‘19 tuổi, em quyết định sinh và nuôi con một mình’
“Ngày em đến bệnh viện sinh con, từ bác sỹ, y tá đến người nhà sản phụ, ai cũng hỏi: “Chồng em đâu?”, em trả lời lạnh băng: “”Em không có chồng”. Dù đã chuẩn bị tâm lý đối diện với tất cả từ trước nhưng cứ mỗi lần trả lời xong, cổ họng em nghẹn lại, nước mắt ứa ra”.
Ngô Thị Ngọc ở tỉnh Bắc Kạn gạt nước mắt chia sẻ: “Em làm mẹ khi mới 19 tuổi, cái tuổi mà bạn bè đang bay nhảy với bao ước mơ, hoài bão vào đời, thì em đang vật lộn với công việc, với suy nghĩ phải làm để có tiền nuôi em bé lớn… “. Ngưng giây lát để cố trấn tĩnh mình, Ngọc cho biết: “Em mang bầu 9 tháng 10 ngày, với những mẹ bầu khác được ăn ngon, bồi bổ đủ chất cho thai nhi, nhưng với em là những buổi sáng phải nhịn ăn, hoặc đói lắm thì ăn bánh mì không, cái bánh rán lót dạ, cầm cự. Tối đi làm về đến phòng trọ mệt lả người, em chỉ có gói mì tôm cho ấm bụng. Tất cả số tiền ít ỏi em làm được, đều phải để dành lo cho đứa nhỏ trong bụng lúc chào đời”.
Ảnh minh hoạ
Ngọc mới sinh con được hơn 1 tháng, cô ở phòng trọ nhỏ bé ở thành phố xa quê hương, chỉ dựa vào những người cùng dãy trọ giúp đỡ. Nhiều người giúp cô gói mì, cái bánh bao, bát phở, khăn tã cũ để mẹ con cô qua ngày. Con gái của Ngọc sinh ra được 2,1 kg, vẫn đang phải uống thêm hộp sữa ngoài mà một bà mẹ ở bệnh viện cho lúc chuẩn bị ra viện.
Chăm sóc con sơ sinh, cô nhiều lúc thấy quá sức mình: “Em mệt mỏi lắm, vì em làm sai nên em cũng không dám nhờ vả gì bố mẹ. Nhiều lúc chỉ em muốn chết đi cho nhẹ người, nhưng nghĩ lại đứa nhỏ này có tội tình gì đâu? Em quyết giữ lại sinh mạng cho bé, chứ không thể bắt nó ‘chết’ theo sai lầm của em được” – Ngọc nghẹn ngào chia sẻ về lý do cô chỉ một mình vật lộn với đứa bé mới sinh mà không có người thân nào bên cạnh.
Ngọc tâm sự: “Kể từ khi quyết định giữ lại đứa nhỏ trong bụng, em đã quyết tâm phải có trách nhiệm với nó! Tuy nhiên, bố mẹ và cả những người thân trong nhà đều ruồng bỏ, hắt hủi. Cả nhà tuyên bố coi như không có em, vì em không nghe mọi người bỏ đứa bé trong bụng đi”.
“Hồi đầu, em cũng định làm thuê gần nhà bố mẹ, nhưng thi thoảng thấy em vác cái bụng lùm lùm, những người quen lại hỏi: Ngọc lấy chồng rồi à?, lấy hồi nào mà không báo?”. Nhưng câu hỏi vô tư của mọi người khiến gia đình Ngọc càng giận cô tím mặt. Như một sự sỉ nhục vào gia đình vốn gia giáo, có nền nếp như nhà cô ở thị trấn này. “Đời con gái, ai lại không muốn có một đám cưới rình rang cho cha mẹ nở mày nở mặt, con nhỏ ra đời có bố mẹ đầy đủ? Nhưng em lỡ sai rồi, biết nói sao?” – Ngọc chia sẻ.
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ
“Thậm chí, có những người ra chợ xì xào, nói nhà bà ấy có đưa con gái lang chạ, không chồng mà chửa, chắc lăng nhăng quá nên bị người ta bỏ… Tiếng bàn tán, xì xào của người xung quanh là cú hích cuối cùng khiến bố mẹ khóc lóc, chửi bới em. Em chính thức bước ra khỏi nhà lúc bầu 5 tháng”- Ngọc cho biết.
“Em chỉ biết xin lỗi bố mẹ, đã làm bố mẹ khổ. Nhưng em không có cách nào khác để làm lại được. Em sẽ cố gắng bán hàng online để có tiền nuôi con trước mắt, đợi lúc con lớn hơn, em sẽ đi tìm việc phù hợp. Em chỉ hy vọng, khi thấy em vẫn vững vàng trước cuộc sống khó khăn này, một ngày nào đó bố mẹ sẽ tha thứ cho 2 mẹ con em. Được làm mẹ, có con gái bên cạnh, em thấy mình phải sống trách nhiệm hơn, và chắc chắn em không thể gục ngã” – Sau những giây phút yếu đuối, Ngọc lại thể hiện bản lĩnh của chính mình, cô rắn rỏi, quyết tâm hơn để cùng con gái nhỏ vượt qua mọi sóng gió mà cuộc đời bất ngờ mang đến cho người mẹ trẻ.
Bảo Vy (ghi)
Theo phunuvietnam.vn
Hội "não cá vàng" đau khổ: Dành cả thanh xuân để tìm kính, chìa khóa, điện thoại... dù đồ đang ngay trên người
Đắng cay thay hội những người tuổi trẻ mà đãng trí hơn người già!
Nhớ nhớ, quên quên đúng là nỗi khổ không của riêng ai. Và vì trong cuộc sống có quá nhiều thứ buộc chúng ta phải nhớ (mật khẩu máy tính, mật khẩu email, mật khẩu thẻ ATM, mật khẩu điện thoại....) và có quá nhiều công cụ xung phong ghi nhớ hộ ta, nên nhóm người đãng trí xuất hiện ngày một nhiều.
Người ta hay gọi những người có trí nhớ ngắn hạn như vậy là "não cá vàng" vì họ tin rằng trí nhớ của cá vàng chỉ tồn tại trong 3 giây và mỗi vòng nó bơi quanh bể của mình giống như nhìn thế giới lần đầu tiên. Hội "não cá vàng" ngày nào cũng bận rộn hơn người khác vì họ cứ phải tất bật chạy tới chạy lui do chính cái tật nhớ trước quên sau của mình. Nghe chừng cũng khổ lắm!
Rõ ràng đeo rồi mà không có tí cảm giác nào rằng mình đang đeo là thế nào nhỉ?
Cũng có thể đây chỉ là lời viện cớ của một cô nàng hay ăn chăng?
Cũng may chưa mặc pijama đi học là may rồi, hội não cá vàng nhỉ?
Người ta vất vả ngược xuôi vì dòng đời xô đẩy, vì cuộc sống khó khăn đã đành. Đây toàn tự mình làm khổ mình thôi
Giây phút phát hiện ra mình làm hành động ngớ ngẩn này, tôi đã khóc...
Có bữa ăn no đòn của bố mẹ cũng vì hành động tương tự, nhưng ngược lại
Điện thoại là vật bất ly thân nhưng với hội não cá vàng, bất ly thân không có nghĩa "bất ly" luôn trí nhớ
Chúng tôi đánh giá không cao cho lắm hành động nguy hiểm này...
Một trong những trải nghiệm đau đớn hội não cá vàng thường gặp
Đúng là "tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa", thứ nghĩ sẽ quên thì chắc chắn sẽ quên mà thứ không nghĩ sẽ quên cuối cùng cũng quên luôn. "Không gì không thể quên" chính là châm ngôn của hội "não cá vàng"
Theo Helino
Lạng Sơn: Chuyện buồn bản "4 không", muốn alô phải treo điện thoại Bản làng "đặc" đồng bào Dao sinh sống mà tôi muốn nhắc đến ấy là thôn Khe Pặn Ngọn, xã Châu Sơn, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Nơi đây chỉ cách trung tâm huyện Đình Lập gần 20km, nhưng người dân sống gần như tách biệt với thế giới bên ngoài, bởi vẫn còn nỗi buồn "4 không": Không điện, không đường...