19 quận, huyện Hà Nội ‘nới’ giãn cách, dân ra – vào thủ đô ra sao?
Hà Nội đang nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, vậy điều kiện nào để người dân có thể ra, vào thủ đô?
Hà Nội đã gỡ bỏ 39 chốt kiểm soát phân vùng. Tuy nhiên, 23 chốt kiểm soát người ra vào TP tại các cửa ngõ thủ đô vẫn hoạt động – Ảnh: PHẠM TUẤN
Theo công văn mới nhất từ UBND TP Hà Nội, từ ngày 16-9, 19 quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng từ ngày 6-9 (thời điểm thực hiện chỉ thị số 20 của TP Hà Nội) được nới lỏng giãn cách xã hội, mở lại một số loại hình dịch vụ, kinh doanh. Lực lượng chức năng sẽ không kiểm soát giấy đi đường của người tham gia giao thông ở những nơi này.
Vậy liệu người dân ở những quận huyện vùng xanh tại Hà Nội có được về quê, nếu được sẽ cần những thủ tục gì?
Sáng 18-9, Tuổi Trẻ Online đã liên hệ tới tổng đài 1022 – tổng đài do Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội mở ra để tiếp nhận thắc mắc, giải đáp cho người dân về dịch COVID-19 – để tìm hiểu thông tin.
“Nếu đi từ vùng xanh của Hà Nội, người dân chỉ cần giấy xét nghiệm RT-PCR âm tính, giấy tờ tùy thân và xác nhận của phường nơi người dân đang sinh sống là có thể về quê.
Tuy nhiên, người dân cũng nên lưu ý là tùy theo địa phương mà họ muốn trở về có quy định, yêu cầu như thế nào về việc tiếp nhận người từ Hà Nội. Hiện tại, mỗi tỉnh thành có quy định khác nhau về vấn đề trên”, nhân viên tổng đài 1022 giải đáp.
Người từ vùng đỏ, cam ở Hà Nội không được rời khỏi TP, vì theo chỉ thị số 20 từ UBND TP Hà Nội, các địa phương trên vẫn đang phải giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng, nên “ai ở đâu, ở yên đó”.
Hiện nay, 39 chốt kiểm soát phân vùng đỏ, vàng, xanh ở Hà Nội đã được tháo dỡ, tuy nhiên, 23 chốt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19 ở cửa ngõ thủ đô vẫn được duy trì.
Tại các chốt kiểm soát cửa ngõ này vẫn đang áp dụng kiểm soát người ra, vào TP theo văn bản số 2434/UBND-KT của UBND TP Hà Nội.
Theo đó, người vào Hà Nội đều phải có giấy tờ tùy thân, kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 3 ngày) và giấy đi đường hoặc giấy xác nhận ra, vào Hà Nội để thực hiện nhiệm vụ công vụ, chống dịch…
Những người đi khỏi TP trước ngày 24-7 (thời điểm ban hành chỉ thị số 17) muốn quay lại Hà Nội, người buôn bán hàng hóa thiết yếu từ các địa phương, tỉnh, thành khác vào Hà Nội cần chuẩn bị căn cước công dân, các loại giấy tờ chứng minh việc buôn bán, giấy xét nghiệm RT-PCR âm tính có giá trị trong vòng 3 ngày.
Hải Phòng, Quảng Ninh tiếp nhận người về từ Hà Nội như thế nào?
Ngày 18-9, lãnh đạo Sở Y tế TP Hải Phòng cho biết, đơn vị vừa ban hành hướng dẫn tạm thời biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với người từ các tỉnh, thành khác về thành phố sau khi UBND TP có công văn số 6459 ngày 14-9-2021, quy định tiếp tục thực hiện kiểm soát chặt chẽ người từ các tỉnh, TP vào Hải Phòng.
Video đang HOT
Người từ các địa phương không phải vùng dịch vào Hải Phòng mà không cần thực hiện các biện pháp theo dõi, cách ly thì phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính bằng phương pháp RT-PCR trong vòng 72 giờ (kể từ khi lấy mẫu) của các cơ sở xét nghiệm được Bộ Y tế cho phép (bao gồm các cơ sở xét nghiệm của Hải Phòng).
Người đến/về từ các địa phương đang áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 và các vùng đỏ, vùng vàng của TP Hà Nội khi vào Hải Phòng sẽ phải thực hiện cách ly tập trung 14 ngày tại các khách sạn hoặc cơ sở lưu trú do TP chỉ định, phải tự chi trả tiền lưu trú cùng các chi phí khác liên quan.
Người về từ các địa phương đang áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 và các vùng xanh của Hà Nội phải thực hiện nghiêm cách ly tại nhà 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm ngày thứ 14, nếu âm tính sẽ kết thúc việc cách ly.
Riêng đối với lái xe, phụ xe vận tải hàng hóa được sử dụng kết quả xét nghiệm SARS – CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ kể từ giờ lấy mẫu bằng phương pháp RT-PCR tại tất cả các cơ sở y tế đã được Bộ Y tế cho phép làm xét nghiệm (bao gồm cả Hải Phòng).
Kiểm soát có phần “chặt” hơn Hải Phòng dù gần 80 ngày không ghi nhận ca COVID-19 trong cộng đồng, UBND tỉnh Quảng Ninh chưa bỏ quy định người về tỉnh này phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR âm tính tối đa 48 giờ kể từ giờ lấy mẫu, và phải có giấy xác nhận đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19.
Lái và phụ xe tải, xe container chở hàng hóa liên tỉnh phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR âm tính tối đa 48 giờ kể từ giờ lấy mẫu, khuyến khích đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng COVID-19.
Người về từ các địa phương đang áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ thị 15 và 16 của Thủ tướng phải tiếp tục cách ly y tế có trả phí 14 ngày tại khu cách ly tập trung, sau đó cách ly tại nhà 7 ngày, trừ các trường hợp đặc biệt theo quy định.
Người đến Quảng Ninh trên phương tiện thủy nội địa phải có xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR âm tính không quá 72 giờ kể từ giờ lấy mẫu. Nếu vận chuyển hàng từ các tỉnh cách Quảng Ninh quá 72 giờ di chuyển thì khi đến các bến thủy nội địa, các cảng trên địa bàn tỉnh phải thực hiện xét nghiệm bổ sung bằng test nhanh trước khi tiếp xúc với người khác.
Nghệ An hỗ trợ xét nghiệm miễn phí công dân của tỉnh
Ông Dương Đình Chỉnh – giám đốc Sở Y tế Nghệ An – cho biết, tất cả trường hợp đi qua hoặc về lưu trú trên địa bàn tỉnh đều bắt buộc có giấy xác nhận kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 (bằng test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR) âm tính.
Nếu không có phiếu kết quả xét nghiệm hoặc kết quả đã qua 72 giờ (kể từ thời điểm lấy mẫu), yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên tại chỗ. Nghệ An sẽ hỗ trợ xét nghiệm miễn phí cho công dân người Nghệ An từ vùng dịch trở về lưu trú trên địa bàn.
Người về lưu trú tại Nghệ An chủ động phối hợp với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các địa phương để trao đổi thông tin, bố trí phương án đón về và cách ly phù hợp. Với vùng chỉ thị 16 thì phải cách ly tập trung, vùng chỉ thị 15 sẽ cách ly tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm vào ngày đầu và ngày cuối.
Với người từ vùng chỉ thị 19 và vùng không có dịch hoặc hoàn thành cách ly tập trung từ các địa phương khác cần đến trạm y tế địa phương khai báo y tế, tự theo dõi sức khỏe.
Hà Tĩnh yêu cầu cách ly 14 ngày
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Chí Thanh – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Tĩnh – cho biết đến thời điểm hiện tại, Hà Nội vẫn là địa phương đang thực hiện chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Chính vì vậy, người dân từ Hà Nội về Hà Tĩnh vẫn phải cách ly tập trung theo quy định hiện hành.
“Hiện tại Hà Nội có xác định một số vùng xanh, vùng đỏ để tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Nhưng cho tới nay Hà Nội vẫn đang thực hiện chỉ thị 16 nên người dân muốn về Hà Tĩnh phải cách ly tập trung 14 ngày và cách ly tại nhà 7 ngày như quy định”, ông Thanh cho biết.
Lúng túng dân nghĩ không cần giấy đi đường, công an bảo phải có
Nhiều người dân buộc phải quay về hoặc "cầu cứu" người ở nhà vì không có giấy đi đường để vào thành phố Vinh (Nghệ An) mặc dù các địa phương đã chuyển sang áp dụng Chỉ thị 15.
Sau gần một tháng quyết liệt chống dịch Covid-19 với Chỉ thị 16 và Chỉ thị 16 nâng cao, sáng 13/9, TP Vinh đã chuyển sang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15. Các địa phương lân cận như: Hưng Nguyên, Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò cũng chuyển trạng thái chống dịch sang Chỉ thị 15.
TP Vinh vẫn duy trì 14 chốt kiểm soát ở các cửa ngõ ra, vào thành phố và 29 điểm chốt nội đô để kiểm tra việc chấp hành các quy định ra đường trong điều kiện "bình thường mới" (Ảnh: Hoàng Lam).
Tuy nhiên, việc vào, ra thành phố vẫn được thắt chặt với 14 chốt cửa ngõ tiếp tục được duy trì. Trong đó giấy báo kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 là điều bắt buộc nhưng thời hạn giấy có hiệu lực từ 3 đến 7 ngày phụ thuộc vào số mũi tiêm vắc xin của từng trường hợp.
Người dân thực hiện khai báo y tế khi đi qua chốt bằng cách quét mã QR code (Ảnh: Hoàng Lam).
Anh Nguyễn Văn Nam (trú xã Hưng Tây, Hưng Nguyên, Nghệ An) là thợ điện nước, làm việc tại các công trình xây dựng ở TP Vinh. Sau thời gian tạm nghỉ việc, sáng nay anh quyết định vào thành phố để làm tiếp những công việc đang bị gián đoạn.
Người dân ra, vào thành phố bắt buộc phải có phiếu xét nghiệm SARS-CoV-2 có kết quả âm tính còn hiệu lực, giấy tờ tùy thân và giấy đi đường (Ảnh: Hoàng Lam).
"Tôi đi test và có giấy xét nghiệm âm tính đây rồi, có giấy tờ tùy thân cụ thể rõ ràng nhưng khi đến chốt thì lực lượng trực chốt thông báo cần phải có giấy đi đường do UBND xã cấp mới được vào TP Vinh. Tôi lên xã xin giấy thì lại được trả lời, đã xuống Chỉ thị 15 nên không cấp giấy đi đường nữa", anh Nam trình bày.
Tuy nhiên, không có giấy đi đường, anh Nam được bộ phận trực chốt trên Quốc lộ 46B (phân cách giữa xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên và xã Hưng Đông, TP Vinh) yêu cầu quay về bởi "đây là quy định".
Để ra, vào được TP Vinh, người dân cần lo đủ nhiều loại giấy tờ (Ảnh: Hoàng Lam).
Huyện Thanh Chương (Nghệ An) đang áp dụng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 19. Nghe tin TP Vinh nới lỏng các biện pháp giãn cách phòng, chống dịch Covid-19, chị Đinh Thị Cần (trú xã Thanh Yên, Thanh Chương) làm xét nghiệm để vào TP Vinh.
"Con gái tôi bị ốm, nằm bệnh viện điều trị lâu rồi. Mấy lâu nay bố cháu một mình chăm con trong viện nên nghe nói TP Vinh chuyển sang Chỉ thị 15 tôi quyết định xuống để thay cho anh ấy", chị Cần trình bày.
Người dân có thể trình các giấy tờ liên quan thông qua các ứng dụng trên điện thoại cùng giấy tờ tùy thân để lực lượng chức năng đối chiếu (Ảnh: Hoàng Lam).
Không có giấy đi đường nên chị Cần không được giải quyết qua chốt mặc dù lực lượng làm nhiệm vụ hết sức thông cảm. Trong khi đó, nếu chị Cần quay về quê để xin giấy thì phải mất 30-40 cây số.
"Chị gọi điện về nhà nhờ ai lên xã xin giấy rồi chụp ảnh gửi qua điện thoại cũng được", một cán bộ trực chốt gợi ý. Không nhờ được ai đi xin giấy hộ, điện thoại "cùi" không thể nhận được ảnh nên chị Cần đành phải quay về, lỡ hẹn với chồng và con gái.
Chị Đinh Thị Cần (trú huyện Thanh Chương, Nghệ An) không thể vào thành phố để thay chồng chăm con đang nằm viện (Ảnh: Hoàng Lam).
Tại chốt kiểm soát trên Quốc lộ 46 nối thị trấn Hưng Nguyên và xã Hưng Chính (TP Vinh), lưu lượng người và phương tiện qua chốt rất đông. Sau 30 phút thực hiện kiểm tra phiếu test, giấy đi đường của người dân thì phương tiện bị ùn ứ hai bên chốt. Trước tình huống này, lực lượng chức năng phải "xả chốt", chỉ kiểm tra phiếu xét nghiệm mà không kiểm tra giấy đi đường của người dân ra, vào thành phố để người dân kịp giờ làm việc.
Khi tình hình ùn ứ được giải quyết, lực lượng trực chốt tiếp tục kiểm tra giấy đi đường của người dân.
Hàng phương tiện nối dài chờ kiểm tra khi đi qua chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 để ra khỏi thành phố (Ảnh: Hoàng Lam).
Trao đổi với PV về thực tế này, ông Võ Khắc Hùng, Chánh văn phòng UBND TP Vinh, cho biết, địa phương không yêu cầu người dân phải xuất trình giấy đi đường khi ra vào thành phố.
"Anh em ở chốt nắm văn bản chưa kỹ. Tôi sẽ báo cáo với lãnh đạo thành phố chỉ đạo công an thành phố thông báo cho các chốt. Người dân ra vào thành phố chỉ cần xuất trình phiếu xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 và giấy tờ tùy thân để kiểm tra", ông Hùng cho hay.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...