhập không tốt. Tuy nhiên, để kết luận chính xác thì cần nghiên cứu như người cai nghiệp, người chấp hành án tù được tha tù trước thời hạn...chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong số tội phạm gây án.
Người cai nghiện sau khi tái hòa nhập cộng động, cơ quan chức năng đã bàn giao và chính quyền địa phương, công an khu vực, các tổ chức đoàn thể theo dõi, quản lý.
Công tác này vừa qua TPHCM đã làm tốt. Vấn đề cốt lõi hiện nay là phải tạo ra nhiều công ăn việc làm. Người bình thường kiếm việc đã khó. Người sau cai nghiện càng khó hơn. Làm một nồi xôi, gánh bắp đi bán đâu có dễ. Không mang về ăn cũng đối mặt với nguy cơ bị xử lý vì lấn chiếm lòng lề đường.
Bần cùng sinh đạo tặc?
Nhưng cũng không thể vin vào lý do không có việc làm mới đi ăn cướp?
Đúng vậy, một vấn đề quan trọng nữa là việc giáo dục thế hệ trẻ trong gia đình, nhà trường, xã hội, việc chọn lọc, định hướng cho các em trong tiếp cận các sản phẩm game online, phim ảnh.
Cứ mở ti vi ra thì thấy phim đều có nội dung na ná. Đó là nhiều cảnh bạo lực, chém giết, yêu dở dang, thù hận.
Người lớn từng trải có "kháng thể", khi thất nghiệp ở TPHCM có thể xuống Bình Dương, Bình Phước, hay bất cứ đâu để kiếm việc làm.
Còn các em mới lớn, thiếu sự quan tâm của gia đình, nhà trường, học hành không đến nơi đến chốn, vốn sống mỏng thì sao? Buồn chán không có việc làm, không chịu làm nghề bốc vác, bưng bê nên dễ sa ngã.
Chưa đủ cơ sở vững chắc đã vội "góp gạo thổi cơm chung", tiến tới hôn nhân. Thời buổi khó khăn, lương vợ chồng công nhân đã không đủ sống, huống chi một hoặc cả 2 vợ chồng, cả gia đình thất nghiệp, cuộc sống bị đẩy đến đường cùng.
Để trị căn bệnh này, phải chăng phải làm từ gốc, tức là các địa phương phải chăm lo cho người dân để họ đừng rời bỏ quê hương?
Đúng vậy. TPHCM chưa hẳn đã là "đất lành" nhưng vì không còn chọn lựa nên người dân các tỉnh khác buộc phải đến.
Các địa phương cần phải tạo công ăn việc làm cho người dân, phải giải quyết tốt vấn đề an sinh cho người dân và phải có cơ chế chung, thống nhất trong giải quyết vấn đề nhập cư.
Người nhập cư không có việc làm, địa phương đó phải có trách nhiệm, không thể đẩy hết cho TPHCM.
Ngưỡng mộ các hiệp sỹ, nhưng...
Nhiều vụ việc xảy ra, nạn nhân bị bỏ mặc vì người đi đường sợ rước vạ vào thân. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần nhiều hơn nữa những hiệp sỹ đường phố. Nguyễn Văn Minh Tiến từng đề xuất thành lập Câu lạc bộ phòng chống tội phạm như Bình Dương nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Quan điểm của ông như thế nào?
Tôi rất ngưỡng mộ các hiệp sỹ đường phố cứu giúp người hoạn nạn. Các anh đã góp phần gìn giữ bình yên cho thành phố.
Hành động trượng nghĩa của các hiệp sỹ rất cần được động viên, khen thưởng kịp thời, xứng đáng và có chế độ, chính sách hỗ trợ để nhân rộng thành phong trào toàn dân tham gia bảo vệ ANTT.
Tuy nhiên, mô hình câu lạc bộ phòng chống tội phạm hiện nay còn quá mới. Nhiều vấn đề chưa được pháp luật quy định nên tôi cho rằng cần có thời gian nghiên cứu thêm...
Cảm ơn ông.
Hơn 100 hiệp sỹ đường phố sẵn sàng bắt cướp
Chiều 27/11, "Hiệp sỹ đường phố" Nguyễn Văn Minh Tiến cho biết, nhóm hiệp sỹ tại TPHCM đang theo dõi 4 đối tượng đi xe máy thường đeo bám theo những người đi xe SH (đặc biệt là phụ nữ). Sự táo tợn, dã man của của nhóm tội phạm đã chém chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy trên đường dẫn cầu Phú Mỹ đã khiến các hiệp sỹ hết sức căm giận.
"Tôi đã tham gia bắt hàng trăm tên cướp. Hầu như vụ nào cũng được người đi đường hỗ trợ. Trong vụ chị Thúy, tôi cho rằng nhiều người đi đường yếu thế, sợ bọn cướp trả thù, liên lụy đến gia đình, vợ con nên không dám can thiệp thôi chứ họ không vô cảm đâu. Từ năm 2009 đến nay, tôi đã đào tạo trên 100 anh em có trình độ võ thuật, nghiệp vụ săn bắt cướp. Hiện nay, nhóm chúng tôi có gần 10 anh em hàng ngày chia nhau tuần tra tại một số địa bàn nóng, sẳn sàng truy bắt tội phạm" - anh Tiến nói.
Phạm Lê Thư
Theo 24h
Tuyên chiến với cướp giật Vụ cướp kinh hoàng dưới chân cầu Phú Mỹ gây rúng động Sài Gòn, làm cảm giác bất an của người dân lên đến đỉnh điểm khi mà nạn cướp giật luôn rình rập, có thể giáng xuống bất kỳ ai, bất cứ đâu. Đã đến lúc chính quyền TP.HCM cần phải có biện pháp mạnh, đủ sức răn đe, trấn áp tội...