18 tuổi, em có thể từ chối cuộc hôn nhân do cha mẹ chỉ định được không?
Học hết lớp 9, gia đình nghèo khó nên em phải nghỉ học đi làm. Hiện em vừa tròn 18 tuổi, ba mẹ chuẩn bị gả em cho một người con trai. Nhưng em muốn từ chối cuộc hôn nhân sắp đặt này.
Hỏi: Em 18 tuổi, là người dân tộc thiểu số ở Gia Lai. Học hết lớp 9 vì gia đình nghèo khó nên em phải nghỉ học đi làm kiếm tiền. Hiện em vừa tròn 18 tuổi, ba mẹ chuẩn bị gả em cho một người con trai thông qua mai mối trong làng. Nhưng em không biết anh ấy là ai và không muốn kết hôn. Em có thể làm gì để ngăn cản việc gia đình bắt ép em cưới anh ấy?
K ‘Bleng Hơ (Gia Lai)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào bạn.
Khoản 2, điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:
“Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;…”.
Video đang HOT
Khoản 1, điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định về điều kiện kết hôn, đó là:
“Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”.
Đồng thời, điều 181 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cản trở ly hôn tự nguyện như sau: “Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành , ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.”
Ảnh minh họa
Trường hợp của bạn, gia đình bắt ép bạn phải cưới người mà bạn không hề quen biết và không có tình cảm. Đây là hành vi vi phạm điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể vi phạm điều kiện việc kết hôn phải do người nam và người nữ tự nguyện quyết định. Hơn nữa, hành vi trên của gia đình bạn đã xâm phạm đến sự bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình theo luật định.
Do đó đối với trường hợp của bạn là không đủ điều kiện để được đăng ký kết hôn. Ngoài ra, nếu việc cưỡng ép bạn kết hôn của gia đình bạn có những hành vi như hành, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác thì có thể cấu thành tội phạm theo Bộ luật Hình sự.
Như vậy, bạn có thể giải thích cho gia đình hiểu về điều kiện được kết hôn, những hành vi vi phạm đến Luật Hôn nhân và gia đình, đồng thời các chế tài có thể áp dụng đối với hành vi cưỡng ép kết hôn. Trường hợp gia đình bạn vẫn tiếp tục cưỡng ép bạn kết hôn, bạn có thể làm đơn khởi kiện đến tòa án hoặc đơn tố cáo hành vi tới công an.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn Luật sư TP.HCM)
Theo phunuonline.com.vn
Người phụ nữ độc thân chuyển nhà trọ, nửa đêm mất điện có giọng trẻ con gõ cửa liền bật khóc "Cô cám ơn"
Hân là cô gái độc thân sáng giá - Đây là lời nhận xét của bạn bè dành cho cô.
Hân 27 tuổi, ngoại hình cao ráo, xinh xắn, lại công việc ổn định nhưng vẫn chưa lập gia đình. Đơn giản, cô vẫn còn luyến tiếc cuộc sống độc thân, dự định vui chơi tự do thêm vài năm nữa rồi mới tính đến chuyện lấy chồng.
Mới đây, Hân mới chuyển sang chỗ ở mới. Đây là một căn phòng nhỏ khang trang, sạch sẽ, rộng hơn 20 mét vuông, cô chuyển đến đây để tiện đường đi làm. Hàng xóm mới của Hân là một gia đình nghèo, chỉ có một góa phụ và đứa con trai mới lên 7 tuổi.
Ảnh minh họa.
Đêm hôm đó, cũng chính là đêm đầu tiên Hân ở lại căn phòng mới này, đến khoảng 11 giờ đêm thì bỗng dưng mất điện. Trời bỗng dưng tối om khiến Hân hoảng hốt. Tuy nhiên, cô nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, bật đèn điện thoại ra kiểm tra chốt cửa cẩn thận rồi định bụng lên giường đi ngủ.
Mới đặt mình nằm xuống chưa ấm chỗ, Hân bỗng nghe tiếng gõ cửa dồn dập. Hân lúc đầu còn cảnh giác, nhưng khi nghe tiếng trẻ con liên tục gọi 'Dì ơi, dì ơi', Hân nhận ra đó là cậu bé nhà bên cạnh.
Ảnh minh họa.
Đến khi mở cửa, Hân chỉ thò đầu ra, cậu bé thấy thế lo lắng hỏi:
- Dì ơi, dì có nến trong nhà không?
Nghe xong câu hỏi, Hân bỗng dưng nhăn mặt nghĩ thầm: 'Có phải gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có? Trả lời 'có' chắc chắn sẽ đòi xin xỏ, có khi lần sau còn quen thói...'
Do đó, Hân khịt mũi với đứa trẻ và nói:
- Không!
Ngay khi cô chuẩn bị đóng cửa, đứa trẻ tội nghiệp nở nụ cười và nói:
- Cháu biết ngay là dì không có mà. Sau đó, thằng bé lấy ra hai cây nến và nói: Mẹ cháu sợ dì ở một mình, lại ngày đầu đến đây có lẽ sẽ sợ, nên bảo cháu mang nến sang cho dì.
Ảnh minh họa.
Nhìn đứa bé cười toe toét, nụ cười đầy ngây thơ trong sáng mà Hân xấu hổ vô cùng. Cô liên tục tự trách mình, xúc động rơi nước mắt và ôm chặt lấy đứa trẻ: 'Dì cám ơn'.
BHCS: Không nên dựa vào cái nhìn khách quan, phiến diện mà đánh giá hành động, con người người khác. Nhiều khi, những gì họ làm khác hẳn mới thứ lúc đầu chúng ta thấy.
"Mẩu truyện ngắn sáng tác nhằm đưa đến độc giả những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống, con người và cách đối nhân xử thế trong xã hội"
Tiểu Long
Theo kenhsao.net
Tôi muốn bỏ công việc để chạy theo tiếng gọi tình yêu Đó là công việc tôi yêu thích, nhưng nếu tiếp tục công việc đó, tôi sẽ không thể ở bên cạnh người tôi yêu... Ảnh minh họa Tôi và bạn trai cùng quê, chúng tôi học cùng lớp những năm cấp 3, lên đại học hai đứa vẫn giữ liên lạc và rồi yêu nhau. Suốt 4 năm đại học, nhờ có anh...