19 công việc dọn dẹp bạn có thể tranh thủ làm chỉ mất vài phút
Trong khoảng thời gian chờ chiếc lò vi sóng của bạn làm nóng đồ ăn thì đây là 19 công việc dọn dẹp bạn có thể tranh thủ ngay tức khắc.
Ngày nay, rất khó để bạn nhận ra mình đã bỏ lỡ các khoảng thời gian nhiều tới như thế nào. Bởi lẽ nhiều người trong chúng ta, bất cứ lúc nào cũng có thể lấp đầy khoảng thời gian rảnh bằng chiếc điện thoại của mình.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cố gắng tận dụng vài phút đồng hồ để làm điều gì đó thực sự hữu ích cho ngôi nhà và không gian sống của mình.
Giống như một hạt mưa lấp đầy vào chiếc xô, sử dụng thời gian một cách khôn ngoan có thể giúp ngôi nhà của bạn sạch sẽ hơn gấp nhiều lần.
19 công việc dọn dẹp trong tích tắc chỉ mất của bạn vài phút đồng hồ khi chờ lò vi sóng quay. Và dưới đây là những công việc cụ thể giúp bạn tận dụng tối đa thời gian bạn đang có.
2. Chà bồn rửa bát.
4. Thu gọn những bọc rác.
5. Làm sạch mặt bếp.
6. Thu dọn những mảnh vụn bánh mì bị bắn ra.
Video đang HOT
7. Lấy thức ăn thừa, cũ ra khỏi tủ lạnh.
8. Rửa bát đĩa bẩn trong bồn rửa chén.
9. Làm sạch hoàn toàn một thiết bị nhỏ hoặc máy đánh trứng.
10. Sắp xếp lại các hộp gia vị.
11. Lau sạch các cửa tủ.
12. Sắp xếp lại các gói trà và cà phê trong bếp.
13. Lấy mọi thứ ra khỏi ngăn kéo, lau sạch và đặt lại mọi thứ vào đúng vị trí cũ.
14. Bỏ các chồng phiếu giảm giá đã sử dụng trong ngăn kéo vào thùng rác.
15. Lau sạch vòi nước của bạn.
16. Dọn dẹp quầy bếp.
17. Làm sạch bình đựng nước trong tủ lạnh.
18. Rửa sạch chai nước của bạn.
19. Giặt sạch giẻ rửa bát.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tự đề xuất thêm các công việc mới để tối đa hóa khoảng thời gian chờ đợi này để sử dụng chúng một cách có ích nhất.
Theo Nhịp sống Việt
9 sự thay đổi nhỏ sẽ giúp bạn biến hóa toàn bộ không gian sống một cách ngoạn mục
Đôi khi chỉ với một vài thay đổi cơ bản là bạn đã có thể biến hóa căn nhà của mình để tạo nên những không gian tối đa cho việc sử dụng và sắp xếp đồ đạc.
1. Loại bỏ những thứ không cần thiết
Có thể bạn sẽ cảm thấy lãng phí khi loại bỏ đồ đạc chỉ vì bạn không thích nó, và bạn suy nghĩ đến việc giữ chúng lại vì sẽ có ngày dùng đến. Nhưng đó là suy nghĩ không đúng. Nếu bạn vẫn có thể sinh hoạt và làm việc mà không cần dùng đến nó điều đó có nghĩa là việc loại bỏ nó là điều hoàn toàn đúng đắn và hãy dành không gian trống đó cho những đồ vật mà bạn thực sự cần.
2. Chỉ giữ lại món quà thực sự có ích
Bạn băn khoăn giữa lựa chọn giữ lại món quà mà bạn được tặng nhưng không dùng đến nó và việc loại bỏ nó nhưng lại tiếc vì đây là món quà mà bạn được tặng. Vậy câu trả lời là hãy chỉ giữ lại những món quà thực sự có ích và bạn cần dùng đến nó, nếu không bạn có thể loại bỏ nó hoặc đem tặng lại cho người thực sự cần, đừng băn khoăn vì khi được nhận món quà là bạn đã nhận được sự quan tâm và tình yêu của người tặng rồi.
3. Nhà của bạn không phải là nơi lưu trữ đồ vật
Thay vì việc lưu giữ tất cả các món đồ trong căn nhà cả năm trời, và tất nhiên sẽ có nhiều món đồ bạn chỉ cất giữ vì mục đích không cần thiết như: vì nó đẹp, vì nó là món quà mà bạn được nhận từ ai đó,...Giờ đây bạn có thể yên tâm dọn dẹp chúng để giúp cho ngôi nhà trở nên thoáng đãng và tiết kiệm được nhiều không gian tiện ích hơn.
4. Bắt tay ngay vào việc dọn dẹp tủ quần áo và khu vườn
Quần áo là đồ vật vô tri, nhưng nếu có, chúng có thể nói với bạn rằng chúng ghét bị xô vào phía sau tủ quần áo và không bao giờ được sử dụng. Những bộ quần áo mà bạn cất kỹ vào ngăn tủ, những chậu cây trống không trong vườn, giờ đây đã đến lúc bạn bắt tay vào dọn dẹp chúng. Loại bỏ đi những thứ bạn không cần và sắp xếp gọn gàng những đồ có mục đích sử dụng vậy là bạn sẽ không phải đau đầu về chiếc tủ quần áo chật chội không có không gian trống hay khu vườn với những chậu cây trống rỗng nhà bạn nữa.
5. Chỉnh sửa lại đồ dùng trong gia đình nhà bạn
Có những đồ vật vô cùng có giá trị của nhà bạn lại được xếp lẫn lộn trong những đồ vật mà bạn không yêu thích hay không thường xuyên sử dụng, điều đó chỉ làm bạn lãng quên đi những món đồ giá trị kia và không bao giờ sử dụng đến chúng. Việc bây giờ là bạn hãy bắt tay ngay vào việc sắp xếp lại toàn bộ đồ vật trong nhà, bỏ đi hoặc tặng đi những món đồ không có giá trị sử dụng và giữ lại những món đồ có giá trị và sử dụng chúng một cách hợp lý nhất.
6. Sự bừa bộn lấy đi rất nhiều thời gian
Để đồ đạc trong gia đình một cách lộn xộn chỉ khiến cho bạn mất thời gian vào việc tìm kiếm mỗi khi bạn cần đến nó. Hãy sắp xếp đồ vật trong gia đình bạn theo một thứ tự, vị trí nhất định, hãy chắc chắn là bạn đã ghi nhớ vị trí của mỗi món đồ để không lãng phí thời gian quý báu của bạn cho việc đi tìm nó.
7. Giữ món đồ kỷ niệm trong thời gian dài chưa hẳn là cách hay
Chỉ vì đây là chiếc áo bạn có từ thời đại học, nó gắn liền với rất nhiều kỷ niệm của bạn nên bạn vẫn giữ gìn nó một cách cẩn thận, nếu đây là lý do duy nhất cho việc bạn vẫn lưu giữ nó thì tốt nhất là bạn hãy loại bỏ nó để tiết kiệm không gian và đỡ làm tủ đồ của bạn chật chội, bừa bộn. Lưu giữ kỷ niệm trong tâm trí bạn là cách tốt nhất để kỷ niệm được bền lâu.
8. Bỏ ngay thói quen giữ lại đồ mà bạn định bán
Nếu tủ quần áo của bạn bị nhồi nhét bởi những thứ bạn có dự định bán đi, hãy tự hỏi mình hai điều: Một, khi nào bạn sẽ thực sự làm điều đó? Và hai, không gian chiếm dụng của chúng trong tủ đồ của bạn có đáng để bạn giữ nó lại. Thay vì việc giữ chúng lại vừa chật tủ và không xác định được thời gian, giá cả mà chúng nó có, bạn có thể bắt tay vào dọn dẹp và quyên góp những món đồ bạn định bán đó đi.
9. Tập thói quen vứt bỏ những thứ không cần thiết
Dọn dẹp lại mọi thứ và tạo nên khoảng không gian cho những món đồ mới là điều nên làm thay vì cứ cố giữ lại mọi thứ và luôn băn khoăn về việc sắp xếp vị trí cho chúng. Hãy thật chính xác để đưa ra những quyết định hợp lí về việc cất giữ đồ đạc trong nhà của bạn. Dọn bỏ cái không còn giá trị sử dụng và thay thế nó bằng những món thật sự có giá trị đi nào.
Theo apartmenttherapy/Nhịp sống Việt
Không mai đào tốn kém, mẹ Hà Nội vẫn dọn căn nhà tinh tươm, lúc nào cũng là Tết Cả 2 vợ chồng cùng nhau dọn nhà đón Tết nên ngày Tết đối với chị Thảo Nguyên vô cùng nhẹ nhàng. Nó giúp gia đình chị gắn kết nhau hơn. "Xây dựng một không khí gia đình, một tinh thần thật thoải mái thì làm gì cũng hăng say". Đó là kinh nghiệm của chị Thảo Nguyên mỗi khi Tết đến Xuân...