19/29 mẫu phân bón của công ty Thuận Phong không đảm bảo chất lượng
Theo kết quả giám định, có tới 19 trong tổng số 29 mẫu phân bón của công ty Thuận Phong có thành phần dinh dưỡng không phù hợp với công bố, chất lượng không đảm bảo.
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Thuận Phong (công ty Thuận Phong) có trụ sở tại Đồng Nai đã bị lực lượng chức năng phát hiện khi đang “hô biến” sản phẩm phân bón rễ thành phân bón lá để kiếm lời. Trong tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hoá, công ty Thuận Phong đã ghi tên hàng hoá là &’phân bón rễ’. Theo công văn gửi công ty Thuận Phong của Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, Cục cũng đã yêu cầu công ty này phải ghi trên nhãn hàng là phân bón rễ. Tuy nhiên, khi đưa sản phẩm ra thị trường, loại phân bón rễ đã biến thành sản phẩm có công dụng là phân bón lá với giá bán cao ngất ngưởng 350.000 đồng/chai.
Theo kết quả giám định chất lượng phân bón, có tới 19 trong tổng số 29 mẫu phân bón của công ty Thuận Phong có thành phần dinh dưỡng không phù hợp với công bố, không đảm bảo chất lượng; trong đó, một số loại có tỷ lệ thành phần chất chính dưới 70%. Một số ý kiến từ các Bộ, ngành cho rằng, đây là một trong các căn cứ để xác định hàng giả.
Theo_VTV
Lễ hội chém lợn: Nên bỏ, bỏ cả đâm trâu...
Đây là những hành động vô nhân đạo, tàn ác và không phù hợp với truyền thống văn hóa của người Việt từ xưa đến nay.
Đó là những chia sẻ của GS Hoàng Chương - Giám đốc Trung tâm bảo tồn và nghiên cứu văn hóa dân tộc, khi nói về vấn đề Tổ chức Động vật châu Á đề nghị bỏ lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh và cho rằng đây là lễ hội phản cảm, tàn bạo.
Phong tục phản cảm, nên dẹp bỏ
Video đang HOT
Chia sẻ với Đất Việt, ngày 3/2, GS Hoàng Chương cho hay: "Tất cả những lễ hội có tính chém giết, chết chóc, tôi đều không đồng tình, vì nó vô nhân đạo, tàn bạo".
Theo ông Chương, trước đây, tại Bình Định cũng có lễ hội "Tranh heo" cũng sử dụng con lợn, nhưng về hình thức khác hoàn toàn với lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh.
Tại lễ hội này, các võ sư cao niên từ 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc lần lượt quăng heo xuống. Võ sĩ thuộc các võ đường, làng võ nổi tiếng như: An Thái, An Vinh, Thuận Truyền, Trường Định...bắt đầu "tham chiến" theo cách "bài binh, bố trận" của võ phái mình. Tuy có nhiều "chiêu thức" khác nhau, song thuờng thì võ phái nào cũng chia làm 3 nhóm chính, gồm: tiên phong, tiếp ứng, cản hậu. Võ đường nào đột phá vòng vây, vác được heo về vị trí quy định thì phần thắng thuộc về bên đó.
Lễ hội Chém lợn: Người Ném Thượng muốn giữ truyền thống
Những đường quyền, cước, thế, miếng gia truyền độc đáo, "thoắt ẩn, thoắt hiện" của các lò võ, làng võ có dịp được thể hiện, phô diễn. Mặc dù, cuộc tranh heo diễn ra gay cấn, quyết liệt, song không hề có chuyện "cay cú ăn thua", ra đòn ác ý; tất cả đều vì mục đích đề cao nét đẹp truyền thống của võ thuật.
Đặc biệt, lợn đều được làm thịt, thui chảy mỡ ra, rồi mới tổ chức là dùng nghề võ thuật cướp con lợn, nên không có gì phản cảm.
Ông Chương nhận định: "Lễ hội chém lợn lại mang tính chất phản cảm, thể hiện sự hoang dã tàn bạo của con người với con vật, làm như vậy là không nên. Mặc dù, lợn cũng là con vật hay bị thịt nhưng đưa ra làm như vậy là phản cảm, vô nhân đạo, nên dẹp bỏ".
Trước việc người phương Tây lên tiếng thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên, bởi đã từng sống ở nước ngoài nhiều, ông Chương cho hay, đến chặt cổ con gà, người phương Tây cũng không dám, nên khuyên VN bỏ lễ hội chém lợn đi là điều bình thường.
Mặt khác, ông Chương cũng không đồng tình với lễ đâm trâu của người Tây Nguyên, khi con trâu gắn liền với con người từ xa xưa, tạo nên sự sống cho con người. Hình ảnh thân thiết còn gắn liền với những câu ca dao: "Trâu ơi ta bảo trâu này/ Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta/Cấy cày giữ nghiệp nông gia/ Ta đây trâu đấy, ai mà quản công".
Lễ hội chém lợn Bắc Ninh là hành động vô nhân đạo
Thế mà, sau khi kết thúc lễ hội, những chú trâu bị đem ra làm thịt, như vậy có đáng chê trách hay không?
Chuyện trên thế giới cũng tồn tại rất nhiều các lễ hội liên quan đến chém giết, ông Chương cho rằng: "Các nước cũng có những lễ hội như vậy, nhưng nó không tàn bạo như lễ hội chém lợn. Nhất là người VN sống nhân đạo, lành tính, mà lại đem bày ra thanh thiên bạch nhật, sự tàn ác, như vậy là không nên làm.
Đặc biệt, cũng không nên so sánh, họ cũng có nên mình làm theo, hiện nay, trên TG vẫn còn tồn tại nhiều tục lệ của một số dân tộc. Chúng ta nên nhìn thấy cái gì có văn hóa, thể hiện không đúng với nhân tính thì làm, còn khiến người ta ghê sợ thì nên bỏ, chỉ nên tôn vinh, phát triển những nét đẹp văn hóa, đừng bắt chước một phong tục một số nước lạc hậu, cụ thể là những trò giết con vật tàn bạo".
Hãy đưa văn hóa đi lên theo chiều hướng tiến bộ
Về phong tục ăn thịt chó của người Việt đã từng bị lên án bởi người phương Tây, ông Chương nói: "Phong tục của nước ta, vấn đề ăn uống thịt chó có từ xưa, cũng như Triều Tiên, Hàn Quốc cũng ăn thịt chó, phong tục này vẫn tồn tại ở một số nước châu Á, từ đời này đến đời khác".
Trong khi, các nước phương Tây họ nuôi chó, yêu thương chăm sóc như người bạn, nên khi nhìn thấy con vật họ yêu thương bị giết thì họ phản ứng tục lệ ăn thịt chó là chuyện dễ hiểu. Nhưng tất nhiên là chúng ta không thể cấm, việc duy nhất có thể làm được đó là không khuyến khích nên phát huy, vì nó đã trở thành ẩm thực, trở thành món ăn thường ngày.
Lễ hội Chém lợn: Phán xét độc đoán, ai dã man hơn?
Đây chính là sự khác nhau về văn hóa, thế nhưng, hiện nay, nước ta đang hòa nhập với văn hóa thế giới, không như ngày xưa VN chỉ biết VN, nên chúng ta làm bất kỳ điều gì, cả TG cũng nhìn thấy. Vì vậy, cái gì đẹp thì sẽ được khen, cái gì vô văn hóa thì bị phản ứng, đó là điều tất yếu.
"Có lẽ vì thế mà nên dẹp dần những cái không phù hợp với văn hóa của nhân loại, không nên để ăn sâu vào tiềm thức của con người", ông Chương nhận định.
Phải đặt câu hỏi, tại sao những người nước ngoài đến VN nhìn thấy người hát ca trù, hát xẩm, quan họ đều thích vì đó là nét đẹp văn hóa VN.
Chính vì vậy, cho nên, với lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh kể cả Tổ chức động vật châu Á không lên tiếng loại bỏ, thì địa phương cũng nên loại bỏ, chúng ta không nên giữ lại những văn hóa hủ tục lạc hậu.
Từ đó mà mất đi nét đẹp của người VN: văn minh, nhân đạo, sống trên nền văn hiến lâu đời, đặc biệt, còn đang phát huy nền văn hóa tâm linh, văn hóa làm việc nghĩa, việc thiện.
Theo_Báo Đất Việt
Biển báo giao thông gây ngơ ngác Nhiều biển báo cắm gần nhau nhưng chỉ dẫn cách lưu thông khác nhau khiến người đi đường chẳng biết đi sao mới đúng. Ngoài ra, kích thước cũng như vị trí cắm các loại biển báo theo quy chuẩn cũ không còn phù hợp với tình hình giao thông hiện nay. "Tôi thường nhận được nhiều tin nhắn của người dân phản...