1946/1947 Mùa bóng đầu tiên sau chiến tranh: Khi bóng đá là phương tiện thoát ly thực tế (phần 1)
Có một sự khác biệt rõ ràng nhất giữa bóng đá hiện đại và bóng đá tồn tại trong khói bụi của chiến tranh: một bên là những cuộc chạy đua danh hiệu, còn một bên là lối thoát cho thực tế khốc liệt. Mùa giải năm năm 47-48 chứng kiến sự trở lại của bóng đá sau 7 năm vắng bóng vì Thế Chiến 2. Trong quãng thời gian đó, ít nhất 75 cầu thủ bị giết chết, sân Old Trafford bị phá hủy hoàn toàn. Đất nước, những đội bóng, và người hâm mộ bóng đá rơi vào tình trạng khủng hoảng hơn bao giờ hết.
Giờ đây, những tiếng còi báo động inh ỏi, hay tiếng kêu than vì chết chóc cũng dần trôi dạt theo quá khứ. Thế nhưng, hậu quả mà Thế Chiến 2 để lại, là những khoảng trống không thể che lấp, trong lịch sử bóng đá thế giới. Xác chết đầy rẫy khắp mặt đường, nhà cửa bị phá hủy và kẻ còn sống thì phải tận mắt chứng kiến những thảm cảnh tưởng chừng chỉ được hư cấu từ tiểu thuyết. Đặt trong bối cảnh tàn khốc như vậy, bóng đá có thể sinh tồn ở đâu?
Khi bóng đá tồn tại trong bom đạn
2/9 năm 1939 là ngày cuối cùng các trận đấu trước chiến tranh diễn ra. Ngày hôm sau, Anh chính thức tuyên chiến với Đức. Tất cả các địa điểm vui chơi giải trí và buổi họp mặt thể thao ngoài trời đều bị cấm. FA ra thông báo rằng: “Theo quy định của Chính phủ, tất cả các trận đấu thuộc ủy quyền của Liên đoàn bóng đá sẽ hoàn toàn bị đình chỉ cho đến khi thông báo chính thức được đưa ra”. Tuy nhiên, cho đến khi tình hình bạo lực giữa 2 nước không đến mức quá căng thẳng, bóng đá vẫn được xem là hình thức giải trí có tính chất khích lệ tinh thần và tiêu khiển cần thiết.
Và từ đó, những giải đấu nhỏ ở những khu vực khác nhau được hình thành. Điểm khác biệt ở những giải đấu này là cầu thủ có thể thi đấu cho bất kỳ đội khách nào. Stanley Matthews chơi cho Manchester United, Stan Cullis xuất hiên trong đội hình Liverpool và Joe Mercer đá cho Aldershot Town. Mặc dù vậy, giải đấu cũng chỉ mang tính giao hữu ở chất lượng thấp, 2 đội thường thi đấu cẩu thả về những phút cuối. Lượng khán giả tham dự không nhiều, một phần vì người dân buộc phải di tán đến khu vực an toàn. Tuy nhiên, về cơ bản, những giải đấu khu vực vẫn thu hút khán giả địa phương và tiếp tục được duy trì ngay cả khi người Anh bắt đầu cuộc chiến trên không.
Khoảng thời gian này phải để đến mức độ lan tỏa của giải đấu bóng đá War Cup. Năm 1941, hơn 60000 người hâm mộ đã bất chấp bom đạn cuộc chiến Blitz (cuộc oanh kích Anh quốc của Phát xít Đức thực hiện trong Thế chiến II từ 7/9/1940 đến 10/5/1941) để có mặt tại sân Wembley theo dõi trận chung kết của giải.
Đội hình Leeds United mùa 1946 – 1947
Video đang HOT
“Bóng đá thời chiến không thể thay thế đời thực nhưng nó không hề vô nghĩa” – cầu thủ chạy cánh tuyển Anh, Tom Finney cho biết. “Cho dù bom đạn khốc liệt đến đâu thì con người đôi khi vẫn mong muốn thoát ly thực tế”.
Siêu sao nơi hậu phương, dân thường ra tiền tuyến
Tuy vậy, trong bối cảnh xã hội bị đảo lộn như vậy, không phải ai cũng có hứng thú để thưởng thức bóng đá. Một số người thậm chí phản đối kịch liệt chuyện một vài cầu thủ mượn cớ thi đấu để trốn tránh nhiệm vụ quân sự. Tiêu biểu là trong khi một số cầu thủ vừa trở về sau kì nghỉ ở Las Vegas, Ibiza và Dubai, thì nhiều người phải trực tiếp lăn lộn trong bom đạn ở Rhineland, Bắc Phi và Burma. Không ít kẻ đã phải bỏ mạng nơi chiến trường. Chiến tranh nổ ra và ngày một tàn khốc hơn, buộc Chính quyền phải hủy bỏ các giải đấu. Tất nhiên, không thể so sánh với đời sống của các siêu sao thời nay nhưng những ngôi sao sân cỏ thời đó nghiễm nhiên được hưởng cuộc sống thoải mái hơn hẳn. Tiền đạo của Everton và Chelsea cho biết, những cầu thủ trẻ như anh được phân bổ nhiệm vụ mới. Đó là hỗ trợ các chiến sĩ nơi hậu phương, hoặc được huấn luyện trở thành cảnh sát, lính cứu, chỉ huy quân lực hay thậm chí là thợ mỏ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, họ không phải trực tiếp ra tiền tuyến.
Trái lại, không phải cầu thủ nào cũng “may mắn” thoát thân trong chiến tranh. Raich Carter buộc phải gia nhập RAF sau khi liên tục bị chỉ trích trong giai đoạn chơi cho Sunderland. Tiền đạo của Middlesbrough, Wilf Mannion phải đến Pháp và Ý để hỗ trợ đồng đội. Cũng tại đó, ông tận mắt chứng kiến một nửa tiểu đoàn của mình bỏ mạng, thậm chí bị giết chết một cách nhẫn. Ngay sau đó, ông bị khủng hoảng tinh thần và không thể tham gia chiến đấu nữa. Một tiền đạo người Anh khác, Stan Mortensen của Blackpool, đã thoát chết trong gang tấc khi máy bay thả bom Wellington chở anh đâm sầm vào một cánh rừng, giết chết phi công và đồng đội anh.
Thống kế cho thấy, ít nhất 75 cầu thủ chuyên nghiệp bị giết chết trong thời chiến. Trong số những người không thể trở về sau thời bình, có đội trưởng của Bolton Wanderers – Harry Goslin, người bị tử nạn vì trúng bom ở Ý. Eric Stephenson của
Leeds United bị sát hại khi đang thi hành nhiệm vụ ở Burma. Hay Bobby Daniel của Arsenal hy sinh do máy bay bị địch bắn trúng ở Berlin.
Bóng đá vẫn được xem là hình thức giải trí có tính chất khích lệ tinh thần và tiêu khiển cần thiết.
Sân cỏ mục nát, chính quyền ngó lơ
Sân St Andrews là một trong những nơi bị tổn hại nhiều nhất bởi bom đạn chiến tranh. St. Andrews phải hứng chịu tổng cộng 20 cú dội bom trực tiếp. Nhiều sân vận động thậm chí rơi vào tình trạng mục nát toàn bộ do được trưng dụng để phục vụ chiến tranh, hoặc bị không quân Đức tàn phá. Old Trafford bị phá hủy hoàn toàn sau 2 vụ công kích riêng biệt, và bị cấm cửa mãi cho đến năm 1949. Manchester United buộc phải tìm địa điểm cư trú tạm thời ở đường Maine, trong khi đó sân Roker Park, Stamford Bridge và Bramall Lane bị bom địch tàn phá nặng nề. Khán đài sân St. Andrews bị thiêu rụi do một lính cứu hỏa cố gắng dập lửa bằng… xăng! Tuy nhiên, St. Andrews nhanh chóng được tu sửa và tái thiết vừa kịp cho mùa giải năm 46-47. SVĐ St James’ Park thì may mắn thiệt hại nhẹ do bom chỉ rơi sát ngay gần đó.
Cũng trong thời gian này, Chính quyền địa phương gần như lơ là việc tình trạng các SVĐ bị mục nát và phá hủy bởi quân địch. Tình trạng liên tục kéo dài dẫn đến việc nhiều trong số đó không thể tái thiết và thậm chí còn gây nguy hiểm cho người dân sống xung quanh. Sự thiếu hụt tài chính và vật liệu sau chiến tranh không cho phép Chính quyền địa phương điều kiện tu sửa và bảo dưỡng. Một số sân còn bị gỡ bỏ hàng rào, những thiết bị kim loại và phụ tùng hữu dụng để phục vụ chiến tranh.
Thế nên, một vài CLB bước vào mùa giải mới trong tình trạng SVĐ thiếu hàng rào che chắn cũng như cửa ra vào. Nhiều địa điểm được sử dụng như phòng tập thể dục, địa điểm trú nạn, hoặc kho lưu trữ vũ khí trong thời chiến, cũng dần dần được khôi phục lại như ban đầu.
Vào thời điểm chiến tranh tàn phá sân Highbury, Arsenal buộc phải thi đấu nhờ ở sân White Hart Lane. Trong ngày khai mạc trận đấu sau chiến tranh, bình luận viên trận đấu Arsenal đã chào mừng người hâm mộ trở lại Highbury trong niềm hân hoan sau 7 năm lưu lạc bởi chiến tranh: “Các bạn, những người đã cùng tôi cổ vũ Arsenal ở trại lửa tại Assam, hay trên chuyến tàu ở Ý qua radio, hay những CĐV già dặn đã lưu lạc khắp London chỉ để được xem Arsenal thi đấu ở White Hart Lane… Chúng ta đã về nhà. Đây là ngôi nhà của chúng ta…”
Theo VNE
Fan cuồng Man Utd sáng tạo chiêu độc thời bão giá
Anh chàng fan ruột của Man Utd, Daly Clarke đã có một sự sáng tạo bất ngờ để vừa có thể thỏa mãn niềm đam mê bóng đá vừa tiết kiệm chi phí một cách tối đa.
Giữa thời kì kinh tế khủng hoảng và giá cả leo thang như hiện tại, đã có rất nhiều CĐV bóng đá phải từ bỏ sở thích đến sân theo dõi CLB con cưng thi đấu vì không thể "kham" nổi tiền vé. Daly Clarke - fan cuồng Quỷ đỏ cũng là một trường hợp như vậy.
Vốn là mộ thợ ga tại thành phố Manchester với thu nhập không lấy gì làm dư giả, việc Man Utdliên tục tăng giá vào cửa trong những mùa giải gần đây khiến Daly Clarke đành chọn giải pháp ở nhà xem TV thay vì tới sân như trước kia. Tuy nhiên, ban đầu Daly rất buồn chán vì cảm giác theo dõi trận đấu tại gia khác hẳn bầu không khí tuyệt vời trên khán đài Old Trafford.
Fan cuồng Quỷ đỏ Daly Clarke
Tuy nhiên, cái khó ló cái khôn. Daly Clarke đã nảy ra một ý tưởng sáng tạo hết sức độc đáo, đó là cải tạo phòng ngủ của mình trở thành một "Nhà hát của những giấc mơ" thu nhỏ với đầy đủ sân cỏ nhân tạo, đường biên, cầu gôn, tạo cảm giác giống sân bóng thực thụ. Đây cũng trở thành nơi mà Daly cùng bạn bè tụ tập mỗi khi Man Utd thi đấu.
"Trước kia tôi thường mua vé cả mùa đến Old Trafford xem bóng nhưng giờ đây, giá cả tăng cao đến chóng mặt. Thế nên tôi quyết định xem TV ở nhà. Tôi bèn nảy ra ý tưởng biến phòng ngủ của mình trở thành Old Trafford thu nhỏ. Bạn thấy đấy, giờ tôi đã có nhà hát của những giấc mơ của riêng mình", Daly Clarke chia sẻ.
Daly Clarke biến phòng ngủ trở thành Old Trafford thu nhỏ
Mặc dù bạn bè và cậu con trai nhỏ rất hào hứng ủng hộ Daly Clarke, song sự cuồng nhiệt bóng đá quá mức của anh đôi lúc vẫn khiến bà xã Liz khó chịu. Để xả giận, Liz thậm chí còn công khai cổ vũ cho Man City - đối thủ không đội trời chung với Man Utd.
Theo VNE
Top 10 đội bóng có CĐV "hiếu chiến" nhất ở Anh CĐV là thứ gia vị không thể thiếu của thế giới bóng đá. Tuy nhiên, đôi khi họ lại góp phần "phá hỏng" thế giới bóng đá khi những hành động quá khích. Hãy cùng điểm qua những CĐV hiếu chiến nhất ở Anh, qua số liệu của The Sun về tổng án phạt trong lịch sử. 10. Swansea City Trong lịch sử,...