18,6 tỉ USD ‘bay hơi’ vì cổ phiếu rớt giá bí ẩn
Chỉ trong 24 phút, 18,6 tỉ USD giá trị thị trường của công ty sản xuất thiết bị năng lượng mặt trời Hanergy Thin Film (Trung Quốc) biến mất. Các nhà phân tích và đầu tư tỏ ra rất bất ngờ và công ty này cũng lập tức tạm ngừng giao dịch.
Cổ phiếu hãng Hanergy Thin Film vừa đột ngột giảm khiến công ty này mất gần nửa giá trị thị trường chỉ trong 24 phút – Ảnh: Reuters
Bloomberg hôm 20.5 đưa tin 18,6 tỉ USD trên tương đương với 47% giá trị thị trường của Hanergy Thin Film và buộc công ty này tạm ngừng giao dịch. 20.5 cũng là ngày công ty này tổ chức đại hội cổ đông hằng năm tại Hồng Kông.
Hanergy Thin Film thuộc sở hữu của tỉ phú Li Hejun, người từng soán ngôi giàu nhất Đại lục của Jack Ma – ông chủ tập đoàn thương mại điện tử Alibaba, trong năm nay. Phát ngôn viên công ty cho biết ông Li Hejun không có mặt tại đại hội hôm 20.5.
Nhà hoạt động vì quyền lợi cổ đông David Webb nói: “Giám đốc của các công ty niêm yết đều tham gia sắp xếp ngày đại hội cổ đông. Do đó, họ nên có mặt. Việc chủ tịch của một công ty Đại lục không hiện diện ở Hồng Kông để tham dự đại hội cổ đông đặt ra nhiều nghi vấn”.
Video đang HOT
Bloomberg cho hay giá trị cổ phiếu hãng Hanergy Thin Film sụt giảm đột ngột là rất bất ngờ và không thể giải thích nổi, hệt như khi nó đi lên.
Cổ phiếu hãng Hanergy Thin Film đã tăng gấp 6 lần trong năm qua mặc cho vẫn có nhiều nghi vấn từ các nhà phân tích và đầu tư về nguồn doanh thu của công ty. Điều này khiến cổ phiếu Hanergy có giá trị hơn cả công ty Sony của Nhật Bản và có giá hơn khoảng bảy lần so với First Solar – công ty thiết bị năng lượng mặt trời lớn nhất nước Mỹ.
Reuters hôm 20.5 cho hay Ủy ban Chứng khoán và ủy thác tương lai Hồng Kông đã điều tra về việc thao túng thị trường đối với cổ phiếu hãng Hanergy Thin Film trong vài tuần qua.
Hồi tháng 1, tờ The Financial Times có bài điều tra về cách kế toán “lạ thường” của hãng này. Cuối tháng 2, báo cáo của các nhà phân tích thuộc hãng môi giới và đầu tư CLSA Thị trường châu Á – Thái Bình Dương ở Hồng Kông cũng đưa ra nhiều hoài nghi, cho rằng chứng khoán của Hanergy Thin Film được thổi phồng quá mức.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Phép thử cho ASEAN
Myanmar phủ nhận họ là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng di cư tại Đông Nam Á
Cuộc khủng hoảng người di cư từ Myanmar và Bangladesh đang trở thành bài toán khó đối với ASEAN cũng như thử thách thiện chí của cộng đồng quốc tế đối với Myanmar.
"Những năm gần đây, nhiều tin tức không mấy tốt đẹp đã vượt khỏi lãnh thổ Myanmar, như các vụ bạo động chống Hồi giáo. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ của Myanmar với phương Tây" - ông Richard Horsey, nhà phân tích chính trị tại TP Yangon - Myanmar, nhận định với báo The Straits Times hôm 18-5.
Một người di cư được cứu vào cuối tuần trước ở TP Langsa, tỉnh Aceh - Indonesia Ảnh: AP
Theo lời một nhà phân tích của Bangladesh giấu tên, Myanmar còn đối mặt với sức ép từ một số nước thành viên ASEAN khác. Hồi tuần trước, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Malaysia Wan Junaidi Tuanku Jaafar tuyên bố: "Chúng ta cần gửi một thông điệp mạnh mẽ đến Myanmar rằng họ phải đối xử có tình với người dân mình".
Phó Thủ tướng Malaysia, ông Tan Muhyiddin Yassin, cũng phàn nàn: "Trách nhiệm của chính phủ Myanmar là gì?... Liệu có bất cứ khía cạnh nhân đạo nào để họ tự giải quyết vấn đề này trong nội bộ không?". Ông Yassin nói thêm rằng không nên để các nước thành viên khác của ASEAN phải chịu gánh nặng này. Chưa hết, trong một cuộc phỏng vấn mới đây, cựu Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nhận định: "Người Thái có dính líu đến nạn buôn người nhưng rõ ràng xuất phát điểm của khủng hoảng là từ một nước khác"...
Ông Charles Santiago, thành viên quốc hội Malaysia, viết trên nhật báo Jakarta Postvào cuối tuần trước rằng sự cần thiết phải có hành động phối hợp giữa các nước trong khu vực là điều quá rõ ràng. Song song đó, Mỹ cho biết sẽ tiếp tục theo dõi tình hình di cư tại Myanmar và duy trì một số biện pháp trừng phạt đối với nước này.
Myanmar cho đến giờ vẫn phủ nhận họ là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng trên với lập luận không phải tất cả người di cư đều là người Rohingya Hồi giáo. Tuy nhiên, trong dấu hiệu cho thấy sự nhượng bộ, Bộ trưởng Thông tin Myanmar Ye Htut nói hôm 18-5: "Thay vì đổ hết lỗi cho Myanmar, các nước trong khu vực cần chung tay giải quyết khủng hoảng".
Người Rohingya Hồi giáo đang là trọng tâm của cuộc khủng hoảng di cư. Myanmar gọi họ là "người Bengal" và khẳng định họ nhập cư trái phép từ Bangladesh. Ở bang Rakhine nghèo khó, hơn 100.000 người Rohingya đang sống trong cảnh tạm bợ và cư dân bản địa không hài lòng khi bị họ tranh giành việc làm và nguồn tài nguyên. "Nhiều người không có lựa chọn nào ngoài việc ra khơi, ấp ủ hy vọng về một cuộc sống tốt hơn" - nhà phân tích Bangladesh nói.
Tuy nhiên, những gì diễn ra gần đây vạch trần cơn ác mộng đối với người di cư bị bọn buôn người bỏ rơi trên biển. 3 người đàn ông vừa được cứu sống ngoài khơi Indonesia kể với đài BBC về cuộc chiến sinh tồn khốc liệt trên chiếc thuyền trôi dạt. Vì tranh nhau chút thực phẩm còn sót lại, nhiều người đã bị đâm, bị treo cổ hoặc ném xuống biển khiến khoảng 100 người bỏ mạng.
Người nhập cư tại tỉnh Aceh - Indonesia. Nguồn: Reuters
Huệ Bình
Theo_Người lao động
Nổ tại nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ Một lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Indian Point tại Buchanan (New York, Mỹ) đã ngừng hoạt động sau khi một máy biến thế bị nổ và bốc cháy ngày 9.5. Cột khói bốc lên từ nhà máy điện hạt nhân Indian Point tại Buchanan (New York, Mỹ) ngày 10.5 - Ảnh chụp màn hình RT Entergy Corp., công ty...