2 anh em không chịu lấy vợ, bố mẹ viết tâm thư thúc giục, đọc xong ai cũng “nghèn nghẹn”
Người Việt quan niệm, lấy vợ là một việc lớn trong cuộc đời của người đàn ông. Chừng nào việc lớn này chưa thực hiện được, gia đình và họ hàng còn trách móc, gây áp lực.
Khi con cái trưởng thành, bố mẹ nào cũng mong ngóng chúng lập gia đình, yên bề gia thất. Tuy nhiên không phải ai cũng đáp ứng được yêu câu khi bô me mong muôn. Ngươi vi chưa muôn bi rang buôc, ngươi lai chưa tim đươc đối tượng phù hợp. Trong khi đó bô me thi vân co nhưng ly do riêng đê hôi thuc con cai khi đa đên tuôi.
Mới đây, một câu chuyện xoay quanh chủ đề này cũng kiến cộng đồng mạng “dậy sóng”.
Chàng trai chia sẻ cả 2 anh em (người sinh năm 88, người sinh năm 93), chưa có ai lập gia đình. Theo quan niệm của bố mẹ như thế là nhiều tuổi. Vì thế ông ba vô cung sôt ruôt, đa viêt tâm thư “dăn măt”, mong con cai sơm yên bê gia thât. Đoc xong ai cung thây nghen nghen va thâu hiêu.
Tâm sự của chàng trai.
Tâm sư của câu con trai như sau:
“Mình sinh năm 1993, còn anh trai sinh năm 1988. Cả hai anh em đều chưa lấy vợ.
Nhà mình thời bố mẹ ông bà thì đẻ nhiều. Đằng nội 8 người. Đằng ngoại cũng 7 người. Các anh các chị đều lấy vợ lấy chồng hết rồi, đến ngay cả các cháu cũng đã lập gia đình. Mỗi lần nhà có việc là lại nghe các bác “đá xoáy” bố mẹ.
Còn anh chị thì “đá xoáy” 2 anh em mình mà thấy khó chịu. Mỗi bữa cơm nghe bố mẹ nói đến chuyện này là mình chỉ muốn ăn nhanh cho xong rồi đứng dậy. Chán không buồn nói mọi người ạ. Mẹ mình còn biết hẳn thư gửi cho 2 đứa đọc. Đau đầu lắm”.
Video đang HOT
Nói nhiều nhưng không thay đổi tình hình, mẹ của hai thanh niên đành viết tâm thư. Trong thư, bà dùng những lời lẽ nặng nề trách nhiệm với 2 chàng trai như:
“Cả cuộc đời mẹ tảo tần sớm khuya cũng mong để các con trưởng thành, nối nghiệp cha ông, thực hiện luật luân hồi”, “ Hạnh phúc đâu phải chỉ có tiền của nhiều mà phải biết lắng nghe cùng chia sẻ. Phận làm con mà để buồn lòng mẹ thì là đời hay đạo hỡi con yêu”…
Bức thư của người mẹ gửi 2 con trai chưa có vợ.
Dẫu biết rằng lập gia đình là chuyện cá nhân nhưng đọc xong những dòng này cư dân mạng thực sự thấy “nghen nghen”.
- “Xin hai bac cư yên long, nêu chung chau tim đươc ngươi như y, nhât đinh se không phu long hai bac”.
- “Trước đây mình cũng bị mẹ ép, nhưng bà thúc không được nên giờ chuyển sang mềm mỏng rồi. Thỏa hiệp một lần là thỏa hiệp cả đời đấy, đấu tranh mãi mới trụ được đến giờ”.
- “Thực ra bố mẹ bạn nói cũng có lý. Các cụ cũng mong thấy con yên ấm, có cháu bồng bề cho vui cửa vui nhà. Lấy vợ, sinh con còn phải cậy nhờ ông bà nhiều. Kinh tế không dư dả mà sinh muộn thì cũng khó trăm bề. Kinh nghiệm từ một thanh niên lấy vợ đã 5 năm đây”.
- “Thương con chi co ba me thôi nhưng ma con chưa tim đươc y trung nhân me a”.
Mặc dù chưa lấy được vợ ngay những mong rằng sau bức tâm thư này 2 chàng trai sẽ nghiêm túc hơn trong chuyện tình cảm của bản thân để bố mẹ sớm yên lòng.
Quỳnh Chi (T/h)
Chẳng lẽ phải xin lỗi... em chồng?
Em gái chồng em vốn chậm chạp, vụng về. Chắc cũng vì vậy mà tới gần "băm" vẫn chưa chồng. Mỗi lần cổ nấu gì, là thôi rồi nhà bếp như một bãi chiến trường.
Kính gửi chị Hạnh Dung,
Em là một cô dâu mới về nhà chồng, mọi chuyện còn rất lạ lẫm, bỡ ngỡ. Tính em vốn nhanh nhẹn, đi nhanh nói nhanh, không kiên nhẫn chờ đợi được, có việc gì là làm thoăn thoắt cho xong, trong lòng nghĩ sao nói ra liền. Từ nhỏ đến lớn em vẫn hay bị mắng là "tài lanh". Vì vậy khi em đi làm dâu, má em rất lo, dặn con có chuyện gì cũng phải hỏi trước hỏi sau, từ từ suy xét cẩn thận rồi làm.
Em gái chồng em vốn chậm chạp, vụng về. Chắc cũng vì vậy mà tới gần "băm" vẫn chưa chồng. Mỗi lần cổ nấu gì, là thôi rồi nhà bếp như một bãi chiến trường, dao thớt chén tô ly muỗng lăn lóc mỗi nơi một thứ, nhiều khi nấu xong nhà không còn chén dĩa để dọn cơm ăn.
Vậy mà mỗi lần em phụ dọn, là cổ la lối hỏi cái này đâu rồi, cái kia đâu rồi, người ta đang làm sao dọn chi vậy...? Cổ nấu bữa trưa, thì hai giờ chiều cả nhà mới được ăn. Riết rồi mỗi lần tới Chủ nhật, thứ Bảy, hai ngày cổ bày ra nấu món này món nọ, là em rủ chồng đi ra ngoài ăn cho khỏe.
Ở nhà chờ dài cổ không có cơm ăn, mà tới lúc có đồ ăn thì dù dở cũng không được chê. Chuyện là vậy, mà má chồng em kêu cả hai vợ chồng vô nói chuyện, kiểu "làm anh chị phải đáng mặt anh chị, phải thương em, lo cho em...".
Em nói luôn, má lo đi, con không lo được. Má em giận lắm, chồng em cũng giận, nhưng em thấy em nói đúng mà. Mấy nay cổ giận, không nấu ăn thứ Bảy, Chủ nhật nữa. Không khí gia đình nặng nề, khó chịu. Chẳng lẽ giờ em phải xin lỗi, mà xin lỗi ai đây?
Hồng Trân (TP.HCM)
Em Hồng Trân thân mến,
Tạo hóa sinh có người nhanh có người chậm, đó là đặc tính, không phải là lỗi của ai cả. Trong gia đình hay ngoài xã hội, nguyên tắc cơ bản vẫn là tôn trọng sự khác biệt của nhau. Cụ thể là trong nhà, em phải tôn trọng sự chậm chạp của em chồng, cũng như em chồng tôn trọng sự nhanh nhảu của em.
Mình cần học cách sống chung, làm sao mọi người dung hòa, không làm tổn thương nhau em ạ. Tính cách, thói quen của con người khó thay đổi, mà em cũng đâu cần đặt mục tiêu thay đổi tính cách của em chồng làm gì. Vậy nên, chậm chậm lại một chút để hiểu và chia sẻ với mọi người, em nhé.
Em có thể sẽ cần phải xin lỗi em chồng. Cô ấy đi làm suốt tuần, thứ Bảy, Chủ nhật còn bày ra nấu nướng món này món nọ là để cả nhà cùng ăn bữa cơm gia đình. Nay mình rủ chồng bỏ ra ngoài ăn, vậy cũng là coi thường cố gắng của cô ấy.
Em nói chuyện với cô ấy đi. Chắc cô ấy cũng biết mình chậm, nhiều khi cái mặc cảm chậm lụt còn lấn tới chỗ chậm chồng con nữa kìa. Mình không thông cảm, cô ấy buồn tủi, ấm ức, không khí gia đình nặng nề, mình cũng chẳng vui vẻ gì phải không em?
Em cứ chân thành nói chuyện, rằng cái nhanh nhảu của mình cũng làm hư nhiều chuyện, mình cũng muốn giảm tốc độ mà chưa tìm được cách. Vậy thứ Bảy, Chủ nhật cùng nhau làm bếp cũng là cơ hội cho mình điều chỉnh tốc độ.
Có thể, hai chị em thống nhất món ăn, thống nhất ai làm phần nào, phần nào cần nhanh gọn thì em lo, phần nào chậm chậm cứ để cô ấy thong thả làm. Hai người ráp lại, bổ sung, đỡ đần cho nhau, chắc chắn cơm trưa của cả nhà sẽ đúng giờ, mà cái chuyện nấu ngon nấu dở cũng được châm chước một phần.
Cả nhà được họp mặt cuối tuần, cũng là dịp vui. Ba má chắc sẽ cảm ơn em nhiều lắm. Biết đâu nhờ cái "nhanh" của em mà cô ấy thay đổi phần nào. Rồi cũng biết đâu nhờ cái "chậm" của cô ấy, mà em đằm tính lại, chững chạc lo việc nhà. Chúc em thành công, để gia đình nhanh chóng có được không khí thuận hòa, vui vẻ trở lại.
Hạnh Dung
Gặp lại nhau sau 12 năm chia xa, em và người yêu cũ bỗng nhận ra cảm xúc dành cho nhau không hề thay đổi! Mặc dù em và người yêu cũ ở hai nơi cách xa và đều đã có gia đình nhưng vẫn không thể ngừng quan tâm, nhắn tin cho nhau. Dốc hết trái tim - Tổng đài "lắng nghe và giải đáp" tất tần tật về phụ nữ. Ở đây, phụ nữ có một nơi để trút bỏ không chỉ những tâm sự về...